Trang liên kết chính
▼
1/6/11
Nhà khoa học Lúa lai
PGS - TS NGUYỄN THỊ TRÂM - NGUYÊN PHÓ VIỆN TRƯỜNG VIỆN SINH HỌC NÔNG NGHIỆP
LUAGAO - Sinh ra và lớn lên ở thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - người con của mảnh đất này đã dùng sự kiên trì đáng khâm phục của mình để góp phần mang lại những thành công lớn trong ngành nghiên cứu khoa học nước nhà. Đó là PGS - TS Nguyễn Thị Trâm nguyên giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp, nguyên Phó Viện trường Viện Sinh học Nông nghiệp.
Trở thành kỹ sư nông nghiệp năm 1968, PGS - TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm của Bộ Nông nghiệp cho đến năm 1980. Ở đây, với việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa, cô đã cùng đồng nghiệp chọn tạo thành công các giống lúa như: NN8 -388, NN23, NN9, NN10, NN75-6. Tất cả các giống lúa này đều được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, trong đó giống lúa NN75-6 đã đem lại cho cô bằng tác giả sáng chế năm 1984.
Trong thời gian đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài trong 4 năm từ năm 1980 đến 1984 cô Trâm đã mang về tấm bằng góp thêm vào học vị của mình với việc thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu lúa lùn và sử dụng lúa lùn trong chọn tạo giống lúa thâm canh” tại Đại học Nông nghiệp Kuban và Viện Nghiên cứu Lúa toàn Liên Xô, Thành phố Kratsnodar ( Liên Xô cũ).
Sau khi về nước, trở thành Tiến sĩ Nông nghiệp PGS - TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại trường Đại học Nông nghiệp 1. Cô làm cán bộ giảng dạy các bộ môn Di truyền – chọn giống Khoa Nông học của trường. Thời gian này cô Trâm đã cống hiến rất nhiều tâm lực của mình trong việc nghiên cứu, giảng dạy cũng như hướng dẫn các sinh viên làm đề tài tốt nghiệp. Trong số đó có rất nhiều tiến sĩ và thạc sĩ bảo vệ thành công luận án của mình và được tốt nghiệp với những tấm bằng loại ưu. Bên cạnh đó cô còn viết các giáo trình và sách tham khảo cùng giáo trình bài giảng cho cao học các chuyên ngành Trồng trọt, chọn giống. Cùng các đồng nghiệp, cô đã nghiên cứu chọn tạo thành công các giống lúa thuần như nếp thơm 44, tẻ 256, ĐH 104 và được đưa ra sản xuất.
Làm phó Viện trưởng viện sinh học Nông nghiệp và Trưởng phòng nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai tại trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội cho đến năm 2004 cô Trâm lĩnh sổ lương hưu trí. Sau khi nghỉ hưu cô vẫn muốn góp thêm sức lực và trí tuệ của mình để phục vụ cho ngành nghiên cứu khoa học nước nhà nên cô đã nhận lời mời tiếp tục làm Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai, và tiếp tục nghiên cứu để tạo ra các giống lúa mới. Viết thêm những tài liệu và giáo trình để phục vụ giảng dạy và hướng dẫn cho các học viên thực tập tốt nghiệp kiêm hướng dẫn nghiên cứu sinh…
Mười tỉ đồng, một giống lúa, và mười bảy năm nghiên cứu lúa lai. Nhìn cảnh cô Trâm đếm từng hạt lúa, bạn sẽ thấy 10 tỉ đồng chuyển giao công nghệ không hề nhiều. Trong chương trình Người đương thời, bạn sẽ được nghe cô Trâm tiết lộ bí quyết lúa lai của Việt nam. Và quan trọng hơn, bạn sẽ biết bí quyết thành công của cô: đó là đầu tư thời gian, và không bao giờ bỏ cuộc.http://www.blogger.com/img/blank.gif
Được đăng bởi NGUYỄN CHÍ CÔNG
LÚA GẠO, CÂY LƯƠNG THỰC
Hát về cây lúa hôm nay - Nhạc và lời Hoàng Vân, trình bày Đan Trường
Báo cáo "Chọn tạo và sản xuất giống lúa lai góp phần giữ vững an ninh lương thực ở miền Bắc Việt Nam " tham luận của cô Nguyễn Thị Trâm trình bày tại Hội thảo "Định hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai tại Việt Nam 2011-2020" do Bộ Nông nghiệp &PTNT chủ trì tại VAAS , Hà Nội ngày 8.6.2011 đownload tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét