Lưu trữ

15/9/17

Bệnh virus khảm lá sắn và cách phòng trừ



QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH KHẢM LÁ SẮN 

Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn được áp dụng cho các cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân trồng sắn trên lãnh thổ Việt Nam.
 


Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn (Cassava Mosaic Disease - CMD) là do Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Việt Nam ban hành lần đầu tại văn bản số 1605/BVTV-TV ngày 21/7/2017. Theo Cục BVTV, đây là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại tại Việt Nam. Tác nhân gây bệnh do virus – tên khoa học: Sri Lanka Cassava Mosaic Virus. Môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng tên khoa học - Bemisia tabaci Genn. Triệu chứng bệnh trên lá, phiến lá khảm vàng loang lổ, khi nhiễm nặng lá xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Giống sắn nhiễm nặng nhất hiện nay giống HLS11 (đây là giống chưa được công nhận), các giống khác: KM 419, KM 140 bị nhiễm nhẹ hơn. Bệnh gây thiệt hại rất lớn, khi cây còn nhỏ nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch, khi cây lớn nhiễm bệnh năng suất, chất lượng đều giảm.   Ngày 28/7/2017, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành quyết định công bố dịch khảm lá cây sắn ở các huyện: Tân Châu, Tân Biên và Châu Thành, đồng thời ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh này trên phạm vi toàn tỉnh. Quy mô thiệt hại tại tỉnh Tây Ninh khoảng 1.581 ha, trong đó có 368 ha nhiễm nặng và 41 ha nhiễm rất năng.

Tiến sĩ Claude Fauquest, Giám đốc đối tác sắn toàn cầu cho thế kỷ 21 (GCP21) thông tin:
"Bệnh CMD đang lan rộng nhanh chóng giữa năm 2016, đầu tiên gây hại một vài nơi tại Campuchia và bây giờ là ở 5 tỉnh ở Đông Cam-pu-chia và ít nhất một tỉnh (Tây Ninh) ở Việt Nam. Bệnh này lây lan chủ yếu do hom giống và bọ phấn trắng (whiteflies), mặc dù bọ phấn trắng có vai trò nhỏ hơn nhưng sự lây lan rất quan trọng. Một số sáng kiến đã được thực hiện bởi JIICA, CIAT, FAO, ACIAR, nhưng chưa thể kiểm soát bệnh này. Chúng ta cần thiết lập một dự án khu vực đơn giản cho kiểm soát bệnh CMD ít nhất là Campuchia và Việt Nam. Những nước đang bị dịch hại CMD đe dọa như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đều cần ghi danh tham gia  kế hoạch này. GCP21 có thể phục vụ như là một bộ xúc tác để thúc đẩy sự phát triển của kế hoạch".

1. Nguyên nhân, triệu chứng và cơ chế truyền bệnh

1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (Begomovirus: Geminiviridae) gây ra.

1.2. Môi giới truyền bệnh

Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci Genn.), Họ Aleyrodidae, Bộ Cánh đều (Homoptera).
Bọ phấn trắng gây hại trên nhiều loại cây trồng như cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt…
Bọ phấn trắng trưởng thành rất nhỏ, chỉ dài 0,75-1,4 mm, sải cánh dài 1,1-2 mm. Hai đôi cánh trước và sau dài bằng nhau. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Mắt kép có một rãnh ngang chia thành hai phần gần giống hình số tám. Râu đầu có sáu đốt, chân dài và mảnh, bụng có chín đốt.
Ấu trùng màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá, rồi ở cố định một chỗ dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu.
Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô lá và tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh đặc biệt là virus gây bệnh khảm lá sắn.

1.3. Triệu chứng và tác hại của bệnh khảm lá sắn

Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.
Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay và không cho thu hoạch; khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch; cây sắn đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.
Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn, từ 2 tháng tuổi trở đi cho thấy virus lây nhiễm từ khi cây sắn còn non.

1.4. Cơ chế lan truyền bệnh

Virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) lan truyền qua 2 con đường:
- Qua hom giống: Virus SLCMV tồn tại trong thân, lá, củ sắn nên khi lấy thân sắn làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm. Củ sắn còn sót lại trên ruộng mà nhiễm virus thì khi mọc mầm cũng bị xoăn lá và là nguồn bệnh nguy hiểm trên đồng ruộng.
- Qua môi giới truyền bệnh: Virus SLCMV lan truyền qua bọ phấn trắng (Bemisia tabaci), bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chính hút trên cây khỏe sẽ truyền virus SLCMV sang làm cây bị bệnh.
Thông qua 2 cơ chế lan truyền trên, nếu không phòng trừ, tiêu hủy bệnh khảm lá sắn lây lan rất nhanh, nguy cơ gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn.

2 Phương pháp điều tra phát hiện bệnh


2.1. Thu thập thông tin từ quần chúng, nhân dân
Thông qua quá trình tập huấn, thông tin tuyên truyền và chỉ đạo để thiết lập kênh thông tin từ nông dân, hệ thống cán bộ thôn, xã; cán bộ hợp tác xã, cán bộ khuyến nông xã và các thành phần khác để cơ quan chuyên ngành BVTV xác định nhanh điểm nhiễm bệnh khảm lá sắn.


2.2. Tổ chức điều tra đồng ruộng

- Quan sát từ xa: Trong quá trình điều tra quan sát bao quát trên cánh đồng để phát hiện những ruộng, điểm bị bệnh nặng thông qua bộ lá bị biến màu xanh vàng loang lổ.
- Điều tra xác định tỷ lệ bệnh: Khi xác định được ruộng bị bệnh khảm lá sắn thì điều tra theo 5 điểm chéo góc hoặc theo đường zíc zắc nhưng đảm bảo các điểm phân bố đều trên ruộng, mỗi điểm điều tra 10 cây liền kề.
Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = số cây bị bệnh/tổng số cây quan sát x 100.
Trường hợp quan sát trong cùng một khu vực có tỷ lệ bệnh tương đối đồng đều thì điều tra 3-5 ruộng đại diện theo phương pháp trên để lấy tỷ lệ trung bình đại diện cho khu vực đó.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn
 


3.1. Biện pháp phòng bệnh

a) Biện pháp Kiểm dịch thực vật
- Kiểm dịch thực vật nhập khẩu: Không cho phép nhập khẩu vật liệu sắn làm giống từ Campuchia, Lào vào Việt Nam; kiểm dịch chặt chẽ các lô củ sắn tươi nhập khẩu không được mang theo thân, lá.
- Kiểm dịch thực vật nội địa: Không vận chuyển thân, lá sắn ra khỏi nơi nhiễm bệnh; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thân, lá sắn trên địa bàn tỉnh cũng như vận chuyển từ tỉnh khác đến. Nghiêm cấm vận chuyển thân, lá sắn từ nơi đang có dịch ra vùng khác.
b) Biện pháp canh tác
- Chọn giống gieo trồng: Chọn giống kháng bệnh, không trồng các giống nhiễm bệnh nặng. Giống HLS11 nhiễm bệnh nặng (giống chưa được công nhận, mật độ bọ phấn trắng trên ruộng giống HLS 11 cao hơn nhiều so các giống khác), các giống KM 419, KM 140 nhiễm bệnh rải rác.
- Biện pháp luân canh: không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, …) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ.
c) Phòng trừ môi giới truyền bệnh
- Sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng diệt bọ phấn trắng.
- Những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn bằng thuốc BVTV. Phun khi bọ phấn giai đoạn ấu trùng hiệu quả cao hơn.

3.2. Tiêu hủy nguồn bệnh

Bước 1: Xác định ruộng bị bệnh khảm lá
Điều tra xác định ruộng bị bệnh khảm lá sắn, mức độ bệnh và giai đoạn sinh trưởng để áp dụng biện pháp tiêu hủy phù hợp.
Bước 2: Phun trừ môi giới truyền bệnh
Điều tra nếu có bọ phấn phải phun thuốc trừ bọ phấn trên ruộng sắn nhiễm bệnh và những ruộng xung quanh để ngăn chặn bọ phấn di chuyển sang nơi khác truyền bệnh. Phun trước khi tiêu hủy cây sắn từ 2-3 ngày để đảm bảo an toàn.
Bước 3: Tiến hành tiêu hủy
- Tiêu hủy một phần: áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh (bao gồm cả củ), thu gom và đốt.
- Tiêu hủy toàn bộ ruộng: áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt.
Các ruộng sắn có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây sắn, tận thu củ còn thân lá phải đem tiêu hủy.
Lưu ý: Khi tiến hành tiêu hủy cần tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu về an toàn lao động, an toàn khi sử dụng thuốc BVTV, môi trường và phòng cháy.
Bước 4: Kiểm tra sau tiêu hủy
Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh bố trí cán bộ có chuyên môn hướng dẫn nông dân thực hiện biện pháp tiêu hủy cũng như theo dõi, giám sát toàn bộ các diện tích trồng sắn của tỉnh; sau 15-30 ngày kiểm tra các diện tích đã xử lý, nếu phát hiện còn bệnh hoặc củ sắn còn sót mọc mầm thì tiếp tục tiến hành nhổ tiêu hủy triệt để như hướng dẫn trên.

THÔNG TIN TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Công nghệ giúp nông dân châu Phi chống lại bệnh cây trồng


Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của Đông Phi, nhưng nó có thể dễ bị bệnh. Tuy nhiên, một bộ sắp xếp DNA di động mới đang giúp nông dân tránh được các bệnh nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm cho cây trồng của họ.
27 tháng 9 năm 2017
read more at

The tech helping African farmers fight crop disease
The cassava plant is a vital source of income in East Africa, but it can be vulnerable to disease. However, a new portable DNA sequencer is helping farmers to avoid infections that could jeopardise their crops.
27 Sep 2017 From the section Business


FIGHTING CASSAVA VIRUSES WITH NANOPORE SEQUENCING from Laura Boykin on Vimeo.

FIGHTING CASSAVA VIRUSES WITH NANOPORE SEQUENCING
Laura Boykin
For the first time, farmers struggling with diseased cassava crops can take immediate, positive action to save their livelihoods based on information about the health of their plants, generated using a portable, real-time DNA analysis device. The team now plans to expand the project; 800 million people worldwide depend on the threatened cassava crop. The project aims to reduce the risk of community crop failure and help preserve livelihoods.

 


QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ nghiên cứu đến thực hành
bởi Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye

Người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long
Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai



CHƯƠNG 6



SÂU BỆNH HẠI SẮN VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Làm cách nào để ngăn chặn những sâu bệnh sắn nghiêm trọng?
 

 Cây sắn cũng như các cây trồng khác có thể bị sâu bệnh nghiêm trọng làm giảm năng suất. Sắn là cây dài ngày nên việc áp dụng thuốc trừ sâu thường xuyên là không kinh tế. Hầu hết các loại sâu bệnh sắn có thể kiểm soát hiệu quả thông qua quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM). Điều này bao gồm:

 
• Giống sắn có khả năng chống chịu sâu bệnh quan trọng nhất.
• Sử dụng hom giống chất lượng cao, sạch sâu bệnh.
• Xử lý hom giống với một hỗn hợp thuốc diệt nấm và trừ sâu trước khi trồng.
• Bón phân đủ và cân đối để sắn sinh trưởng mạnh và tăng sức chống chịu.
• Không dùng thuốc trừ sâu cho sắn vì chúng có thể tiêu diệt các thiên địch sinh học tự nhiên giúp sắn không nhiễm một số sâu bệnh hại. Thuốc trừ sâu chỉ nên dùng để dập tắt các "điểm nóng", nơi dịch hại lần đầu được quan sát thấy và chỉ khi dịch ở giai đoạn sớm của sự phát triển. Thuốc trừ sâu có thể được sử dụng để kiểm soát sâu bệnh truyền qua đất, chẳng hạn như mối, vì điều này không ảnh hưởng đến thiên địch của sâu hại lá.
• Để giảm các bệnh sắn truyền qua đất mà chủ yếu là bệnh thối rễ cần luân canh sắn với cây trồng khác, đặc biệt là ngũ cốc hoặc cỏ.
 • Giám sát cây trồng thường xuyên và nhổ bỏ các cây bị nhiễm bệnh hại. Đốt tàn dư cây bị nhiễm bệnh sau khi thu hoạch.
 • Ngăn chặn sự vận chuyển vật liệu trồng nhiễm sâu bệnh từ các cánh đồng bị nhiễm sang những cánh đồng không bị nhiễm.
• Không nên mua vật liệu trồng không rõ nguồn gốc vì có thể rủi ro sâu bệnh.



Sâu chính hại sắn

                       

Các loài sâu hại sắn quan trọng được tìm thấy ở cả ba châu lục gồm: ruồi trắng (whiteflies), rệp sáp (mealybugs), nhện hại lá xanh và đỏ (green and red mites), côn trùng, ấu trùng màu trắng (scale insects, white grubs), mối (termites), và một số sâu mọt hại sắn lát khô trong quá trình bảo quản ... Sâu bệnh sắn quan trọng khác chỉ được tìm thấy chủ yếu ở châu Mỹ Latinh bao gồm sâu sắn, rệp sáp, kiến ​​cắt lá, ruồi, và bọ cánh cứng. Kiểm dịch thực vật cần được thực hiện để không vô tình du nhập các loài gây hại từ Mỹ Latinh đến châu Phi hay châu Á, nơi chúng có thể gây ra thiệt hại to lớn do sự vắng mặt thiên địch tự nhiên của chúng. Do vậy, hoàn toàn cấm trồng vật liệu thực vật từ lục địa khác, nước khác mà phải có giấy phép theo quy định trao đổi quốc tế tài nguyên di truyền cây trồng.



Một số loài sâu bệnh vô tình cũng có thể được du nhập từ các loài thực vật khác liên quan chặt chẽ với sắn như cây Jatropha curcas, sử dụng như cây cọc rào ở châu Á và gần đây phổ biến dùng cho nhiên liệu sinh học. Quan tâm đặc biệt phải được thực hiện dưới sự vận động giữa các quốc gia về vật liệu trồng của các loài liên quan, và các đồn điền Jatropha lớn không nằm trong vùng trồng sắn.



Ruồi trắng hại sắn và cách phòng trừ


Ruồi trắng được coi là một trong những dịch hại nông nghiệp nguy hiểm nhất, gồm cả ký chủ trung chuyển trực tiếp và vector virus; chúng là dịch hại nguy hiểm nhất trên sắn ở cả ba châu lục. Các loài bướm trắng Bemisia tabaci là vectơ của một số bệnh virút nghiêm trọng ở châu Phi, là vector bệnh sắn ở Sri Lankan và Ấn Độ, với virus khảm được tìm thấy chủ yếu ở Ấn Độ. Một loài đặc biệt khác ruồi trắng xoắn ốc Aleurodicus dispersus, được tìm thấy ở một số nước châu Á và châu Phi, nơi nó có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho nguồn thức ăn và mất năng suất.






Ruồi trắng là một trong những loài gây hại sắn nghiêm trọng nhất.
 




Ruồi trắng có sáu giai đoạn vòng đời - trứng, bốn giai đoạn nhộng và trưởng thành. Ba dạng thiệt hại mà chúng có thể gây ra là:



• Thiệt hại trực tiếp bằng cách đâm xuyên và hút nhựa từ lá, dẫn đến lá sắn suy yếu héo sớm vàng lá và hoại tử.

• Thiệt hại gián tiếp bởi sự tích tụ chất ngọt do ruồi trắng sản xuất làm chất nền cho sự phát triển của nấm mốc đen bồ hóng trên lá, dẫn đến làm giảm quang hợp.
• Là một vector virus lây truyền virus từ cây này sang cây khác. Hiện có hơn 40 loại bệnh cây được lan truyền bởi ruồi trắng trên toàn thế giới. Các thiệt hại năng suất của sắn có thể cao tới 76% nếu cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhiều nông dân phun thuốc trừ sâu để kiểm soát số lượng cao của ruồi trắng nhưng điều này kém hiệu quả vì một số loài ruồi trắng có thể tăng gấp đôi quân số của chúng chỉ trong 4,2 ngày. Muốn phòng trừ ruồi trắng phải áp dụng thường xuyên , điều đó là không kinh tế và phá vỡ quá trình kiểm soát sinh học tự nhiên. Phương pháp kiểm soát ruồi trắng hiệu quả là quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM), bao gồm:

• Sử dụng giống sắn kháng ruồi trắng.
• Tăng cường chức năng của các loài thiên địch với nhiều loài ký sinh, động vật ăn thịt và ăn sâu bọ. Những kỹ thuật này đang được tiếp tục phát triển trong tương lai.
• Sắn trồng xen với đậu đũa.
• Phá vỡ vòng đời  phát triển của ruồi trắng bằng cách tiêu hủy sắn và các ký chủ khác của ruồi trắng trên đồng. Điều này có thể khó hiệu quả với các loài ruồi trắng có nhiều ký chủ như Bemisia tabaci.
Xử lý hom sắn trồng bằng cách ngâm hom sắn từ 7 đến 10 phút trong dung dịch 1g của Thiamethoxam (Actara)  trên mỗi lít nước.

• Phun thuốc Thiamethoxam với liều cao 0,8 lít / ha hoặc 0,6 lít/ha Imidacloprid trên cây sắn non (ít hơn 6 tháng tuổi sau khi trồng) và khi quân số ruồi trắng vẫn còn thấp.





Hom sắn đang được xử lý trong dung dịch thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và vi chất dinh dưỡng trước khi trồng.


Rệp sáp hại sắn và cách phòng trừ


           Trong số khoảng 15 loài rệp sáp hại sắn có hai loài gây thiệt hại lớn cho cây sắn ở châu Mỹ là Phenacoccus herreniPhenacoccus manihoti. Các loài trên đã vô tình đưa vào châu Phi những năm 1970 nhanh chóng lan rộng và gây thành đại dịch cho khắp các vùng trồng sắn của lục địa này. Cùng một loài gần đây được vô tình đưa vào Thái Lan và trong vòng một năm nó đã lan rộng khắp đất nước và các nước láng giềng Lào và Campuchia, sau đó vào Việt Nam và bây giờ cũng được báo cáo tại Indonesia.



Một số loài khác của rệp sáp đã được xác định ở châu Á gồm  Phenacoccus gossypii, Phenacoccus grenadensisPhenacoccus jackbeardsleyi. Một thời gian ngắn sau khi bắt đầu nuôi, các rệp sáp nhỏ sản xuất vật liệu sáp trắng tạo thành một lớp bao phủ cho côn trùng. Những rệp sáp này gây ra hai loại thiệt hại cho sắn:


• Thiệt hại cơ học trực tiếp do thói quen hút thức ăn của chúng, dẫn đến cây sắn vàng lá và rụng lá.

• Thiệt hại gián tiếp gây ra bởi sự tích tụ của mốc bồ hóng trên bề mặt lá do phân của rệp sáp, dẫn đến giảm quang hợp lá.



Loài rệp sáp Phenacoccus herreni được tìm thấy chủ yếu ở miền bắc Nam Mỹ, trong khi Phenacoccus manihoti lần đầu tiên được tìm thấy ở Paraguay, Bolivia và miền nam Brazil, nơi mà nó đã gây ra ít thiệt hại do kiểm soát sinh học có hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi nó vào châu Phi và kế đến vào châu Á, nơi mà kẻ thù tự nhiên của nó không có mặt, chúng đã nhân lên rất nhanh chóng, lây lan nhanh và xa. Chỉ sau khi du nhập vào châu Phi một số tác nhân kiểm soát sinh học chủ yếu là động vật ăn thịt và ký sinh từ khu vực của chúng có nguồn gốc ở miền nam Nam Mỹ, thì quần thể rệp mới được kiểm soát. Từ kinh nghiệm này, người ta thấy rằng các ký sinh Anagyrus lopezi, một con ong nhỏ, có hiệu quả nhất trong việc tấn công rệp Phenacoccus manihoti. Khi con cái của ong Anagyrus lopezi đẻ trứng trong rệp, ấu trùng phát triển của ký sinh trùng sẽ giết chết ký chủ của nó. Vì vậy, khi cùng một loài rệp đến châu Á, các nhà nghiên cứu Thái Lan nhanh chóng giới thiệu Anagyrus lopezi từ châu Phi đã học được cách đại trà làm ong và phân phối hàng triệu con ong bắp cày trên đồng ruộng của họ và đạt được kết quả xuất sắc. Người Thái cũng dạy nông dân cách ngâm hom trồng trong một dung dịch 4 g Thiamethoxam trong 20 lít nước trong mười phút trước khi trồng. Cách xử lý hom giống này giết rệp sáp có mặt trên các hom và ngăn chặn bất kỳ rệp ăn lá bùng lên ít nhất một tháng sau khi trồng.

Có một số loài rệp sáp có thể làm thiệt hại nghiêm trọng cho cây sắn.
 


Đối với việc kiểm soát hiệu quả rệp sáp, các biện pháp sau đây có thể được đề nghị:

• Xử lý hom sắn trong dung dịch Thiamethoxam 0,5-1,0 g/lít trước khi trồng.
• Kiểm soát vật liệu sắn trồng từ vùng nhiễm bệnh sang vùng không bị nhiễm.  
• Hạn chế phun thuốc trừ sâu hóa học để bảo tồn các quần thể thiên địch.
• Theo dõi các vùng trồng sắn mỗi lần trong 2-4 tuần để phát hiện các điểm trọng tâm của sự phá hoại (điểm nóng).
• Loại bỏ các phần bị nhiễm khuẩn, chồi đỉnh của cây và tiêu hủy chúng.
• Hạn chế sử dụng giống sắn không rõ nguồn gốc từ vùng này sang vùng khác.



Nhện hại sắn và cách phòng trừ


Nhện hại sắn có hơn 40 loài đã được báo cáo, trong đó quan trọng nhất là nhện đỏ  Tetranychus cinnabarinus, Tetranychus kanzawai, Tetranychus urticae và nhện xanh Mononychellus tanajoa,  Mononychellus caribbeanae. Những loài nhện đỏ và nhện xanh này gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với sắn ở vùng đồng bằng có mùa khô kéo dài. Nhện đỏ Tetranychus sp. có hai loài phổ biến nhất Tetranychus urticaeTetranychus kanzawai đang là dịch hại sắn mùa khô quan trọng nhất ở châu Á. Tuy vậy, nhện xanh hại sắn cũng đã được báo cáo gần đây.



Nhện xanh hại sắn thích ăn mặt dưới lá non làm lá sắn chuyển màu trắng vàng,  biến dạng và kích thước nhỏ lại. Điều này dẫn đến lá sắn bị rụng bắt đầu từ đỉnh ngọn. Khi những cơn mưa đến, bầy nhện xanh giảm đáng kể và sắn ra lá lần nữa.



Bầy nhện đỏ có thể hình thành lên mức cao khi tồn tại điều kiện môi trường thuận lợi, đặc biệt là trong mùa khô. Tùy theo độ tuổi của cây và thời gian nhện đỏ tấn công mà thiệt hại năng suất sắn có thể từ 20 đến 50%. Nhện đỏ ban đầu tấn công các lá trưởng thành ở phần dưới của cây sắn, trước khi chuyển lên lá phía trên. Các triệu chứng đầu tiên thường xảy ra tại các gân lá dọc theo gân chính, trông như những chấm vàng dọc theo tĩnh mạch lá chính, cuối cùng lan rộng trên toàn bộ lá, và lần lượt thành màu đỏ, nâu, hoặc màu gỉ. Lá bị nhiễm khuẩn nặng khô rơi xuống, và thân sắn bị chết.

  



 
Rệp đỏ (bên trái) là một dịch hại sắn phổ biến trong mùa khô ở châu Á, nhưng các con rệp xanh (bên phải) giờ cũng đã được báo cáo.


Khi phải đối mặt với sự phá hoại nặng nề trên các cánh đồng sắn, nhiều nông dân bắt đầu áp dụng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, điều này không kinh tế và thực tế có thể phản tác dụng vì ngay cả liều thấp của thuốc trừ sâu cũng có thể tiêu diệt thiên địch sâu hại trước khi giết chúng. Cách phòng trừ nhện hiệu quả chủ yếu là sử dụng giống sắn kháng sâu bệnh. Những nghiên cứu xa hơn là rất cần thiết để xác định các thiên địch nhện đỏ hiệu quả nhất, đặc biệt ở khu vực châu Á. Tuy vậy mức độ tính kháng sâu bệnh của cây chủ nên được kết hợp với kiểm soát sinh học có hiệu quả. Việc này chỉ có thể khi không xịt thuốc trừ sâu hóa học để kiểm soát loài gây hại như ruồi trắng hay rệp sáp.

Trong 30 năm qua, nhiều cuộc điều tra đã được tiến hành tại 14 nước châu Mỹ để thu thập và đánh giá các thiên địch tiềm năng của nhện xanh. Trong số này, 87 loài thiên địch được thu thập, đó là những con nhện ăn nhện. Chúng được tìm thấy có tiềm năng lớn nhất để kiểm soát nhện hại sắn. Một số loài thiên địch nhện hại sắn (phytoseiid) được vận chuyển từ Colombia và Brazil, qua kiểm dịch tại Anh, đến châu Phi vào năm 1993, có ít nhất ba loài từ Brazil được  thiết lập và thành công trong việc kiểm soát bầy nhện xanh của sắn đủ để giảm thiệt hại của chúng đến mức không còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Nghiên cứu tương tự cần được tiến hành cho việc kiểm soát nhện đỏ ở châu Á.

Kiến nghị hiện tại cho sự kiểm soát nhện hại sắn bao gồm:
• Trồng giống sắn kháng hoặc ít sâu bệnh hại (nếu có).
• Xử lý hom giống với Thiamethoxam ở những vùng nhện gây hại nghiêm trọng.
• Sắn trồng vào vụ đầu mùa mưa để cây tăng trưởng tốt hơn.
• Bón phân đầy đủ và cân đối để sắn nâng cao sức đề kháng sâu bệnh hại.
• Phun nước lên lá sắn ở áp suất cao để giảm số lượng nhện hại sắn.
• Dùng thuốc trừ sâu chọn lọc để bảo vệ thiên địch, vì nhện phytoseiid rất nhạy cảm, ngay cả với liều thấp thuốc trừ sâu.
• Thực hiện đúng các quy định kiểm dịch thực vật.

Sâu hại khác có thể là quan trọng tại địa phương gồm sùng trắng và mối.

Bệnh chính hại sắn

Sắn châu Á gần đây đã có một số bệnh hại nghiêm trọng đang thay đổi vì sản xuất sắn được mở rộng và sắn được trồng quanh năm cho công nghiệp chế biến.  Sau đây là một số bệnh chính hại sắn ở châu Á.



Bệnh khảm lá sắn ở Sri Lanka và Ấn Độ


            Virus khảm lá sắn Ấn Độ (ICMV) và virus khảm lá sắn Sri Lanka (SLCMV) là hai thể khảm riêng biệt, có liên quan chặt chẽ với virus gây bệnh khảm lá sắn (CMD) ở châu Phi. Một số giống sắn chống chịu ICMV, nhưng nhiều nông dân ở bang Kerala của Ấn Độ thích giống sắn bản địa của họ vì chất lượng ăn tốt hơn. Việc giới thiệu gần đây của giống sắn kháng CMD từ CIAT, như MNga-1 (được phát triển bởi IITA ở Nigeria) và các giống sắn khác đang được sử dụng rộng rãi trong các chương trình nhân giống sắn tại Ấn Độ để sản xuất giống kháng ICMV với các đặc tính mong muốn khác.





Các triệu chứng của bệnh khảm sắn ở Sri Lanka và Ấn Độ.
Giống kháng bệnh khảm (ở bên phải của bức ảnh) đang được phát triển ở Ấn Độ.

Những triệu chứng của bệnh khảm lá sắn bao gồm những vết lốm đốm úa vàng trên lá xanh với lá biến dạng, có thể dẫn đến rụng lá và cây còi cọc nghiêm trọng. Lá cũng có thể bị giảm kích thước, xoắn và biến dạng. Triệu chứng xuất hiện chủ yếu trong mùa mưa, khiến việc nhận biết các cây bị bệnh rất khó khăn trong mùa khô. Bệnh lây chủ yếu thông qua việc sử dụng các vật liệu trồng bị nhiễm bệnh, cũng như bởi các ruồi trắng Bemisia tabaci.


      Để kiểm soát hiệu quả bệnh khảm lá sắn cần thực hiện những điều sau đây:

• Trồng giống sắn kháng như H-97, H-165, và Sree Visakham.
• Chọn vật liệu trồng có nguồn gốc từ mô phân sinh sạch bệnh, tiếp theo là nhân dòng vô tính với kiểm tra định kỳ và loại bỏ các cây bị nhiễm.  
• Chọn giống sắn sạch bệnh trước khi bắt đầu mùa khô nóng .
• Nhân giống sắn sạch bệnh ở vùng cao thì ruồi trắng rất ít hoặc không có.
• Sử dụng hom sắn đầu tiên từ những cây sạch bệnh tại vườn ươm gần để ngăn chặn lây lan bệnh hại.  
• Thực hiện thông lệ kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt, tiêu hủy cây bệnh nhanh chóng kịp thời.  
• Trồng xen hoặc chuyển đổi vụ trồng cần đánh giá thêm để xác định hiệu quả.




Bệnh bạc lá sắn (CBB)


Bệnh bạc lá sắn (CBB) lây lan rộng và có thể nghiêm trọng trong mùa mưa nguyên nhân là do vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv. Manihotis. Triệu chứng bệnh này là sự hiện diện của những giọt gôm, xì mủ (water-soaked), vết bệnh góc cạnh và hoại tử của lá. Cuống lá có thể bị héo một phần hoặc toàn bộ và dịch tiết dính có thể xuất hiện ở thân chính hoặc nhánh phụ. Thân sắn có thể chết ngược (stem die-back) và hoại tử của một số sợi mạch của thân và rễ. Mức độ thiệt hại khác nhau tùy thuộc vào mức độ chống chịu của giống sắn và giai đoạn sinh trưởng của cây.

Bệnh bạc lá vi khuẩn (CBB ) là một trong những bệnh phổ biến nhất sắn, 



nhưng các giống có năng suất cao chịu đựng tốt với bệnh CBB hiện có sẵn.


Bệnh CBB lây truyền chủ yếu thông qua việc sử dụng các vật liệu trồng bị nhiễm bệnh hoặc dùng các công cụ bị nhiễm khuẩn. Bệnh cũng có thể lây lan từ cây này sang cây khác bởi mưa tạt và bởi sự dịch chuyển do con người, máy móc hoặc động vật gây nhiễm khuẩn từ các vùng bị nhiễm đến vùng không bị nhiễm.

Nhiều giống sắn năng suất cao may mắn thay đã có sẵn khả năng chống chịu tốt với CBB. Các biện pháp khác để kiểm soát căn bệnh này là:
 
• Sử dụng vật liệu trồng khỏe mạnh từ cây trồng sạch bệnh, cây dẫn xuất từ mô phân sinh hoặc từ chồi củ hoặc chồi non.
• Xử lý hom giống sắn bằng cách ngâm hom khoảng 10 phút trong dung dịch trừ nấm (cupric fungicides) như oxychloride hoặc Orthocide ở 3-6 g / lít; hoặc ngâm trong nước ấm (49°C) trong 49 phút. Liệu pháp này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến nảy mầm.
• Trồng sắn vào cuối mùa mưa.
• Khử trùng các công cụ trong nước nóng hoặc trong một dung dịch loãng của natri hypoclorit sau khi sử dụng của chúng trong khu vực bị nhiễm CBB.
• Sử dụng phân bón, đặc biệt là phân kali.
• Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh và tàn dư nhiễm bệnh.
• Sắn trồng xen với các loài khác để giảm sự khuếch tán bệnh CBB từ cây sắn này sang cây sắn khác do mưa tạt; cây xen phát triển nhanh như ngô cũng sẽ giảm sự khuếch tán của gió.
• Luân canh sắn sang cây trồng khác hoặc bỏ hoang ruộng sắn ít nhất sáu tháng giữa các vụ sắn để ngăn chặn việc truyền bệnh.



Thối rễ sắn


            Bệnh thối rễ sắn phổ biến ở cả ba châu lục nhưng được tìm thấy chủ yếu ở đất khô hạn có hàm lượng chất hữu cơ cao và trong thời gian mưa nhiều. Căn bệnh phức tạp này có thể được gây ra bởi một loạt các nấm hoặc vi khuẩn gây bệnh tấn công cây thân gỗ như sắn và nguyên nhân suy thoái gốc, ngay cả lúc sắn sinh trưởng phát triển cho đến sau thu hoạch khi củ sắn được bảo quản.




Thối củ là bệnh sắn thông dụng ở những vùng đất sét nặng và lượng mưa nhiều.




Các bệnh thối rễ phổ biến nhất gây ra bởi một loạt các loài trong chi Phytophthora, đặc biệt là Phytophthora drechsleri. Căn bệnh này có thể tấn công cả cây non và cây trưởng thành, gây héo đột ngột, rụng lá nghiêm trọng và thối nhũn. Rễ nhiễm chảy ra một chất lỏng hăng và chúng phân hủy hoàn toàn.

Bệnh này kiểm soát tốt nhất bằng cách trồng giống kháng kết hợp với thực hành như:
• Trồng cây trên đất có sa cấu nhẹ tơi xốp, độ sâu vừa phải và thoát nước tốt.
• Nếu cần thiết, cải thiện hệ thống thoát nước bằng cách sử dụng một máy cày sâu
• Nếu là đất sét và khá bằng phẳng, sắn cần trồng trên các liếp hoặc luống.
• Luân canh sắn sang trồng ngũ cốc khi hơn 3% cây sắn có triệu chứng thối rễ.
• Loại bỏ cây bệnh bằng cách loại bỏ rễ nhiễm ngay trên đồng và đốt chúng đi.
• Chọn vật liệu cây giống sắn khỏe mạnh từ cây mẹ sạch bệnh.
• Nếu không có cây giống sắn sạch bệnh có sẵn thì nên xử lý hom giống với một dung dịch 0,3 g hoạt chất metalaxyl / lít hoặc ngâm hom giống trước khi trồng trong nước nóng (49°C) trong 49 phút.
• Sử dụng kiểm soát sinh học bằng cách dìm hom giống trong một hệ thống treo của Trichoderma harzianum và Trichoderma viride 2,5 x 108 bào tử / lít, tiếp theo là áp dụng hệ thống treo tương tự ở dạng ngâm nước.

Các phương pháp kiểm soát bệnh thối rễ phù hợp hơn cho nông hộ bao gồm:
• Dùng 200 g/cây hỗn hợp 1:1 của tro và lá khô.
• Lựa chọn hom giống tốt.
• Sắn trồng xen với đậu cowpea đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ (Vigna unguiculata).

            Những kỹ thuật canh tác này loại trừ bệnh thối rễ trong các khu thử nghiệm của nông dân tham gia thực hiện tại khu vực Amazon Colombia nơi thối rễ là vấn đề nghiêm trọng.



Bệnh chổi rồng


           Gần đây (2008) các triệu chứng của một căn bệnh mới, bệnh chồi rồng, đã được quan sát thấy trên cây sắn ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Philippines. Cây nảy mầm quá nhiều lá nhỏ có cuống ngắn. Nếu cây bị nhiễm bệnh sớm trong chu kỳ tăng trưởng, chúng bị nhỏ quắt lại. Nhiều giống sắn khác nhau bị nhiễm nhưng một số thì bệnh nặng hơn những giống sắn khác. Triệu chứng chung là cây sắn nhỏ lại và có một sự gia tăng quá mức của búp, chồi và cành nhỏ mọc ra tua tủa như chồi rồng từ một đoạn thân duy nhất. Mầm có lóng ngắn và nhiều lá nhỏ. Rễ của cây bị ảnh hưởng, thưa hơn và nhỏ hơn, với hàm lượng tinh bột giảm mạnh.




 

Bệnh chồi rồng chủ yếu lây lan qua việc sử dụng nguồn nguyên liệu trồng bị bệnh.



Bệnh chồi rồng chủ yếu lây truyền qua việc sử dụng hom giống sắn được cắt ra từ các cây bị nhiễm. Bệnh chồi rồng cũng có thể được lan truyền bởi côn trùng, nhưng điều này chưa được khẳng định. Các biện pháp sau đây được khuyến cáo để ngăn chặn bệnh lây lan:

• Sử dụng giống sắn có biểu hiện kháng hoặc chống chịu bệnh.
• Chỉ trồng hom giống sắn khỏe mạnh cắt từ cây mẹ không có triệu chứng bệnh.
• Loại bỏ triệt để cây sắn bị bệnh chồi rồng trên đồng ruộng
.
• Khi sắn bị nhiễm bệnh thì chuyển đất sắn sang trồng cây khác để chặn sự lây lan.
• Ngăn chặn sự di chuyển của vật liệu trồng từ nơi bị bệnh sang nơi chưa bị bệnh.  
• Ngoài ra, cần kiểm soát và ngăn chặn sự di chuyển các vật liệu trồng của những loài liên quan với sắn như Jatropha có thể lây truyền bệnh sắn.

Cassava and Vietnam: Now and Then


CASSAVA AND VIETNAM: NOW AND THEN

Hoàng Kim
.

First, we can show some pictures is the latest record of cassava cultivation on four months after planting in the field in Phu Yen in August 2017. Then, we can learn from Dr. Claude M. Fauquest, Dr. Reinhardt Howeler and Professor Kazuo Kawano, the leading experts on international cassava, commented on cassava in Vietnam. Finally, we can read on the subject "Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: an overview and direction"; “Achievements of research and development of cassava in Vietnam of 1975-2017"; "Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: a key study in DakLak province in Central Highland"; "Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: a key study in Phu Yen province in South Central Coast".

We learn more questions on cassava and root crops and tell them where to learn more…


On 21 -25 August, 2017, Dr. Claude M. Fauquet, Director of the Global Cassava Partnership for the 21st Century (GCP21), who cassava trip in Vietnam, do a road trip for five days to visit four key provinces and city Dong Nai, Ho Chi Minh city, DakLak, and Phu Yen. We look at cassava research and production and processing and shared meeting with presentations and discussions on collaboration between GCP21, CIAT and IAS, NLU for the ‘Cassava Conservation and Sustainable Development in Vietnam’.

"I have learned a great deal about cassava in Vietnam and I have a better view of what the near future will be in your country! The road from Daklak to Phu Yen was indeed very interesting and the cassava plantations are quite impressive. I was also quite interested to see the decline in cassava plantations with the competition with sugarcane and pepper, that is quite a concern! And the future will tell us what will happen. And thanks for organizing the visit to the village with the vice-king of cassava and his colleagues, very interesting and very enthusiastic lunch! I hope that his example will teach other farmers to adopt new varieties and that you can help in the process". Dr. Claude said.

After cassa trip in Vietnam. Dr. Claude send email to Dr. Hoang Kim and VNCP group:

"Hoang, I am coming to you, because you know everything in Vietnam and therefore you can probably advise on the next phase.
In our exchange of information prior to my visit, I said that the outcome of such visit was mostly unpredictable, and I believe now that the outcome could be to set-up a regional task force to control CMD in the region!
The following points are clear to me:
1.   The disease is now spreading quickly; mid 2016 the infection was located in a few places in Cambodia and now it is in 5 provinces in East Cambodia and at least one in Vietnam.
2.   The disease is mostly spread by cuttings, although whiteflies are present they play for now a minor, but important role.
3.   There are several initiatives that have been taken; JIICA, CIAT, FAO, ACIAR, but none at the level required to control the disease.
4.   We need to set-up a regional project simply because viruses do not know about borders and there is a lot of traffic of cuttings, at least Cambodia-Vietnam.
5.   Thailand, Laos, Cambodia and Vietnam should all be enrolled in the plan.
6.   GCP21 could serve as a catalyzer to promote the development of this regional plan.
I have contacted all parties, including Thailand (TTDI and KU), waiting for more comments. So far the idea is shared by many people.
My question to you are:
·     Do you share my views about the necessity of the regional plan?
·     Who are the very key Vietnamese institutions and persons in Vietnam who should be involved in the preparation of such plan.
·     Is there anybody in charge of CMD in Vietnam to collect and centralize samples, information…
Many thanks

Claude M. Fauquet,
Director of the Global Cassava Partnership for the 21st Century (GCP21)

See more ...

 SUSTAINABLE MANAGEMENT OF CASSAVA IN ASIA
from research to practice
by
Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye, 2015.






CHAPTER 6
HOW TO PREVENT SERIOUS PEST AND DISEASE PROBLEMS
Like other crops, cassava can suffer from serious pest and disease problems that reduce yields. But being a long-season crop that is exposed to these problems over a long period, it is hardly ever economic, nor effective, to control these problems through frequent applications of pesticides. Most pests and diseases can be kept under sufficient control through integrated pest and disease management (IPM). This may include the following:
·         Plant cassava varieties with tolerance or resistance to the most important diseases and pests
·         Use high-quality planting material cut from mother plants that are free of pest and disease symptoms.
·         As an extra precaution, treat the stakes with a mixture of fungicides and insecticides before planting
·         Apply adequate amounts of fertilizers or manures to stimulate vigorous growth, which enhances resistance or tolerance
·         Do not apply insecticides to the crop as these may kill the natural biological control agents that will keep some major pests and diseases under control. Pesticides should only be used as short-term localized applications in “hot spots” where the pest is first observed, and only when the pest is in its early stage of development.  Pesticides can be used to control soil-borne pests, such as termites, as this will not affect the natural enemies of foliar pests
·         To reduce soil-borne diseases, mainly root rots, rotate cassava with other crops, especially cereals or grasses
·         Monitor the crop regularly and pull out plants with symptoms of disease or pest problems. Burn infected plant residues after harvest
·         Prevent the movement of diseased or pest-infested planting material from infested to non-infested fields
·         Do not purchase planting material from unknown sources, as pests and diseases may be a risk.
Major cassava pests
The most important pests found in all three continents include whiteflies, mealybugs, green and red mites, scale insects, white grubs, termites, and several pests attacking dried cassava during storage. Other important pests that are found only, or mainly, in Latin America include cassava hornworm, burrowing bugs, leaf-cutter ants, shoot flies, fruit flies, and lace bugs. Great care should be taken to not accidentally introduce these pests from Latin America to Africa or Asia, where they can cause tremendous damage due to the absence of their natural enemies. For that reason, it is absolutely prohibited to take vegetative planting material from one continent to another – as well as from one country to another. 
                       
Some of the pests as well as certain diseases can also be accidentally introduced on other plant species, closely related to cassava, such as Jatropha curcas, used as fences in Asia and recently popularized for biofuel. Special care must be taken in the movement between countries of vegetative planting material of these related species, and that large Jatropha plantations are not located in cassava growing regions.

Whiteflies

Whiteflies are considered one of the most damaging agricultural pests, both as a direct feeder and a virus vector; they are probably the most damaging pest on cassava in all three continents. The whitefly species Bemisia tabaci is the vector of several serious virus diseases in Africa, and the vector of the Indian and Sri Lankan cassava mosaic viruses found mainly in India. Another species, Aleurodicus dispersus or spiraling whitefly, is found in several countries in Asia and Africa, where it can cause serious feeding damage and possible yield losses.

White flies are one of the most serious cassava pests.
 

Whiteflies have six life stages – the egg, four nymphal stages, and the adult. The three types of damage they can cause are:
·         Direct damage – by piercing and sucking sap from the foliage, resulting in weakening and early wilting, yellowing, and necrosis of the lower cassava leaves
·         Indirect damage – by the accumulation of honeydew produced by the whiteflies, which serves as a substrate for the growth of black sooty mould on leaves, resulting in reduced photosynthesis 
·         As a virus vector – by the transmission of plant viruses from one plant or crop to another. Over 40 diseases of crops are transmitted by whiteflies worldwide. The yield losses in cassava can be as high as 76% if the plants are seriously affected.
To control high populations of whiteflies, many farmers spray insecticides, but this is ineffective as some whitefly species can double their population in only 4.2 days. They can only be controlled with very frequent applications – this is uneconomical and disrupts the natural biological control process. To control whiteflies effectively, integrated pest management (IPM) must be implemented, including:
·         Plant whitefly-resistant varieties
·         Enhance the function of natural enemies, among which are many species of parasitoids, predators, and entomopathogens. These techniques will be further developed in the future
·         Intercrop cassava with cowpea
·         Implement a “closed season” in which no cassava should be present in nearby fields in order to break the whitefly development cycle. This may not be as effective with whitefly species that have multiple hosts, such as Bemisia tabaci
·         Treat planting stakes by immersion for 7 to 10 minutes in a solution of 1 g of Thiamethoxam (Actara) per liter of water
·         Make foliar applications of Thiamethoxam at a high dose of 0.8 liter/ha or 0.6 liter/ha of Imidacloprid as a drench, but only on young plants (less than 6 months after planting) and when whitefly populations are still low.
Cassava stakes are treated in a solution of insecticides, fungicides, and micro-nutrients before planting.
     
Cassava mealybugs

Of the approximately 15 species of mealybugs attacking cassava plants, there are two species causing major damage to cassava in the Americas, i.e. Phenacoccus herreni and  Phenacoccus manihoti. The latter species was inadvertently introduced into Africa in the early 1970s, where it spread rapidly throughout the cassava growing regions of that continent. The same species was recently accidentally introduced into Thailand and within a year it had spread throughout the country and into neighboring Lao PDR and Cambodia, and later into Vietnam. It is now also reported in Indonesia.  
Several other species of mealybugs have been identified in Asia, including Phenacoccus gossypii, Phenacoccus grenadensis, and Phenacoccus jackbeardsleyi. Shortly after initiating feeding, the young nymphs produce a white waxy material which forms a cover over the insects. These mealybugs cause two types of damage to cassava: 
·         Mechanical or direct damage caused by their sucking-feeding habits, resulting in leaf yellowing and defoliation 
·         Indirect damage caused by the build-up of sooty mould on the leaf surface due to the mealybugs’ excrements, resulting in reduced leaf photosynthesis.
Phenacoccus herreni is found mainly in northern South America, while Phenacoccus manihoti was first found in Paraguay, Bolivia, and southern Brazil, where it was causing little damage due to effective biological control. However, once it found its way into Africa, and later into Asia, where its natural enemies were not present, it multiplied quickly and spread fast and far. Only after the introduction into Africa of several biological control agents, mainly parasitoids and predators from their area of origin in southern South America, was it possible to bring the mealybug population under control. From this experience, it was found that the parasitoid Anagyrus lopezi, a tiny wasp, was the most effective in attacking the Phenacoccus manihoti mealybug. When the females of the Anagyrus lopezi wasp lay their eggs in the mealybug, the developing larvae of the parasite will kill their host in the process. Thus, when the same species of mealybug also arrived in Asia, Thai researchers quickly introduced Anagyrus lopezi from Africa, learned how to mass-rear the wasp, and distributed millions of wasps into their cassava fields with excellent results. The Thais also taught farmers how to soak planting stakes in a solution of 4 g Thiamethoxam in 20 liters of water for ten minutes before planting. This treatment kills the mealybugs present on the stakes and prevents any mealybug from feeding on emerging leaves for at least one month after planting.
   
  
There are several species of mealybugs that can do serious damage to cassava plants.


For the effective control of mealybugs the following measures can be recommended:
·         Treat cassava stakes in a solution of Thiamethoxam at 0.5–1 g/liter before planting
·         Minimize the movement of planting material from infested to non-infested fields
·         Avoid spraying of chemical pesticides to conserve the population of natural enemies
·         Monitor the cassava fields every 2–4 weeks to detect the focal points of infestation (hot spots)
·         Remove the infested parts (apical buds) of the plants and burn these
·         Avoid the movement of planting material from one region to another.
Cassava mites
More than 40 species of mites have been reported feeding on cassava, of which the most important are the green mites, Mononychellus tanajoa and Mononychellus caribbeanae; and the red mites, Tetranychus cinnabarinus, Tetranychus kanzawai, and Tetranychus urticae. These can cause serious damage, especially in lowland areas with a prolonged dry season. The red spider mites, Tetranychus sp. are the most prevalent dry season pest in Asia. The most common species are Tetranychus urticae and Tetranychus kanzawai. However, the green mite has also been reported recently in Asia.
The cassava green mite prefers to feed on the underside of young leaves which become white-yellow and may be deformed and smaller in size. This may result in defoliation, starting at the top of the plant. Once the rains come, green mite populations are markedly reduced and cassava sprouts new leaves again.
Red mite populations may build up to high levels when favorable environmental conditions exist, especially in the dry season. Depending on plant age and the duration of attack, the yield losses can be between 20 to 50%. Red mites initially attack the mature leaves at the lower part of the cassava plant, before moving to the upper leaves. The first symptoms generally occur at the base of the leaf and along the midribs, seen as yellow dots along the main leaf vein, eventually spreading over the whole leaf, which turns reddish, brown, or rusty in color. Severely infested leaves dry and drop off, and plants may die.
                              
       
Red mites (on the left) are a common cassava pest during the dry season in Asia, but the green mites (on the right) have now also been reported.
    
When confronted with heavy mite infestations in their cassava fields, many farmers start applying insecticides. However, this is not economic and may actually be counter-productive as even low doses of insecticides could kill the natural enemies before killing the mites. Mite damage is mainly controlled by the planting of resistant varieties. Further research is urgently needed to determine the most effective natural enemies of red spider mites, especially in Asia. But to be effective, moderate levels of host plant resistance should be combined with effective biological control. This is only possible as long as no chemical pesticides are used to control pests like whiteflies or mealybugs.
Over the past 30 years many surveys have been conducted in 14 countries of the Americas to collect and evaluate potential natural enemies of the green spider mite. Of these, 87 are collected species of phytoseiids – these are mites feeding on mites. These were found to have the greatest potential for controlling mites. Some of these phytoseiid species were shipped from Colombia and Brazil, via quarantine in England, to Africa in 1993, where at least three species from Brazil became established and were successful in controlling the cassava green mite population enough to reduce their damage to non-economic levels. Similar research should be conducted for the control of the red spider mite in Asia.
Current recommendations for the control of cassava mites include:
·         Plant resistant or tolerant varieties if available
·         Treat stakes before planting with Thiamethoxam in those areas where mites are a serious pest
·         Plant in the early wet season to enhance good establishment
·         Apply adequate and well-balanced fertilizers to improve plant vigor
·         Apply foliar sprays with water at high pressure to reduce mite populations
·         Apply only selective insecticides to protect natural enemy populations, as phytoseiid mite predators are very sensitive to even low dose applications of pesticides
·         Strictly enforce quarantine regulations.
Other pests that can be important locally include white grubs, scale insects, and termites. 
Major cassava diseases
Until recently, Asia had few serious pest and disease problems, but this is changing as production of the crop is intensified and cassava is planted throughout the year for industrial processing. The following are the most important cassava diseases in Asia:
Indian and Sri Lankan cassava mosaic disease

The Indian cassava mosaic virus (ICMV) and Sri Lankan cassava mosaic virus (SLCMV) are distinct begomoviruses, closely related to the virus that causes cassava mosaic disease (CMD) in Africa. There are several ICMV-tolerant cassava varieties, but many farmers in Kerala State of India prefer to plant their local varieties because of better eating quality. The recent introduction of lines resistant to CMD from CIAT, such as MNga-1 (developed by IITA in Nigeria) and other lines are now being used extensively in the Indian breeding program to produce ICMV-resistant varieties with other desirable characteristics.


Symptoms of Indian or Sri Lankan cassava mosaic disease.




Mosaic disease-resistant varieties (on the right) are now being developed in India.
 
The symptoms of these two diseases include chlorotic mottling of green leaves with leaf deformation, which may lead to leaf fall and severe stunting of plants. Leaves can also be reduced in size, twisted and deformed. Symptoms appear mainly during the wet season, making identification of diseased plants very difficult during the dry season. The disease is spread mainly through the use of infected planting material, as well as by the whitefly Bemisia tabaci. 
To effectively control the disease, the following practices are recommended:
·         Plant field-tolerant cassava varieties such as H-97, H-165, and Sree Visakham
·         Select disease-free meristem-derived planting materials, followed by clonal multiplication with periodic screening and pulling out of newly infected plants
·         Select disease-free planting material before the beginning of the hot dry season
·         Multiply disease-free planting material on a large scale at higher altitudes, where whitefly populations are very low or non-existent
·         Plant stakes first in a nursery at close spacing before transplanting only plants without disease symptoms to the field to prevent the spread of the disease
·         Follow strict phytosanitary practices, such as timely harvesting, prompt destruction of crop residues and pulling out of self-sown plants and weeds that may harbor both the disease and its vector
·         Cultural practices such as intercropping or a change of planting dates should be further investigated to determine their effectiveness.
Cassava bacterial blight (CBB)
This disease is wide-spread and can be serious during the rainy season. It is caused by the bacteria Xanthomonas axonopodis pv. manihotis.  Symptoms of the disease are the presence of water-soaked, angular spots and necrosis of leaves. The branches may partially or totally wilt and gum exudates may appear on the main stem or immature branches. There may be stem die-back and necrosis of some vascular strands of the stems and roots. The degree of plant damage varies depending on the degree of tolerance of the varieties and the growth stages of the plant.
Cassava bacterial blight (CBB) is one of the most common cassava diseases, 
but high-yielding varieties with good CBB tolerance are now available.
   
The disease is transmitted mainly through the use of infected planting material, or the use of infested tools. The disease can also spread from one plant to another by rainfall splash, and by the movement of people, machines, or animals from infected fields to healthy fields.  Fortunately, many high-yielding varieties with good tolerance to CBB are now available.  Other measures to control the disease are:
·         Use only healthy planting material from disease-free crops or plants derived from meristem culture, or rooted buds or shoots
·         Treat stakes by immersion for 10 minutes in a solution of cupric fungicides such as copper oxychloride or Orthocide at 3–6 g/liter; or immersion in hot water (49 °C) for 49 minutes. This treatment does not seriously affect sprouting
·         Plant at the end of rainy periods
·         Sterilize tools in hot water or in a dilute solution of sodium hypochlorite after their use in CBB-infected plots
·         Apply fertilizers, especially potassium
·         Pull out and burn any diseased plants and infected crop residues
·         Intercrop cassava with other species to reduce plant-to-plant dissemination of CBB by rainfall splash; fast growing crops like maize will also reduce dissemination by wind
·         Rotate cassava with other crops or leave the field in fallow for at least six months between cassava crops to prevent the carry-over of the disease in the soil.
Cassava root rots

This disease complex is widespread in all three continents, but is found mainly in heavy, poorly drained soils with high organic matter content, and during intense rainy periods. The disease can be caused by a wide range of fungal or bacterial pathogens that attack woody plants such as cassava, and cause root deterioration, either as the crop grows or after harvest when roots are stored.
The most common root rots are caused by a variety of species within the genus Phytophthora, especially Phytophthora drechsleri. The disease can attack both young and mature plants, causing sudden wilting, severe defoliation, and soft root rot. The infected roots exude a pungent, watery liquid, and they decompose completely.

Root rots are commonly found in heavy or compacted soil and in areas with heavy rainfall
.
       
The disease is best controlled by planting resistant varieties in combination with practices such as:
·         Plant preferably on light-textured, moderately deep soils with good internal drainage
·         If necessary, improve drainage by the use of a subsoiler
·         If the soil is rather clayey and flat, plant on top of ridges
·         Rotate cassava with cereals or grasses when more than 3% of plants show symptoms of root rot
·         Eradicate diseased plants by removing infected roots from the field and burning them
·         Select healthy planting material from disease-free mother plants
·         If no disease-free planting material is available, treat stakes with a solution of 0.3 g active ingredient of metalaxyl/liter, or immerse stakes before planting in hot (49 °C) water for 49 minutes
·                  Use biological control by immersing stakes in a suspension of Trichoderma harzianum and Trichoderma viride at 2.5 x 108 spores/liter, followed by application of the same suspension in drench form. 
Other methods of control of root rots, more suitable for smallholder farmers, include:
·         Application of 200 g/plant of a 1:1 mixture of ash and dry leaves
·         Stake selection
·         Intercropping with cowpea (Vigna unguiculata) 
These practices eliminated root rots in farmer participatory trials conducted in the Colombian Amazon region where root rots are a serious problem.
Witches’ broom disease
Recently (2008) symptoms of a new disease have been observed on cassava in many Asian countries, especially in southern Vietnam, Thailand, Lao PDR, Cambodia, and the Philippines. Plants show excessive sprouting of small leaves having short petioles. If plants are infected early in the growth cycle, they remain small.  Many different varieties are affected, but some more than others. In general, plants are dwarfed and show an exaggerated proliferation of buds, as well as shoots and small branches growing from a single stake. Sprouts have short internodes and many small leaves. The roots of affected plants are thinner and smaller with drastically reduced starch contents.
                       

Witches’ broom disease is mainly spread by the use of infected planting material.
 


This disease is mainly transmitted by the use of stakes cut from infected plants. It may also be spread by insect vectors, but this is not yet confirmed. To prevent the disease from spreading, the following measures are recommended:
·         Plant varieties that are resistant or that show tolerance to the disease
·         Use only healthy planting material cut from mother plants without any symptoms of the disease
·         Eliminate any diseased plants from the field
·         Rotate cassava with other crops to prevent the transmission of the disease from   infected cassava crop residues left in the field
·         Prevent the movement of planting material from areas where the disease is prevalent to other areas where the disease does not exist 
·         Also, prevent the movement of planting material of related species such as Jatropha, which have a similar disease complex as cassava. 
 


See more...

Cassava conservation and sustainable development in Vietnam




  Hoang Kim[1], Nguyen Thi Truc Mai[2], Nguyen Bach Mai[3] and Reinhardt Howeler[4]

ABSTRACT

The project entitled “Vietnam Cassava Conservation and Sustainable Development” has been very successful, as indicated by the results of trials and demonstrations conducted in Tay Ninh, Dak Lak, Phu Yen and Dong Nai provinces, where farmers using the improved technologies and practices boosted cassava yields from 8.5 t/ha to 36 t/ha - a more than four fold increase.


During the period from 1975 to 2015 cassava has become the third most important food crop in Vietnam, after rice and maize. In 2013 the cassava area in Vietnam reached 544,300 ha, with a production of 9.74 million tonnes, and an average yield of 17.9 t/ha. Within Asia, Vietnam is now the third largest cassava producer, after Thailand and Indonesia. Between 1975 and 2000, cassava yields in the country ranged from 6 to 8 t/ha, and the crop was grown mainly for human food and animal feeding.
This changed markedly with the introduction by CIAT in 1988 of some high-yielding breeding lines and varieties from Thailand. Two varieties, Rayong 60 and KU 50, were selected for release in 1993 and 1995 and were named KM60 and KM94, respectively. During the 1990s and the first decade of the 21st Century, Vietnam produced several new cassava varieties, initially mainly selections from sexual seed from Thailand and CIAT, such as KM95-3, SM937-26, KM98-1, KM98-7, but our breeders also made crosses that resulted in the release of the latest new varieties: KM140, KM98-5, KM419 and others. The breeding and adoption of new varieties as well as the development and adoption of more sustainable production practices resulted in a complete transformation of cassava, from a poor man’s food crop to a highly profitable industrial crop. More recently, new advances in cassava cultivation techniques have focused on key demonstration sites in the provinces of Tay Ninh, Dak Lak and Phu Yen using mainly KM419 as a very promising short-duration cassava variety with a fresh root yield of about 35-55 t/ha (28% higher than KM94) and a starch content of about 28-31%. This and other new varieties, together with new advances in cassava cultivation techniques, have yielded spectacular results in trials organized in those three provinces.

The Vietnam National Cassava Program (VNCP) has introduced various methodologies, named “6M” and “10T”, as well as Farmer Participatory Research (FPR), as collaborative experiences that helped to bring advanced technologies into production for millions of poor farmers. This included the s
election of high-yielding varieties and the testing and selection by farmers of locally appropriate technologies. Cassava in Vietnam has great potential but also faces big challenges. At the national level, cassava has become one of the main export crops, which has provided for millions of smallholders an opportunity to increase their yields and improve their standard of living.

Key words:
Cassava, production, utilization, cultivation techniques, achievements, lessons and  challenges, conservation, sustainable development, Vietnam.


Báo Nông nghiệp Việt Nam: Giới thiệu 5 giống sắn mới 
Tuyển chọn 4 giống sắn mới;  Thu hoạch sắn ở Phú Yên


Cassava in Vietnam: Save and Grow, PhuYen


Cassava in Vietnam: Save and Grow DakLak video 1  2, 3
Cassava in Vietnam: Save and Grow, Tay Ninh, video 1



[1] Nong Lam University (NLU), Linh Trung, Thu Duc, Ho Chi Minh City, Vietnam;
2 Hue University of Agriculture and Forestry (HUAF), 102 Phung Hung, Hue, Vietnam;
3 Tay Nguyen University (TNU), 567 Le Duan - Buon Ma Thuot , Dak Lak , Vietnam;
  maithuyantam@gmail.com 
4 CIAT-Emeritus; r.howeler@cgiar.org








Farmer field day in Dong Xuan, Phu Yen: one of 10T




Bản dịch tiếng Việt
: Quản lý bền vững sắn châu Á, từ nghiên cứu đến thực hành. Tác giả Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye. Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, 2015.



Xem thêm



Food Crops News 291  
Thông tin Cây Lương thực Toàn cầu tháng 9 năm 2017. Chuyên trang thu thập, tuyển chọn thông tin Cây Lương thực giùm bạn và giúp bạn luyện học tiếng Anh nông nghiệp chuyên ngành. Hãy kiên trì làm giàu kiến thức chính của bạn.

Cassava News

Africa's most notorious insects – the bugs that hit agriculture the hardest

September 4, 2017 by Esther Ndumi Ngumbi, The Conversation








Whiteflies - Africa’s main cassava pest causes damage to crops. Credit: Maurice/Flickr
The dreaded crop-eating fall armyworm continues to spread across Africa like wildfire. This invasive insect pest, first reported in Africa in early 2016, is in more than 20 African countries including South Sudan and South Africa. It has destroyed many staple crops like maize. Damage to maize alone by this pest could total USD$3 billion in the next 12 months.







Crop losses in African countries due to are estimated at 49% of the expected total crop yield each year, according to the Centre for Agriculture and Biosciences International. But some can be even worse, and the effects of the changing climate are expected to increase the damage done by insects.

Which are Africa's top insect pests? The ones named here are just a few of the wide range of insect pests that affect crop production in Africa. But describing the top ones – and the crops they attack – can help focus the minds of researchers, governments and development agencies.


Insects that damage cereal crops

Cereals like maize, rice, wheat and sorghum are Africa's most important food crops. Maize is by far the most widely grown cereal crop – more than 300 million people out of approximately 1 billion people in sub-Saharan Africa depend on it as their main food source. Maize is severely affected by pests. The most significant yield losses are caused by lepidopteran stem borers, Busseola fusca (Fuller) and Chilo partellus Swinhoe (Crambidae).

Depending on the country, season, region and maize variety, Chilo partellus can cause (annual) yield losses ranging from 15% to 100%. Production losses of up to USD$450 million to farmers in eastern Africa by Chilo partellus have been reported.


Root and tuber crops

More than 240 million tons of root and tuber crops, including cassava, sweet potato, potato and yam, are annually produced on 23 million hectares of land in Africa. As many as 500 million to 1 billion Africans consume cassava. While the crop is tolerant of heat and other extremes, it's vulnerable to insect pests.

Bemisia tabaci (Gennadius) is Africa's main cassava insect pest. Unlike the stem borers, which chew and bore through stems and new maize cobs, these whiteflies feed directly on plants' sap. They also carry cassava plant diseases.


The most important disease they transmit are the Cassava Mosaic virus and Cassava Brown Streak disease. Entire yield losses have been reported and annual economic losses in East and Central Africa have been estimated at US$ 1.9-2.7 billion dollars.







Cassava roots infected with Cassava Brown Streak Disease. Credit: IITA/Flickr
Legume cropsLegume crops, including cow peas and beans, are an important part of African diets. They provide protein, vitamins and minerals such as calcium and antioxidants. But the production of most legume is threatened by several insect pests including bean flies, aphids, thrips, leafhoppers, whitefly and leaf beetles.
The legume pod borer is a serious pest for cowpeas, a crop that is consumed by over 200 million Africans. Yield losses of up to 80% have been reported in Nigeria, Niger and Burkina Faso —- the three major cowpea producing countries.
Efforts at control
Because of insects' impact on food security, billions of dollars have gone into research aimed at finding effective control measures. The International Center of Insect Physiology, for example, dedicated over a decade of research in an effort to find ecologically sustainable controls for lepidopteran stem borers. The International Institute of Tropical Agriculture is developing crop varieties that are resistant to insect pests and the plant diseases they spread.
There are many more insects that affect African crop production. And minor pests can become a greater threat when weather conditions change or when they develop resistance to chemical pesticides used to control them.
Insects can spread into new areas because of trade and climate change. The resulting outbreaks can destabilise food security and the gains made in crop productivity. The emergence of the fall armyworm in Africa is an example of this.
Many invasive insect species can be controlled at early stages before they disperse to new environments. It requires better surveillance and monitoring by African countries.
This should include predictive modelling – a process that uses data mining and probability to forecast future outcomes. The process could help determine when the next insect invasions are likely to occur or predict the impact of a changing climate on the distribution of insect pests. It has already been used to help predict the impact of temperature changes on the future distributions of lepidopteran maize stem borers and their natural enemies.
Countries could then prepare to reduce the impact of insect invasions. Because insects know no borders, it is important for African countries to work together on combating pests.











Africa's most notorious insects – the bugs that hit agriculture the hardest

September 4, 2017 by Esther Ndumi Ngumbi, The Conversation









Whiteflies - Africa’s main cassava pest causes damage to crops. Credit: Maurice/Flickr
The dreaded crop-eating fall armyworm continues to spread across Africa like wildfire. This invasive insect pest, first reported in Africa in early 2016, is in more than 20 African countries including South Sudan and South Africa. It has destroyed many staple crops like maize. Damage to maize alone by this pest could total USD$3 billion in the next 12 months.
Crop losses in African countries due to are estimated at 49% of the expected total crop yield each year, according to the Centre for Agriculture and Biosciences International. But some can be even worse, and the effects of the changing climate are expected to increase the damage done by insects.
Which are Africa's top insect pests? The ones named here are just a few of the wide range of insect pests that affect crop production in Africa. But describing the top ones – and the crops they attack – can help focus the minds of researchers, governments and development agencies.
Insects that damage cereal crops
Cereals like maize, rice, wheat and sorghum are Africa's most important food crops. Maize is by far the most widely grown cereal crop – more than 300 million people out of approximately 1 billion people in sub-Saharan Africa depend on it as their main food source. Maize is severely affected by pests. The most significant yield losses are caused by lepidopteran stem borers, Busseola fusca (Fuller) and Chilo partellus Swinhoe (Crambidae).
Depending on the country, season, region and maize variety, Chilo partellus can cause (annual) yield losses ranging from 15% to 100%. Production losses of up to USD$450 million to farmers in eastern Africa by Chilo partellus have been reported.
Root and tuber crops
More than 240 million tons of root and tuber crops, including cassava, sweet potato, potato and yam, are annually produced on 23 million hectares of land in Africa. As many as 500 million to 1 billion Africans consume cassava. While the crop is tolerant of heat and other extremes, it's vulnerable to insect pests.
Bemisia tabaci (Gennadius) is Africa's main cassava insect pest. Unlike the stem borers, which chew and bore through stems and new maize cobs, these whiteflies feed directly on plants' sap. They also carry cassava plant diseases.
The most important disease they transmit are the Cassava Mosaic virus and Cassava Brown Streak disease. Entire yield losses have been reported and annual economic losses in East and Central Africa have been estimated at US$ 1.9-2.7 billion dollars.
Cassava roots infected with Cassava Brown Streak Disease. Credit: IITA/Flickr
Legume crops
Legume crops, including cow peas and beans, are an important part of African diets. They provide protein, vitamins and minerals such as calcium and antioxidants. But the production of most legume is threatened by several insect pests including bean flies, aphids, thrips, leafhoppers, whitefly and leaf beetles.
The legume pod borer is a serious pest for cowpeas, a crop that is consumed by over 200 million Africans. Yield losses of up to 80% have been reported in Nigeria, Niger and Burkina Faso —- the three major cowpea producing countries.
Efforts at control
Because of insects' impact on food security, billions of dollars have gone into research aimed at finding effective control measures. The International Center of Insect Physiology, for example, dedicated over a decade of research in an effort to find ecologically sustainable controls for lepidopteran stem borers. The International Institute of Tropical Agriculture is developing crop varieties that are resistant to insect pests and the plant diseases they spread.
There are many more insects that affect African crop production. And minor pests can become a greater threat when weather conditions change or when they develop resistance to chemical pesticides used to control them.
Insects can spread into new areas because of trade and climate change. The resulting outbreaks can destabilise food security and the gains made in crop productivity. The emergence of the fall armyworm in Africa is an example of this.
Many invasive insect species can be controlled at early stages before they disperse to new environments. It requires better surveillance and monitoring by African countries.
This should include predictive modelling – a process that uses data mining and probability to forecast future outcomes. The process could help determine when the next insect invasions are likely to occur or predict the impact of a changing climate on the distribution of insect pests. It has already been used to help predict the impact of temperature changes on the future distributions of lepidopteran maize stem borers and their natural enemies.
Countries could then prepare to reduce the impact of insect invasions. Because insects know no borders, it is important for African countries to work together on combating pests.

Read more at: https://phys.org/news/2017-09-africa-notorious-insects-bugs-agriculture.html#jCp
cassava - Google News

Uganda Harvests Another Successful GM Cassava Trial . Crop Biotech Update. September 20, 2017 www.isaaa.org/kc/cropbiotechupdate

Cassava mosaic disease (CMD) and cassava brown streak (CBSD) are still the most challenging constraints for cassava production in the Sub-Saharan Africa. Some Ugandans describe them as HIV for cassava. Although, there are CMD resistant cassava varieties, it is still a challenge since a good number of farmers have not yet accessed them. Annual losses due to CMD and CBSD are estimated at $60 Million in Uganda alone. There is a great need for both CBSD and CMD resistant cassava.
Uganda is one of the countries working towards eliminating the diseases through several projects including the Virus Resistant Cassava for Africa (VIRCA) Plus. The VIRCA Plus project is a collaborative effort involving the Donald Danforth Plant Science Center; the National Crops Resources Research Institute (NaCRRI) in Namulonge, Uganda; and the Kenya Agricultural and Livestock Research Organization (KALRO) in Nairobi, Kenya.
Using biotech tools, a farmer preferred variety (TME 204) was successfully transformed for resistance against CBSD. However, it did not have significant resistance against CMD. This called for conventional breeding to address the gap, since there are already farmer-preferred varieties that are resistant to CMD. The fourth confined field trial (CFT) was established with a goal to develop farmer-preferred varieties that are resistant to both diseases by crossing the transgenic lines (resistant to CBSD) and non-GM varieties (resistant to CMD). The trial also provided vital data for agronomic performance. VIRCA project has conducted several multilocational CFTs in Uganda and Kenya, the latest harvest being in Kasese district, western Uganda. Since 2010, NARO-Uganda has tested GM cassava with great progress.
For more information, contact UBIC at ubic.nacrri@gmail.com or visit the UBIC website.
see more biotech top 10 at http://ubic.ug/wp-content/uploads/2017/07/Biotech-Top-10.pdf

Africa's most notorious insects – the bugs that hit agriculture the ... - Phys.Org - Phys.Org *Africa's most notorious insects – the bugs that hit agriculture the ...* *Phys.Org* The dreaded crop-eating fall armyworm continues to spread ac...
15 hours ago
How cassava mechanisation is sparking industrial revolution in Ogun
NIGERIAN TRIBUNE (press release) (blog) Aug 29, 2017
Caribbean region suffers from low Cassava production
Loop Trinidad & Tobago Aug 30, 2017
Related Coverage
Cassava 'thief' hacks farmer to death in Ogun
From Nigeria The News Aug 29, 2017
How Green Are Those New Cassava Bags?
Legal Reader (blog) Aug 24, 2017
Tool eases cassava uprooting
VietNamNet Bridge Sep 1, 2017
Cassava farming declining in Katsina
Daily Trust Aug 24, 2017
Nigerian activist groups lobby against GMO cassava trials
Genetic Literacy Project Aug 31, 2017
Enhancing commercial cassava production
The Nation Newspaper Aug 25, 2017
...

 

 


Không có nhận xét nào:

Người theo dõi