Trang liên kết chính
▼
13/11/11
Lương thực cho 9 tỷ người năm 2050
CÂY LƯƠNG THỰC.Nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống chỉ có thể nuôi sồng Châu Âu và Châu Mỹ. Nó không thể nuôi sống toàn thế giới.Báo cáo đặc biệt về lương thực toàn cầu đã nhấn mạnh đến những vấn đề nuôi sống 9 tỷ con người. Lương thực cho thế giới 2050 sẽ vô cùng khó khăn. Báo cáo xem xét nhiều cách thức gia tăng năng suất của những cây trồng chính, xem xét những bất cập của đất đai, tài nguyên nước và việc sử dụng phân bón cũng như thuốc sâu, đánh giá các chính sách biofuel, giải thích tại sao quá nhiều các hợp phần công nghệ và xem xét tác động của việc tăng giá nông sản. Người ta khẳng định rằng:Các phê phán nông nghiệp hiện đại là chưa đầy đủ và chưa hiểu hết. Thâm canh cây trồng và khai thác các nguồn tài nguyên để nuôi sống 9 tỷ người năm 2050 vẫn là câu hỏi lớn của nhân loại.
CÂU HỎI VỀ 9 TỶ NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI: BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LƯƠNG THỰC
Dân số thế giới sẽ tăng từ 7 tỷ người lên đến 9 tỷ vào năm 2050. Ông John Parker đặt câu hỏi rằng liệu sẽ có đủ lương thực cho thế giới hay không?'. Trên cánh đồng 1,6 ha (4-acre) có tên là Broadbalk field nằm trong trung tâm Rothamsted farm, cách Luân Đôn khoảng 40km (25 miles) về hướng Bắc. Vào năm 1847 nông dân Sir John Lawes, đã mô tả đất ruộng này thuộc đất thịt nặng còn nhiều mảnh vôi và có thể sản xuất tốt lúa mì khi có bón phân chuồng. Vụ thu hoạch năm 2010 dường như không xác minh được nhận định của John Lawes. Ở giữa cánh đồng, lúa mì rất trúng, năng suất đạt 10 tấn / ha, một trong những mức cao nhất trên thế giới. Nhưng ở cuối phía tây, gần trang viên, năng suất đạt 4-5 tấn / ha; chổ khác, spindlier, năng suất chỉ đạt 1-2 tấn / ha. Broadbalk không phải là cánh đồng bình thường. Cây thí nghiệm đầu tiên là lúa mì mùa đông đã được trồng vào mùa thu 1843, và hơn 166 năm trôi qua, cánh đồng này thuộc một phần của Rothamsted Research Station, trở thành điểm thí nghiệm nông nghiệp liên tục, dài hạn nhất trên thế giới. Hiện nay, nhiều phần khác của cánh đồng được trồng bằng nhiều kỹ thuật canh tác khác nhau, làm cho Broadbalk trở thành một “microcosm” của nông trại thế giới. Năng suất / ha giống như trên cánh đồng Châu Phi, với cùng lý do: cây trồng này không được bón phân, phun thuốc sâu hoặc không áp dụng kỹ thuật nào đó. Nông dân Phi Châu đôi khi đổ lỗi rằng năng suất thấp của họ do yếu tố nào đó, gắn liền với công nghệ tại nơi chưa được chú ý của mọi người.
Trong báo cáo đặc biệt này
Lúa mì đạt trung bình 4-5 tấn / ha, nhờ kết quả của Cách Mạng Xanh, việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã lan chuyển cả thế giới từ thập niên 1970. Người ta đã bắt đầu áp dụng thuốc trừ cỏ và một ít phân hóa học, nhưng chưa đạt được chuẩn của kỹ thuật canh tác, cũng như chưa áp dụng giống lúa mì nửa lùn, cao sản. Đó là vụ trồng ở Nam Mỹ (Indian subcontinent) và Argentina. Những kết quả kỳ diệu xảy ra trong khu trung tâm của đồng ruộng này được ghi nhận nhờ sử dụng những cây tốt nhất, phân bón, thuốc trừ khuẩn và phát triển chăn nuôi. Năng suất cao hơn trung bình của quốc gia thuộc Anh.
Hạt giống của sự nghi ngờ
Nhưng cánh đồng Broadbalk cho thấy còn cái gì đó chưa ổn. Chương 1 theo dõi năng suất từ lúa bắt đầu, khẳng định làm thế nào 3 loại hình khác nhau cuả hệ thống nông nghiệp lúa mì –Phi Châu, Cách Mạng Xanh và mô hình tân tiến làm nên được sự đa dạng, đôi khi rất bất ngờ: trong thập niên 1960s với sự du nhập các loại thuốc cỏ mới vào cách mạng xanh lúa mì, và trong thập niên 1980s với sự du nhập thuốc diệt khuẩn mới, giống nửa lùn. Điều đáng lo là trong 15 năm qua, năng suất của hầu hết những giống cao sản tại Broadbalk bắt đầu có hướng suy giảm. Nổi lo sợ này khẳng định rằng Broadbalk có thể minh chứng như một microcosm (đại diện thu nhỏ) của thế giới. Đầu năm 2011, người ta chứng kiến khủng hoảng lương thực. Giá lương thực thế giới tăng đến đỉnh điểm như nó đã tăng trong 2008 (xem chương 2). Đây là thời điểm mà hàng trăm triệu dân trở lại nghèo đói; sự khủng hoảng lương thực đã và đang làm rung chuyển các chính phủ trong nhiều nước đang phát triển, các nước xuất khẩu cấm bán thực phẩm có hạt ra bên ngoài và hiện tượng "land grabs" (bị mất đất) tại các nước nhập khẩu nhiều thực phẩm có hạt ở vùng nông nghiệp nghèo nàn đang đặt ra câu hỏi rắc rối: “làm thế nào giúp được người nghèo tốt nhất”. Người ta lo ngại khô hạn sẽ làm thiệt hại nặng nề vụ lúa mì Trung Quốc, nơi có diện tích trồng lớn nhất, tạo ra những làn sóng khủng hoảng giá trên thị trường. Nhiều năm nay, một số chương trình TV của các nước nói tiếng Anh đang làm những “cooking shows”. Đó là điểm nhấn đến lợi ích về sức khỏe từ nguồn lương thực. Chính Livy có tính lịch sử như vậy thông qua đế chế La Mã đã bắt đầu mục rã khi nấu ăn tạo được danh tiếng. Các nước G8 tổ chức phiên họp trong năm 2009 đặt ra lương thực bên cạnh khủng hoảng tài chính toàn cầu trong danh sách các hạng mục phải được ưu tiên thảo luận, họ hứa hẹn sẽ đầu tư 20 tỷ USD cho nông nghiệp trong vòng 3 năm. Năm nay, Chủ tịch đương nhiệm của các nước G20, Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy, muốn rằng lương thực là ưu tiên số một. Quỹ tài trợ Gates, quỹ từ thiện lớn nhất thế giới, đã tập trung vào mục tiêu sức khỏe và phát triển nói chung, đã bắt đầu tập trung về lương thực và thực phẩm của thế giới. Tháng vừa rồi, Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum), một nhóm doanh nghiệp và nhà chính sách Davos, 17 công ty toàn cầu đã ra tuyên bố về những quyết định liên quan đến tầm nhìn nông nghiệp mới (a new vision for agriculture), hứa hẹn sẽ tiếp thị đối với người sản xuất nhỏ- một dấu hiệu báo động trong giới tư nhân.
Cái gì cho bữa ăn?
Chú ý của công chúng và chính trị gia có tính chất không thường xuyên, nhưng hợp lý. Một kỷ nguyên của lương thực giá rẽ đã đến tận đường hầm rồi. Một phối hợp của những yếu tố và nhu cầu gia tăng tại Ấn Độ và Trung Quốc, một chế độ ăn kiêng đang chuyển dịch từ mễ cốc sang thịt và rau xanh, việc sử dụng nhiều hơn bắp làm nhiên liệu sinh học, và việc phát triển ngành hàng phi nông nghiệp, thí dụ như sự kiện giảm giá trị đô la, tất cả đang mang đến một hiện tượng khép lại giai đoạn bình minh của thập niên 1970, trong đó giá thực phẩm quan trọng (gạo, lúa mì, bắp) rẻ và xu hướng giảm từ năm này sang năm khác. Đây là một cú “shock” thật sự. Trong thập niên 1990, hầu hết các vấn đề nông nghiệp dường như có thể giải quyết được. Năng suất tăng, dịch hại được kiểm soát, phân bón được cung cấp đủ để bồi dưỡng đất. Những lĩnh vực được thu hút chú ý trong nghiên cứu nhiều hơn cây trồng là HIV/AIDS. Kết thúc kỷ nguyên lương thực giá rẽ gắn liền với việc tìm ra giải pháp làm thế nào nuôi sống cả trái đất này. Trở lại giai đoạn 2011-12 dân số toàn thế giới đạt co số 7 tỷ người, khuấy động lại học thuyết Malthus. Giá cả lương thực tăng làm cho hàng triệu người nghèo phải chi một nửa thu nhập cho lương thực. Người nghèo theo chuẩn hiện nay là thu nhập 1,25 USD / ngày. Dường như thế giới không thể nuôi nổi dân số hiện tại? Như vậy với 9 tỷ dân vào 2050 thì thế nào? Chưa kể tác động của thay đổi khí hậu, nông nghiệp đang cả trong trạng thái “cause” (nguyên nhân) và “victim” (nạn nhân). Làm thế nào thế giới đương đầu trong 4 thập niên tới đây? Câu hỏi này chính là mấu chốt của báo cáo đặc biệt này. Câu trả lời không thể đi vào trực tiếp về nội dung kỹ thuật hoặc sinh học bởi vì lương thực là căn bản của đời sống. Trong truyền thuyết Maya, những con người đầu tiên được làm từ “maize dough” (bột bắp). Trong sử thi Marathi, ở miền trung tây Ấn Độ, con người trong thành thị được ví như "fried bread" (bánh mì chiên)-cho bữa ăn của công nhân. Bởi vì lương thực quá quan trọng, từ “nông nghiệp” có giá trị hơn bất cứ từ nào khác nói về hoạt động kinh tế - được người ta hi vọng tạo ra được hàng loạt mục tiêu cạnh tranh và mục tiêu chồng lấp lên tất cả mục tiêu, từ nơi này đến nơi khác. Thế giới đang nhìn xem nông dân làm nhiều hơn lương thực. Nông nghiệp là trung tâm để giảm đói và cho nhân loại con đường chính để thoát nghèo. Lương thực có thể tạo nên ảnh hưởng lớn lao nhất về sức khỏe nhân loại, thể hiện trong nhiều cách khác nhau về cơ bản ở các nước nghèo cũng như nước giàu, nơi mà vấn đề nghiêm trọng nhất là sự béo phì hiện nay. Lương thực còn là niềm vui của người nghèo nhất. Trong những favelas (slums) của São Paulo, thành phố lớn nhất Nam Mỹ, phòng bán pizza mang về nhà rất đông bởi vì nhiều gia đình, họ không có đủ nhà bếp, bây giờ cỉ cần gọi mang pizza về nhà là phương thức đặc biệt. Đối với các công ty lương thực, nhà chọn giống cây trồng và các tổ chức quốc tế phát triển, Cách Mạng Xanh đã là một thành công đầy ấn tượng và là nhu cầu được tiếp tục sang cuộc cách mạng giai đoạn hai. Cách nhìn nhận này có vẻ hoài nghi về dịch vụ lương thực hiện đại nào đó. Nhóm liên minh như vậy, có thế lực trong các tổ chức phi chính phủ và người tiêu dùng, tập trung nhiều hơn nữa cho lương thực cho nước giàu, thí dụ các vấn đề về chăm sóc động vật và bệnh béo phì. Người ta tranh luận rằng nông nghiệp hiện đại sản xuất ra lương thực không ngon (tasteless), không tương xứng về dinh dưõng và phá hại môi trường. Người ta nghĩ rằng Cách Mạng Xanh sẽ thất bại, hoặc ít nhất làm cho môi trường tổn thương hơn, mang lại ít phúc lợi hơn cái mà người ta mong đợi. Michael Pollan đã xuất bản quyển sách "The Omnivore's Dilemma", bắt đầu bằng câu hỏi: "Chúng ta nên có gì trong bữa ăn?" Trái lại, nều chúng ta quá lo lắng về cung ứng lương thực thì câu hỏi sẽ là: "Sẽ có bất cứ cái gì trong bữa ăn phải không?"
Báo cáo đặc biệt này nhấn mạnh đến những vấn đề nuôi sống 9 tỷ con người. Người ta tranh cãi: lương thực cho thế giới 2050 sẽ vô cùng khó khăn, và dịch vụ sử dụng sẽ không làm được điều ấy. Báo cáo xem xét nhiều cách thức gia tăng năng suất của những cây trồng chính, xem xét những bất cập của đất đai, tài nguyên nước và việc sử dụng phân bón cũng như thuốc sâu, đánh giá các chính sách biofuel, giải thích tại sao quá nhiều các hợp phần công nghệ và xem xét tác động của việc tăng giá nông sản. Người ta khẳng định rằng: các phê phán về nông nghiệp hiện đại có thể chưa đầy đủ và chưa hiểu hết, phản ứng đối với thâm canh là một cách xa xỉ của người giàu. Nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống chỉ có thể nuôi sồng Châu Âu và Châu Mỹ. Nó không thể nuôi sống toàn thế giới.
Xem chi tiết báo cáo http://www.economist.com/node/18200618
Nguồn Khoa học Công nghệ NN&PTNT theo báo economist.com
Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét