Trang liên kết chính

22/8/11

Triển vọng canh tác lúa Nhật cho các nước châu Á



CÂY LƯƠNG THỰC. Việc lai tạo giữa giống lúa tiên Indica vùng nhiệt đới với giống lúa cánh Japonica vùng cận nhiệt đới và ôn đới đã tạo nên những đột phá nâng cao năng suất lúa, tăng tính chống chịu lạnh, kháng bệnh cháy lá, cháy bìa lá, khô vằn, cải thiện cây lúa vàng lá sớm, hình dạng hạt gạo, độ dẻo, hóa hồ và các đặc tính khác. Cuộc cách mạng xanh bắt đầu bằng giống lúa IR8 là kết quả của lai tạo giữa giống Japonica của Trung Quốc là Dee-geo-woo-gen với giống Peta của Indonesia. Kết quả đã làm tăng năng suất lúa từ 2-3 tấn/ha lên 8-10 tấn/ha. Tại Hàn Quốc, việc phổ biến giống lúa cao sản Tongil là kết quả của lai tạo giữa giống lúa Japonica và Indica đã giúp Hàn Quốc thành công trong tự túc lương thực từ năm 1972. Hiện các dòng lai Japonica thích nghi với điều kiện nhiệt đới đang được Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) và Hàn Quốc phát triển theo hướng cải thiện năng suất, dạng hình cây lúa, chống đổ ngả, kháng sâu bệnh chính, chống chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt. IRRI gần đây đã phóng thích hai giống gạo tròn nhiệt đới Japonica mang tên IRRI 142 (NSIC Rc170) và IRRI 152 (NSIC Rc220) để canh tác trên diện rộng. Các giống lúa này mang đầy kỳ vọng giúp nông dân Philippines đạt lợi nhuận cao hơn, và nhất là giúp người tiêu dùng có thể thưởng thức được gạo Nhật với giá rẻ; đồng thời cũng mở ra triển vọng lớn đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

TRIỂN VỌNG CANH TÁC LÚA NHẬT CHO CÁC NƯỚC CHÂU Á

ThS. Nguyễn Phước Tuyên
Sở Nông nghiệp - PTNT Đồng Tháp

Lúa là lương thực chính của các nước châu Á. Nó đã đi vào văn hóa của nhiều dân tộc, do có khẩu vị và sở thích ăn loại cơm khác nhau. Trong khi dân Đông và Đông Nam Á thích loại gạo hạt dài như Basmati, Jasmine thì các nước Đông Bắc Á lại thích loại gạo tròn. Gạo tròn chỉ thích hợp trồng ở vùng ôn đới. Những nước ăn gạo hạt tròn thường thuộc những nước phát triển và sản xuất không đủ, do đó họ sẳn sàng trả tiền cao để mua loại gạo này.

Điều này trong thời gian tới có thể thay đổi, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI gần đây đã phóng thích hai giống gạo tròn nhiệt đới Japonica được phóng thích ở Philippines, đó là hai giống NSIC Rc170 hay IRRI 142 và NSIC Rc220 hay IRRI 152 để canh tác trên diện rộng. Các giống lúa này mang đầy kỳ vọng giúp nông dân Philippines đạt lợi nhuận cao hơn, và nhất là giúp người tiêu dùng có thể thưởng thức được gạo Nhật với giá rẻ, đồng thời cũng mở ra triển vọng lớn đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

1.Thích nghi nhiệt đới của giống lúa Nhật

Chương trình lai tạo giống Japonica để thích nghi vùng nhiệt đới của IRRI bắt đầu năm 1991 với sự hợp tác của Hàn Quốc nhằm tạo ra giống lúa Japonica năng suất chất lượng cao. Với điều kiện của nhiệt độ cao ở vùng nhiệt đới, hầu hết các giống lúa Japonica này đều bị lùn, nở bụi kém, bông nhỏ và trổ sớm vì chúng nhạy cảm với ngày ngắnn0 cho năng suất rất thấp.

Trong giai đoạn đầu của chương trình lai tạo, hàng năm các nhà khoa học đều sử dụng nguồn giống lai từ nguồn quỷ gene của Hàn Quốc (Korean Seed Multiplication Project’s nursery, germplasm) để xem giống nào thích nghi với khí hậu nhiệt đới của Philippines, ít nhạy cảm với thời gian chiếu sáng dài và nhiệt độ cao, thời gian sinh trưởng không rút ngắn lại khi đưa từ Hàn Quốc sang Philippines

Giống phóng thích đầu tiên tại Philippines là NSIC Rc170 hay IRRI 142, còn gọi là MS11, được phóng thích vào năm 2008. MS11 là tổ hợp lai từ 2 giống của Hàn Quốc là Jinmibyeo và Cheolweon 46. Giống Jinmibyeo cho chất lượng gạo tốt trong khi giống Cheolweon 46 kháng mạnh sâu bệnh vùng nhiệt đới. MS11 là giống hơi thấp dàn (90 cm), chính sớm (112 ngày) và mang đầy đủ đặc điểm của giống lúa Nhật Japonica như dạng hạt trùn, rất dẽo (hàm lượng amylose 15.5%), nhiệt độ trở hồ thấp. Trong 3 năm thử nghiệm vụ Hè thu tại Philippines. Giống MS11cho năng suất bình quân 4,5 tấn/ha, tỷ lệ xay xát và gạo nguyên lần lượt là 70 và 61%.

Giống lúa Japonica thứ hai được phóng thích tại Philippines vào năm 2009 là NSIC Rc220 hay IRRI 152, còn được gọi là Japonica1, cũng là giống lúa thấp dàn (89 cm), chính sớm (109 ngày), thuộc nhóm giống cao sản. Sau 3 vụ nhân giống và khảo nghiệm cho thấy năng suất của nó cao hơn giống MS11 khoảng 25%, phẩm chất của nó được đánh giá là cao hơn giống Koshihikari, là giống lúa được trồng phổ biến ở Nhật Bản

2.Vai trò của Japonica trong cải thiện năng suất chất lượng lúa
Các giống japonica đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng suất lúa. Cuộc cách mạng xanh bắt đầu bằng giống lúa IR 8 là kết quả của lai tạo giữa giống Japonica của Trung Quốc là Dee-geo-woo-gen với giống Peta của Indonesia. Kết quả đã làm tăng năng suất lúa từ 2-3 tấn/ha lên 8-10 tấn/ha. Hơn nữa, tại Hàn Quốc, việc phổ biến giống lúa cao sản Tongil là kết quả của lai tạo giữa giống lúa Japonica và Indica đã giúp Hàn Quốc thành công trong tự túc lương thực từ năm 1972

Bên cạnh đó, các giống Japonica còn được sử dụng rộng rãi trong việc tăng tính chống chịu lạnh, kháng bệnh cháy lá, cháy bìa lá, khô vằn, dạng hình cây lúa, vàng (lão hóa) lá sớm, cải thiện hình dạng hạt gạo, độ dẻo, hóa hồ và các đặc tính khác.

Hiện các dòng lai Japonica thích nghi với điều kiện nhiệt đới đang được IRRI và Hàn Quốc phát triển theo hướng cải thiện năng suất, dạng hình cây lúa, chống đổ ngả, kháng sâu bệnh chính, chống chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt

3.Phát triển khẩu vị gạo Nhật
Sau khi phổ biến 2 giống lúa Nhật Japonica tại Philippines, đặc biệt cho người ở nông thôn và thế hệ trẻ có cơ hội thưởng thức gạo Nhật với giá phải chăng. Các nhà hàng khách sạn của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc sẽ không phải nhập gạo từ nước họ để đáp ứng thị hiếu khách hàng. Điều quan trọng nhất là nông dân sẽ được lợi khi http://www.blogger.com/img/blank.giftrồng các giống lúa Nhật này.

Theo thông tin tỉnh An Giang, năm 2009, 4 huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân và Thoại Sơn xuống giống 486 ha lúa Nhật do Công ty TNHH Angimex – Kitoku đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, với giá từ 7.100đ đến 7.400đ/kg, trong đó có phần hỗ trợ bơm nước ra 100đ/kg. Dù năng suất cao nhưng các giống Hana, Akita và Koshi đều là giống ôn đới nên cho năng suất thấp. Hy vọng các nhà khoa học Việt Nam sớm nhận các giống lúa Nhật cải tiến của IRRI để phát triển diện tích canh tác giống này nhằm cung cấp cho các nhà hàng khách sạn phục vụ cho khách Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan

Giống lúa Nhật MS11 tại Philippines
http://www.blogger.com/img/blank.gif
Tài liệu tham khảohttp://www.blogger.com/img/blank.gifhttp://www.blogger.com/img/blank.gif
Kyung Ho Kang, 2010. Made for the tropics. Rice Today April-June 2010. Intehttp://www.blogger.com/img/blank.gifrnational Rice Research Institute. LosBanos Philippines


Nguồn: Nguyễn Phước Tuyên 2011. Triển vọng canh tác lúa Nhật cho các nước châu Á. Trong sách: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2011. Sản xuất và cung ứng lúa giống các tỉnh phía Nam. Diễn đàn Khuyến Nông @ Nông nghiệp lần thứ 5. PGS.TS. Mai Thành Phụng (chủ biên), Ths. Phạm Văn Tình, KS. Vũ Tiết Sơn. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, trang 57-58. Hoàng Long biên tập mạng và post tại các trang NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC, CÂY LƯƠNG THỰC, FOOD CROPS theo bản email trực tiếp từ PGS.TS. Mai Thành Phụng

NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC, CÂY LƯƠNG THỰC, FOOD CROPS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét