CÂY LƯƠNG THỰC. Mười kỹ thuật thâm canh sắn: 1) Sử dụng các giống sắn tốt có năng suất sắn lát khô và năng suất bột cao; 2 Hom giống sắn, bảo quản cây giống và kỹ thuật trồng; 3. Thời vụ trồng; 4. Đất sắn và kỹ thuật làm đất; 5. Dinh dưỡng khoáng và bón phân cho sắn; 6. Khoảng cách và mật độ trồng; 7. Trồng xen; 8. Chăm sóc và làm cỏ; 9. Phòng trừ sâu bệnh; 10. Thu hoạch, chế biến, kinh doanh khép kín.
1. Sử dụng các giống sắn tốt có năng suất sắn lát khô và năng suất bột cao
Những giống sắn phổ biến ở Việt Nam là KM94 & KM419; KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26, với tỷ lệ tương ứng 75,54%, 5,4%, 4,50%, 3,24%, 2,70%, của tổng diện tích sắn thu hoạch toàn quốc hiện tại ước 496,20 nghìn ha, năng suất bình quân 17,1 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 8,52 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2012)
Gần đây, Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) đang khảo nghiệm rộng các giống sắn mới triển vọng. Tại các tỉnh phía Nam, giống sắn tốt tiêu biểu được nông dân chấp nhận và đang phát triển rộng trong sản xuất là KM419, KM440, KM414, KM397, KM325. Đặc biệt là giống KM419 (sắn siêu bột Nông Lâm, sắn siêu cao sản Nông Lâm, sắn giống, sắn cút lùn) đang tăng rất nhanh. Những giống sắn mới có ưu điểm năng suất cao, cây thấp gọn dễ trồng dày, ngắn ngày, ít bệnh nên nông dân đã nhạy bén mua giống chuyển đổi, thay bớt diện tích giống sắn chủ lực KM94 có năng suất cao ổn định, nhiều bột nhưng cây cao tán rộng khó trồng dày, dài ngày và bị nhiễm bệnh chồi rồng.
1.1 Nguồn gốc, đặc điểm của bảy giống sắn mới triển vọng
Giống sắn KM419
Nguồn gốc: KM419 là con lai của tổ hợp lai BKA900 x KM98-5 do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu Giống
KM419 đã được tỉnh Tây Ninh tổ chức trồng rộng rãi từ năm 2009 (Hoàng Kim, Cao Xuân Tai, Nguyễn Phương, Trần Công
Khanh, Hoàng Long. 2009. "Tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép nhập nội từ
CIAT". Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết Đề tài
cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số đề tài: B2007-12-45; Thời gian thực hiện
1/2007-12/2008. Nghiệm thu đề tài tháng 10/2009). Giống bố BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. Giống mẹ KM98-5 là giống sắn tốt đã được tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh cho phép mở rộng sản xuất năm 2002, 2005 và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009 (Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv, 2002, 2005, 2007, 2009 ). Giống sắn lai KM419 kết hợp được nhiều đặc tính tốt của cha mẹ, dẫn đầu năng suất hầu hết các thí nghiệm (Hoang Kim, Nguyen Van Bo et al. 2011)
Đặc điểm giống: KM419 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh năng suất củ tươi 40,2 đến 54,8 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 28,2 -29%..
Giống sắn KM419 hiện được nông dân rất ưa chuộng, nhân nhanh trong sản xuất tại Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước,... và Cămpuchia, với các tên gọi: Khoai mì giống siêu bột KM419; Mì siêu cao sản Nông Lâm, Mì “cút lùn” Nông Lâm (để phân biệt với giống sắn phổ biến KM94 = KU50 = MKUC 29-77-3 là “cút cao” ngọn tím, cây cao, cong ở gốc, khó tăng mật độ trồng và hiện bị nhiễm bệnh chồi rồng.
Giống sắn KM440
Nguồn gốc: KM440 là giống sắn KM94 chiếu xạ hạt giống KM94 bằng tia Gamma nguồn Co 60 trên 24.000 hạt sắn KM94 đã qua tuyển chọn đơn bội kép do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) chủ trì tạo giống (Hoàng Kim, Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt, và ctv 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004 tiếp tục cải tiến giống bằng phương pháp tạo dòng đơn bội kép (Hoàng Kim và ctv 2009)
Giống sắn KM440
Nguồn gốc: KM440 là giống sắn KM94 chiếu xạ hạt giống KM94 bằng tia Gamma nguồn Co 60 trên 24.000 hạt sắn KM94 đã qua tuyển chọn đơn bội kép do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) chủ trì tạo giống (Hoàng Kim, Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt, và ctv 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004 tiếp tục cải tiến giống bằng phương pháp tạo dòng đơn bội kép (Hoàng Kim và ctv 2009)
Đặc điểm giống: KM440 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất củ tươi 40,5 đến 53,1 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 27,0 -28,9%,.giống ngắn ngày, thời gian giữ bột sớm hơn KM94.
Giống sắn KM397
Nguồn gốc: KM397 là con lai của KM108-9-1 x KM219 chính là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống SM937-6 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Trần Ngọc Quyền và ctv, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.
Đặc điểm giống: KM397 có thân nâu tím, thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh; lá xanh thẫm, ngọn xanh, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, thích hợp xắt lát phơi khô và làm bột. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi 33,0 - 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 – 29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 - 44,3%, năng suất tinh bột 9,2- 13,5 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 13,8 - 17,6 tấn/ ha. chỉ số thu hoạch 60 - 63,0%. Giống sắn KM397 chịu khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94.
Giống sắn KM444
Nguồn gốc: KM444 còn có các tên khác là HL2004-28 và SVN7 do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn ban đầu từ đánh giá tổ hợp lai (GM444-2 x GM444-2) x XVP của nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) lai hữu tính năm 2003.
Đặc điểm giống: KM444 có gốc thân hơi cong, phân cành cao. Lá màu xanh đậm, ngọn xanh nhạt. Dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng. Đặc điểm nổi bật của giống KM444 là rất ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất củ tươi đạt 37,5 – 48,3 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt 28,3- 29,2%.
Nguồn gốc:
KM414 là con lai của tổ hợp KM146-7-2 x KM143-8-1, chính là tổ hợp lai
kép (KM98-5 x KM98 -5) x (KM98-1 x KM98-1) do nhóm nghiên cứu sắn Trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm năm 2003 (Hoàng Kim
và ctv, 2009). Hai giống sắn KM98-1 và KM98-5 đã được Bộ Nông nghiệp và
PTNT lần lượt công nhận giống năm 1999 và 2009 (Hoàng Kim và ctv, 1999;
Trần Công Khanh và ctv, 2005). Giống sắn lai KM414 kết hợp được nhiều
đặc tính quý của hai giống cha mẹ KM98-1 và KM98-5.
Giống sắn KM414
Đặc điểm giống:
KM414 hiện có KM414a (trên) và KM414b (dưới). Giống sắn KM414a người dân Tây Ninh thích giữ lại vì có nhiều đặc tính tốt: thích hợp làm sắn
lát khô và làm bột. thân màu xám trắng, phân cành cao, lá xanh, ngọn xanh, củ to và đồng đều nhưng dạng củ không đều bằng giống KM419, Năng suất củ tươi đạt 42,3 đến 52,3 tấn/ha; hàm
lượng bột đạt 27,8 đến 29,5%.
Giống sắn KM414b có lá dạng hình lá tre tương tự giống KM325 . Giống sắn KM419b được nông dân Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai ưa thích giữ lại qua các khảo nghiệm giống tác giả vì giống KM414b chín sớm năng suất cao thân màu xanh nâu (phân biệt rõ với KM325 thân xám đậm), ít phân cành, lá xanh, ngọn xanh, phân thùy sâu, củ to nhưng dạng củ không đều bằng giống KM419, Năng suất củ tươi đạt 44,3 đến 50,0 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 26,8 đến 28,3%.
Giống sắn KM414b có lá dạng hình lá tre tương tự giống KM325 . Giống sắn KM419b được nông dân Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai ưa thích giữ lại qua các khảo nghiệm giống tác giả vì giống KM414b chín sớm năng suất cao thân màu xanh nâu (phân biệt rõ với KM325 thân xám đậm), ít phân cành, lá xanh, ngọn xanh, phân thùy sâu, củ to nhưng dạng củ không đều bằng giống KM419, Năng suất củ tươi đạt 44,3 đến 50,0 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 26,8 đến 28,3%.
Giống sắn KM325
Nguồn gốc: KM325 là kết quả chọn dòng tự phối đời ba của tổ hợp lai SC5 x SC5 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và khảo nghiệm. Giống sắn SC5 do Học Viện Cây trồng Nhiệt Đới Nam Trung Quốc (SCATC) chọn từ tổ hợp lai ZM8625 x SC8013 công nhận giống quốc gia năm 2000. Hom giống được nhập nội vào Việt Nam từ Viện Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây (GSCRI) năm 2002. SC8013 có nguồn gốc từ SC205 là giống sắn phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay.
Đặc điểm giống: KM325 có thân nâu xám, nhặt mắt, phân nhánh cấp 1, lá xanh đậm, xẻ thùy sâu, ngọn xanh, củ hình dạng đẹp, đều; thịt củ màu trắng (dân gọi KM325 là Sắn Lá Tre xanh phân biệt với SC205 là Sắn Lá Tre cọng đỏ).
KM325 đạt năng suất củ tươi 27,0 -58,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 26,2 – 27,6 %, tỷ lệ sắn lát khô 37,8 %, năng suất sắn lát khô 15,3 - 17,2 tấn/ha, nhiễm sâu bệnh nhẹ, chịu thâm canh, thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám Đông Nam Bộ, nhược điểm là hàm lượng tinh bột thấp và chất lượng cây giống không tốt bằng KM94, KM140.
Giống sắn KM228
Đặc điểm giống: KM228 có thân màu xanh trắng, không hoặc ít phân nhánh; lá xanh đậm, ngọn xanh nhạt, tai lá rấ rõ; củ dài, đều, vỏ củ láng, thịt củ màu trắng. Thời gian sinh trưởng 7 - 10 tháng. Năng suất củ tươi trong khảo nghiệm đạt 35 – 47 tấn/ ha, hàm lượng tinh bột 26 – 27%.
Giống sắn HB60* (KM390)
Nguồn gốc: HB60* tên khác KM390 do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chọn tạo và khảo nghiệm. KM390 là kết quả chọn dòng tự phối đời ba từ tổ hợp lai HB60 x HB60 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT. Hom giống HB60 được nhập nội từ Trường Đại học Karsetsart (KU) Thái Lan vào Việt Nam năm 2002. Giống HB60 do Trường Đại học Karsetsart Thái Lan chọn tạo từ R5 x KU50 công nhận giống năm 2003.
Đặc điểm giống: HB60* (KM390) có thân nâu xám, ít phân nhánh, lá xanh, ngọn xanh; thịt củ màu trắng, tai lá rõ. Thời gian thu hoạch 8 -10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi khảo nghiệm tại Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước đạt 33,0 – 40,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,0- 27,9 %, tỷ lệ sắn lát khô 38,2 %, năng suất sắn lát khô 12,0 tấn/ha. Giống sắn HB60* (KM390) thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám vùng Đông Nam Bộ, nhiễm nhiều bệnh đốm nâu lá.
1.2 Nguồn gốc, đặc điểm của năm giống sắn chủ lực trong sản xuất
Giống sắn KM 140
Nguồn gốc: Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 2009 trên toàn quốc và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, hiện ước trồng trên 150.000
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94
Giống sắn KM 98-5
Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, hiện ước trồng trên 100.000 ha.
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
Giống sắn KM98-1
Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= Rayong 72) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, hiện trồng trên 20.000 ha.
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94
Giống sắn SM 937-26
Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, hiện trồng trên 20.000 ha.
Đặc điểm giống:
+ Thân nâu đỏ, thẳng, không phân nhánh
+ Năng suất củ tươi: 32,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 37,9%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,9%.
+ Năng suất bột : 9,4 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 61 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Vỏ củ dày và cứng hơn KM94
Giống sắn KM 94
Nguồn gốc: Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn toàn quốc.
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh chồi rồng và bệnh cháy lá.
2. Hom giống sắn, bảo quản cây giống và kỹ thuật trồng
Hom giống tốt là rất quan trọng để giúp sắn nảy mầm đều, sinh trưởng khoẻ và cho năng suất cao. Lúc thu hoạch cần chọn những cây sắn đúng giống, tươi, không xây xát, không sâu bệnh, nhặt mắt, đặc lõi, đường kính thân 1,8 – 2,2 cm để làm giống cho vụ sau. Cây giống được bó thành từng bó 20 cây, dựng đứng ở nơi giâm mát, tủ rơm rạ, lấp đất quanh gốc 10-15 cm và tưới gốc giữ ẩm. Thời gian bảo quản giống không quá 2,5 tháng. Cây sắn trước khi trồng được cắt thành những đoạn hom dài 15-18 cm với 5-6 mắt. Nên dùng cưa máy cắt các bó hom để tiện vận chuyển và dùng dao sắc để chặt hom.
Vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên, phần lớn nông dân đặt hom nằm ngang để giảm công trồng và dễ thu hoạch. Các tỉnh phía Bắc và vùng ven biển miền Trung, nông dân thường cắm hom xiên (đặt hom nghiêng so với mặt đất khoảng 30o) hoặc hom đứng để giúp cho cây mọc mầm nhanh, khoẻ, giữ ẩm và ít đổ ngã. Khi đặt hom chú ý không để hom chạm vào phân khoáng hoặc phân chuồng tươi chưa hoai mục sẽ làm hom bị hư hại do ngộ độc, mất nước, nhiễm bệnh. Cắm hom cần hướng mầm cây lên trên và nghiêng cùng chiều để cây sinh trưởng tốt, tiện chăm sóc và thu hoạch .
3. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng thích hợp là rất quan trọng đối với cây sắn. Tục ngữ Việt Nam có câu “nhất thì, nhì thục”. Sắn là cây trồng của vùng nhiệt đới ẩm. Sắn cần ánh sáng ngày ngắn để tạo củ. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sắn từ 23-27oC. Lượng mưa trung bình năm thích hợp đối với sắn trong khoảng 1000 –2000 mm. Thời vụ trồng sắn tùy thuộc nông lịch cụ thể của từng địa phương. Các giống sắn công nghiệp trồng để lấy bột thường thu hoạch 8-12 tháng sau trồng. Các giống sắn ngọt trồng để ăn tươi thì có thể thu hoạch rãi rác từ 6- 9 tháng.
Vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đất núi Đồng bằng Sông Cửu Long, sắn được trồng vụ chính (70%) từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 và vụ phụ (30%) từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11.
Vùng ven biển miền Trung, sắn được trồng từ tháng 1 đến tháng 2 trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao và có mưa ẩm, thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 để né tránh bão lụt gây đổ ngã và thối củ ngoài đồng.
Vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, sắn trồng tốt nhất là trong tháng 2 vì lúc này có mưa xuân ẩm, trời bắt đầu ấm, thích hợp cho cây sinh trưởng, hình thành và phát triển củ. Sắn trồng muộn vào tháng 4, trời đã nóng, cây sinh trưởng mạnh nhưng không đủ thời gian cho củ phát triển.
4. Đất sắn và kỹ thuật làm đất
Sắn có thể trồng trong một phạm vi biến động lớn của đất từ cát nhẹ đến sét nặng, pH từ 3,5 đến 7,8, ngoại trừ đất úng nước hoặc đất có hàm lượng muối cao. Sắn đạt năng suất cao nhất ở đất có tưới, sa cấu đất trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao với pH khoảng 6,0-7,0. Ở Việt Nam, sắn được trồng phổ biến trên đất xám, đất nâu vàng và đất đỏ, sắn cũng được trồng một phần trên đất cát xám ven biển miền Trung và đất phù sa nhiễm phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết đất trồng sắn của nước ta đều nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn và rửa trôi, pH thấp 5,0- 6,0, thiếu đạm, kali và chất hữu cơ.
Kỹ thuật làm đất cần phù hợp với từng loại đất: Thông thường, đất được dọn sạch cỏ, cày 1-2 lần sâu 20 –25 cm, bừa 1-2 lượt, sau đó lên luống hoặc trồng bằng tùy điều kiện cụ thể và tập quán canh tác của vùng. Đất có độ dốc cao nên cuốc hốc trồng trực tiếp theo đường đồng mức xen các băng cây cốt khí, anh đào, bình linh hoặc cỏ vertiver để chống xói mòn. Đất có độ dốc thấp hoặc đất bằng nên trồng luống cách nhau 0,8 - 1,0 m tùy giống theo đường đồng mức và chỉ nên cày sâu vừa phải để không làm đảo “tầng đế cày” lên mặt đất. Đất nâu vàng và đất đỏ nên cày sâu 25-30 cm để cây sinh trưởng tốt hơn và cho năng suất cao hơn. Vùng Tây Ninh trên đất bằng nông dân có tập quán trồng sắn trên liếp rộng 2,2- 2,3 m trồng ba hàng sắn với khoàng cách 0,6 – 0,8 m tùy giống.
5. Dinh dưỡng khoáng và bón phân cho sắn
Sắn có yêu cầu khá cao về các chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sắn là kali, kế đến là đạm, lân, canxi và ma nhê. Thông thường, cây sắn cần lượng dinh dưỡng 150 kg N + 30 kg P2O5 + 150 kg K2O để đạt năng suất củ tươi 30 tấn/ ha (R.H. Howeler 2001). Sắn hút kali mạnh ngay từ đầu, tháng thứ hai sắn đã hút kali gấp 10 lần so với tháng thứ nhất, tháng thứ ba gấp ba lần so với tháng thứ hai, trước lúc thu hoạch lượng kali được hút gấp 2,5 lần tổng lượng đạm và lân. Nhu cầu về đạm tháng thứ hai gấp rưỡi nhu cầu đạm của tháng thứ nhất, tháng thứ ba gấp bốn lần của tháng thứ hai, tháng thứ tư gấp rưỡi của tháng thứ ba, lượng đạm hút được nhiều nhất vào các tháng thứ 8, thứ 10 nhưng tốc độ hút đạm chậm lại. Lân được cây hút đều trong suốt quá trình sinh trưởng. Cây hút lượng can xi nhiều gấp đôi lượng lân và lượng manhê bằng một phần ba lượng can xi. Việc bón phân khoáng cân đối, hiệu qủa đi đôi với việc tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh và sử dụng cây họ đậu trong các hệ thống luân xen canh với sắn là giải pháp cơ bản để tăng năng suất sắn .
Hình 9: Giống sắn KM419 ở Minh Hưng lúc 2 tháng sau trồng
Đất sắn Việt Nam hầu hết đều nghèo dinh dưỡng và ít được cung cấp phân bón. Kết luận của Hội thảo Sắn Việt Nam lần thứ 10 năm 2001 là cây sắn nước ta cần được đầu tư tối thiểu cho mỗi hecta hai bao Urea (100 kg) + 4 bao Supelân (200 kg) + 4 bao KCl (200 kg) ở mức 46 N + 40 P2O5 + 100 K2O, ở ruộng thâm canh cần ứng dụng 90 - 160 N + 40 P2O5 + 120 - 160 K2O (tương ứng 195 - 348 Urea + 200 Supelân + 240 - 320 KCl kg/ ha) + 10 tấn phân chuồng (hoặc phân vi sinh quy đổi). Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ , toàn bộ phân lân và 1/3 lượng phân đạm khi trồng
+ Bón thúc lần 1 (15-20 ngày sau trồng): 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng phân kali kết hợp với làm cỏ.
+ Bón thúc lần 2 (35-45 ngày sau trồng): 1/3 lượng đạm + 2/3 lượng phân kali kết hợp với làm cỏ.
Những hộ nông dân giỏi Tây Ninh trồng sắn KM419 và KM98-5 trên đất xám bạc màu đạt năng suất sắn củ tươi trên 60 tấn / ha đã đầu tư cho mỗi hecta 13 bao SA (650 kg SA tương đương 325 kg Urea = 136 N) + 15 bao Lân Long Thành (750 kg Lân Long Thành tương đương 150 kg P2O5) + 4 bao KCl (200 kg) + 200 bao tro (tương đương 120 kg KCl ) . Mức đầu tư tương tự như trên nhưng mức lân cao hơn tùy tính chất đất.
6. Khoảng cách và mật độ trồng
Khoảng cách và mật độ trồng sắn tuỳ theo đất với nguyên tắc chung là “đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày, sắn cây cao to trồng thưa, sắn cây thấp gọn trồng dày, đất xấu cần đầu tư nhiều phân hơn so với đất tốt”.
Đất tốt: Khoảng cách trồng 1,00 m x 0,80 m, mật độ 12.500 cây/ha.
Đất trung bình: Khoảng cách trồng 0,90 m x 0,80 m, mật độ 13.888 cây/ha
Đất nghèo: Khoảng cách trồng 0,80 m x 0,80 m, mật độ 15.620 cây/ha
Khoảng cách trồng 0,80 m x 0,70 m, mật độ 16.286 cây/ha
7. Trồng xen
Đất tốt: xen một hàng ngô lai giữa hàng sắn, khoảng cách xen 1,00m x 0,40m x 1 cây. Đất trung bình: xen hai hàng đậu xanh hoặc lạc giữa hai hàng sắn, khoảng cách xen 0,30 m x 0,15m x 2 cây/hốc.
8. Chăm sóc và làm cỏ
Làm cỏ kịp thời ba lần vào lúc 20, 40 và 70 ngày sau khi trồng kết hợp bón phân. Thường sắn mọc đều trong khoảng 2-3 tuần tuỳ thuộc chất lượng hom giống, đất đai và thời tiết. Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây sắn rất lớn nên việc làm cỏ xáo xới là rất quan trọng để bảo đảm sắn đạt năng suất cao.
Làm cỏ bón phân lần đầu nên thực hiện ngay sau khi cây mọc đều để sắn sinh trưởng khoẻ và giao tán sớm. Làm cỏ bón phân lần hai giúp cây hình thành và phát triển củ. Làm cỏ bón phân lần cuối sau trồng 2,5-3,0 tháng giúp sắn sẽ khép tán tốt và hạn chế cỏ dại. Sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Duan với lượng dùng là 2,5 lít/ ha đạt năng suất sắn củ tươi và hiệu qủa kinh tế cao, được nhiều nông dân lựa chọn.
9. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại chưa gây thành dịch trên cây sắn Việt Nam. Một số sâu hại chính thường gặp là: Sâu ăn tạp (Spodoptera litura F) xuất hiện rải rác, ăn lá non và mầm sắn mới trồng gây mất khoảng, giảm mật độ; Sâu xanh (Chloridae obsoleta F) cũng loại sâu đa thực, chủ yếu ăn lá sắn non, phá hại rãi rác, gặm khuyết lá sắn; Sâu ăn lá (Tiracola plagiata walk) chủ yếu ăn lá sắn, là trơ cành lá sắn; Nhện đỏ (Tetranychus sp) thường tập trung chích hút mặt dưới lá sắn làm lá khô, bạc màu nhất làm mặt lá loang lỗ. Cách phòng trừ sâu hại chủ yếu là thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn để cây sinh trưởng phát triển khoẻ, thường xuyên thăm ruộng phát hiện sâu hại kịp thời và sử dụng thuốc trừ sâu phù hợp hiện có bán rộng rãi trên thị trường nhưng chỉ áp dụng khi thật cần thiết.
Bệnh hại sắn ở Việt Nam trước đây chưa gây thành dịch nhưng gần đây nguy hại nhất là bệnh chồi rồng đã bùng phát ở một số địa phương. Nguyên nhân gây bệnh do Phytoplasma (dịch khuẩn bào, một loại vi sinh vật ở giữa virus và vi khuẩn) gây ra. con đường lây lan chủ yếu qua hom giống bị nhiễm bệnh và côn trùng môi giới (rầy lá Cicadellidea , rầy thân Fulgoridea, nhện đỏ, rệp sáp … ) Sắn bị bệnh chổi rồng nặng thì chồi và ngọn bị chết khô, lá sắn bị biến dạng nhỏ lại và thô cứng, thân và ngọn ngắn lại chuyển màu thâm đen và mọc nhiều chồi như "chồi rồng", các đốt thân xít lại, nhiều cành bệnh bị chết khô hoặc còi cọc. Cây sắn có dạng ẩn bệnh, nhìn cây khỏe nhưng có thể đã bị nhiễm bệnh. Nếu sắn bị nhiễm nhẹ thì làm giảm năng suất từ 10- 30%, hàm lượng tinh bột giảm 20- 30%, nếu bị nhiễm bệnh sớm hoặc nặng thì sắn thiệt hại hoàn toàn không cho thu hoạch. Theo nhiều nguồn tin, ngành bảo vệ thực vật hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu bệnh này. Giải pháp chủ yếu là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM397, KM440,… ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; dập dịch kịp thời khi bệnh xuất hiện và khoanh vùng tiêu hủy nguồn bệnh.
Ngoài bệnh chồi rồng, sắn còn có những loại bệnh hại khác: Bệnh héo vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv.manihotis), vết bệnh xuất hiện dưới dạng những vết nâu trên lá và những quầng vàng, sau đó lan rộng làm lá héo rụng; kế đến là bệnh đốm lá (Cercospora spp) vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, khi bệnh nặng làm lá vàng khô và rụng, bệnh gây hại nặng trong mùa mưa; Bệnh thán thư (Colletotrichum spp) gây thành những vết màu nâu đỏ trên lá sắn, xung quanh vết bệnh có viền vàng nhạt, khi bệnh hại nặng làm lá khô chết; Các loại nấm gây thối thân, thối củ, thường gặp là Phytphthora spp, Fusarium spp, Diplodia manihotis; Các loại bệnh do virus. Tùy theo từng đối tượng gây hại mà vận dụng cách phòng trị tổng hợp tương tự như trên.
10. Thu hoạch, chế biến, kinh doanh khép kín
Thời gian thu hoạch sắn thích hợp trong khoảng 8-11 tháng sau trồng (tùy giống). Thu hoạch đúng thời điểm khi năng suất, tinh bột và giá bán thích hợp. Hàm lượng tinh bột đạt khoảng 27- 30%. Thu hoạch bằng cơ giới, dụng cụ thủ công hoặc bằng tay. Thu hoạch đến đâu vận chuyển chế biến ngay đến đó tránh để lâu trên đồng làm giảm năng suất củ và chất lượng bột. Sử dụng lá sắn làm thức ăn ủ chua hoặc làm bột lá sắn giàu dinh dưỡng để chăn nuôi, thân cây sắn để làm giống, làm nấm, gốc làm củi đun . Sản xuất, chế biến, kinh doanh khép kín để nâng cao hiệu quả kinh tế.
TS. Hoàng Kim
Giảng viên chính Cây Lương thực
Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả
Khoa Nông Học, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM
Email: hoangkim@hcmuaf.edu.vn
ĐTDĐ: 0903 613024 https://twitter.com/hoangkimvietnam
Video
Cassava in Vietnam: Save and Grow, PhuYen, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Minh Hieu, Hoang Kim, Nguyen Trong Tung, 2015. Cassava varieties KM419 and KM440
Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak
Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak
Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Comment for Food Crops News 165 Kim on FaceBook.
Xem thêm:
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Giống sắn triển vọng tại Việt Nam
Những giống sắn phổ biến ở Việt Nam
Giống sắn KM419 và KM140
Giống sắn KM419 ở Đắk Lắk
Trở về trang chính
Hoàng Kim,
Ngọc Phương Nam,
Thung dung,
Dạy và học,
Cây Lương thực,
Học mỗi ngày,
Danh nhân Việt,
Kim on Twitter,
Kim on Facebook,
Food Crops News,
CassavaViet,
foodcrops.vn
nhiều bog và chia sẻ hay cảm ơn a/c
Trả lờiXóatrùn quế giống
phan huu co
dịch trùn quế