Trang liên kết chính
▼
31/8/11
Lũ đẹp và sạ ngầm lúa sau lũ
CÂY LƯƠNG THỰC. Lũ đẹp là tản văn hay của anh Chu Nhạc. "Con đường từ Long Xuyên đi Châu Đốc, rồi bẻ quẹo đi Núi Sam, Nhà Bàng, Tịnh Biên, Tri Tôn, bên sông, bên đồng, mênh mông nước. Lũ đẹp, cụm từ ấy luôn được lặp đi lặp lại trên miệng người xứ sở này. Lũ đẹp, niềm vui hiện rõ trên gương mặt mọi người . Bên dưới mặt đất đồng bằng là túi phèn tiềm tàng. Ấy vậy, năm nào lũ lớn lũ đẹp, không những nhiều tôm cua cá về theo nước, mà thêm phù sa màu mỡ, đồng ruộng được thau chua rửa mặn. Ngược lại, lũ nhỏ, vụ sau mất mùa... Bao đời nay đã thế, và bây giờ cũng không mấy khác. Kỹ thuật canh tác cao cũng chỉ giúp được con người ta phần nào thôi, bởi thiên nhiên có những quy luật riêng của mình. Hôm chia tay Miền Tây, máy bay cất cánh từ sân bay Trà Nóc, Cần Thơ. Đồng bằng sông Cửu Long trắng trời nước, từ cửa sổ máy bay nhìn xuống, thấp thoáng những mái nhà, những hàng dừa xanh... Lũ đẹp !..."Phải là người từng trãi nghề nông và miền Tây mới hiểu thau chua, rữa phèn, sống chung với lũ, né lũ, lũ đẹp và sạ ngầm lúa trên đất phèn sau lũ. ĐBSCL có 1,6 triệu ha đất phèn, đặc biệt vùng đất phèn nặng do địa hình trũng, nước rút chậm nên áp dụng phương pháp sạ ngầm trong tháng 12 để sạ sớm hơn 2-3 tuần so với chờ nước rút cạn sạ ướt gác sang tháng 1. Kỹ thuật sạ ngầm lúa trên đất phèn sau lũ ở vùng Tây Nam Bộ có ý nghĩa tương tự như kỹ thuật trồng ngô đông, khoai lang đông trên đất ướt ở miền Bắc Việt Nam có lợi là "cướp thời vụ", chi phí nhẹ, năng suất cao hơn so với gieo muộn. Mười điểm lưu ý khi sạ ngầm lúa sau lũ ở ĐBSCL là những kinh nghiệm rất quý ở Tây Nam Bộ.
Tôi nghe lần đầu các chữ “lũ đẹp” cùng với “né lũ ” “dưới đáy đại dương là ngọc” và “chưa kỹ đậu con, đừng vội làm sư” là từ bác Năm Hoằng, bố của chị Ba Sương. Hiện nay, tôi vẫn còn giữ cái máy điện thoại di động bác tặng cho từ thuở bác nói với tôi rằng thích “đi chân đất, đầu đội trời, nói lời hay, làm việc tốt” . Chuyện hay là vậy mà thấm thoắt đã trên 15 năm rồi. Cha con của hai người anh hùng, thì người đã chết không thể đội mồ ngồi dậy để biện minh cho quyết sách lập “quỷ đờì sống” là đúng hay sai trong quá khứ, người thì ngồi tù sau khi đã nhận tống đạt kết luận điều tra. Trận lũ lớn tràn qua như trận lũ của các bác Lê Huy Ngọ, Nguyễn Quang Hà có phù sa được bồi là lương tâm xã hội được thức tỉnh. Anh Chu Nhạc trong cái hôm đi từ Cần Thơ lên An Giang, … có nhớ về xe ngựa Bảy Núi vậy có bùi ngùi khi ngang qua Nông Trường Sông Hậu? Lũ đẹp, sạ ngầm, mùa cá linh, bông điên điển, Thất Sơn, Cửu Long … đất và người phương Nam ấn tượng biết mấy ?
Mười điểm lưu ý khi sạ ngầm lúa trên đất phèn sau lũ
1. Điều kiện đầu tiên để áp dụng phương pháp sạ ngầm là: Nước trong, như vậy không phải vùng nào cũng sạ ngầm được, vùng có ưu thế để sạ ngầm là: Vùng đất phèn, đặc biệt là vùng đất phèn nặng (chất phèn sẽ làm lắng phù sa và làm cho nước trong nhanh).
2. Chỉ khi nước rút lộ bờ mới được sạ, bà con nông dân cần củng cố bờ vùng, bờ thửa và hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng cho tốt.
3. Mực nước lúc sạ: Từ 20-40cm là phổ biến nhất. Địa hình cao, nước rút nhanh có thể sạ ở mức 40cm. Địa hình trũng, nước rút chậm, có thể chờ nước rút đến 15-20 cm mới sạ. Nói chung canh chiều cao mực nước cũng chưa đủ, cần canh tốc độ nước rút sao cho sau khi sạ 2 tuần, cây lúa mọc khỏi mặt nước là sạ ngầm thành công. Sạ ở mức nước quá thấp <10 cm, dưới sức nóng mặt trời, nung lớp nước trên ruộng sẽ quá nóng, luộc mầm, lúa chết. Sạ ở mức nước quá cao (>50cm) cây lúa nằm lâu trong nước sẽ yếu về sau đẻ chồi kém và cho năng suất rất kém.
4. Đóng tất cả cống bọng lại trước lúc sạ để:
- Tránh tạo dòng chảy, nếu có dòng chảy sẽ làm nước đục và cây lúa mới mọc quá yếu sẽ ngã rạp theo dòng chảy hư lúa.
- Tránh cua cá ốc từ bên ngoài ruộng lúa vào ăn mầm của hạt giống.
5. Cần tiến hành lồng trục 2 lần (nếu được là 3 lần) trước khi sạ (để có lớp đất mặt tơi, nhuyễn) và vơ cỏ thật sạch. Nếu còn xác cỏ trên ruộng lúa, hạt giống sẽ nằm trên cỏ và sẽ bị nổi về sau.
6. Giống lúa: Chỉ được phép ngâm ủ "búp" vừa nứt nanh trắng, có nghĩa là không để ra mầm ra rễ quá dài (sạ xuống dễ bị nổi). Kỹ thuật ngâm ủ là: Ngâm 24-36 giờ, ủ 36 giờ là đủ (cướp ngót), nhớ ủ ấm, đảo đều. Lượng giống cho sạ ngầm (giống tốt: 140-160 kg/ha) cao hơn khuyến cáo cho sạ gác (100-120 kg/ha).
7. Nên bón lót phân lân nung chảy: Ninh Bình hoặc Văn Điển (400 kg/ha) là rất tốt (về sau sẽ bớt lượng phân DAP). Sạ ngầm tuyệt đối không dùng phân lân dễ tan khi cây lúa còn nằm trong nước (cấm dùng DAP, Super lân Lâm Thao, Super Lân Long Thành khi cây lúa còn nằm trong nước). Sau khi cây lúa ló lên khỏi mặt nước mới được phép bón các dạng lân dễ tan.
Biện pháp trộn giống (búp) với lân nung chảy nên khuyến cáo: Tỷ lệ trộn 1:1, cách làm: Bao giống sau khi ủ nứt nanh trắng mang nhúng xuống nước, xách lên, nước đang chảy ròng ròng, trải mỏng hạt giống ra và khui bao lân nung chảy dạng bột, rắc phân lân nung chảy lên và trộn đều, trộn xong đến đâu, mang gieo ngay đến đó. Lượng phân lân còn lại (của tổng số 400 kg/ha) sẽ được tiếp tục bón lót xuống ruộng. Biện pháp áo lân hạt giống cùng với việc đóng tất cả cống bọng lại sẽ hạn chế rất lớn tác hại của cua cá ốc (sạ ngầm với cách này không dùng nông dược để diệt cua cá ốc)
8. Sau khi sạ xong, hạn chế tối đa người và gia súc lội xuống ruộng (lội xuống làm nước đục, chết lúa)
9. Nên bón urê để thúc mầm từ 1-3 ngày sau sạ: Lượng từ 20-50 kg/ha (tùy độ đục của nước).
10. Trong trường hợp nước quá đục: Mực nước <20 cm cây lúa từ từ sẽ mọc lên. Nếu mực nước >20cm cần tiến hành đặt máy bơm 2 góc ruộng, bơm với lưu lượng vừa phải (tránh dụm lúa, nổi lúa) để loại bỏ lớp nước đục (sau đó nước mội sẽ xì lên và có độ trong hơn).
Theo www.nongnghiep.vn
Hình suốt lúa ở Cao Lãnh và ở Miên
hoangkimvietnam said
Chào Cao Nguyên em gái Nam Bộ. Đến thăm em dòm trộm em đang mãi miết chụp hình suốt lúa. Trời xanh thiệt....Hình chụp đẹp và nét thiệt... Em thì chụp hoài còn anh thì coi hoài và nghe nhạc hoài không chán. Anh ngó đi ngó lại cô Út em chụp đến ba bốn tấm hình mà không rõ mặt. E cũng đừng nên nhìn rõ làm chi mà chỉ nên nhạt nhòa như vậy, như biết bao đứa em, đứa cháu , đứa học trò lam lũ theo cái nghiệp nhà nông "Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẽo thơm một hột đắng cay muôn phần" ... Vậy mà cứ vô tư đi em, như thằng nhỏ hai lúa và như bài hát này. Hay lắm. Anh xin em rinh bài này về trang http://cayluongthuc.blogspot.com Anh cũng có mấy tấm ảnh suốt lúa ở Miên nhưng không đẹp và không ngộ bằng của em"
caonguyenbui wrote:
Thầy Kim tự nhiên rinh về đi. Thực ra thì CNB tính chụp rõ mặt cô gái hứng lúa, mà nghĩ đem hình người ta lên mạng thì không được, nhạt nhòa vậy biết đâu lại hay.....
Nghe nhạc ngày mùa và xem phóng sự ảnh suốt lúa của Bùi Cao Nguyên tại đây
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC, CÂY LƯƠNG THỰC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét