Lưu trữ
8/11/08
Cây lúa Việt Nam xưa nay và ngày mai
LỜI GIỚI THIỆU
GS. TS. Nguyễn Văn Luật
cayluongthuc.blogspot.com. Nội dung của cuốn sách về cây lúa Việt Nam được xuất bản lần này là sự kế thừa và phát triển cuốn “CÂY LÚA VIỆT NAM THẾ KỶ 20” đã phát hành thành ba tập gần 1.500 trang trong các năm 2001, 2002, và 2003. Nhà nước tiếp tục đặt hàng với Nhà Xuất bản Nông nghiệp in ấn và phát hành cuốn sách “CÂY LÚA VIỆT NAM” là do nhiều độc giả yêu cầu, cũng do nhiều tác giả muốn bổ xung những nội dung trước thế kỷ 20, và cập nhật phát sinh mới ở đầu thế kỷ 21, tuy mới trải qua chưa đầy một thập kỷ. Sách do tập thể tác giả biên soạn. GSTS. Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long chủ biên.
Nông nghiệp Việt Nam bắt đầu từ cây ăn củ và cây lúa. Trong thế kỷ 20 ở Việt Nam, lịch sử nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khác nhau, như khảo cổ học, ngôn ngữ học, nhân chủng học, địa lý, di truyền, sinh lý thực vật, nông học, và nhiều nhà khoa học khác. Những báo cáo khoa học chủ yếu dựa trên nhiều kết quả khảo sát các di chỉ khảo cổ, đã đưa ra hàng loạt bằng chứng về nền Văn hóa hang động Hòa Bình ở Việt Nam ta, từ đó phát hiện ra “chốn tổ” của cây lúa, bắt đầu từ hàng chục thiên niên kỷ tính đến nay.
Đồng thời, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Việt Nam là một trong các nước Đông Nam Châu Á có người tiền sử xuất hiện. Người tiền sử trở thành người nông dân khi sáng tạo và sử dụng những nông cụ bằng đá, và nền văn minh trồng lúa khởi đầu.
Trải qua hàng thiên niên kỷ, quá trình phát triển của nền văn minh trồng lúa đã để lại bằng chứng phong phú về các nền văn hóa kế tiếp nhau: nền văn hóa Hòa Bình, Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn (tiêu biểu là các trống đồng Ngọc Lũ).. Qua nghiên cứu khảo sát các nền văn hóa trên, sự tiến bộ của nông cụ phát lộ, từ đồ đá, đến đồ đồng, đồ sắt. Đến nay, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nghề trồng lúa cho năng suất lao động ngày một cao trên cơ sở kế thừa và phát triển các nền văn minh trồng lúa.
Về giống lúa, trải qua hàng ngàn đời, người nông dân đã chọn lọc những biến dị trong tự nhiên những giống lúa đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao. Trên cơ sở nguồn gene đa dạng chứa nhiều đặc tính quý nằm trong hàng ngàn giống cổ truyền, các nhà di truyền tạo chọn giống lúa đã kế thừa và phát triển, đã áp dụng phương pháp lai tạo truyền thống, và nhiều phương pháp hiện đại khác như tạo chọn cơ thể biến đổi di truyền (GMO) mà nhiều nước đã có giống cây trồng đưa vào sản xuất đại trà. Trong một tương lai không xa, cũng như bông vải, ngô, đậu tương, ta sẽ có những giống lúa kháng sâu bệnh, kháng hạn tốt, và sẽ có gạo cho người bướu cổ, mờ mắt, thiếu máu, dính bệnh tiểu đường, huyết áp cao..
Một nền văn hóa phi vật thể xung quanh nghề trồng lúa ở Việt Nam đã chứa đựng biết bao kinh nghiệm truyền lại cho hậu thế bằng ca dao, tục ngữ. Một số minh chứng: “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”; “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”; “Nhất thì, nhì thục”; “Gió đông là chồng lúa chiêm, Gió bấc là duyên lúa mùa”; “Cô kia tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”.. Những kinh nghiệm trên vẫn còn nguyên giá trị khuyến nông.
Ở một cuộc hội thảo quốc tế lớn trong năm lúa gạo quốc tế (2004) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, tôi đã có dịp góp ý về khẩu hiệu “Chúng ta không làm nông nghiệp bằng kinh nghiệm” là chưa đủ, mà phải là “Chúng ta không làm nông nghiệp chỉ bằng kinh nghiệm”. Ý kiến này được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tán thành. Bởi vì, để nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, cần có kinh nghiệm + công nghệ mới. Trên cơ sở này, năng suất, sản lượng và chất lượng lúa nước của ta tăng trưởng không ngừng, góp phần làm cho nước ta từ một nước thiếu ăn, đến một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Từ sau đổi mới, sản lượng lúa ở Việt Nam ta năm sau luôn cao hơn năm trước. Đến năm 2008 này, Việt Nam ta lại đạt sản lượng lúa kỷ lục: vượt 38 triệu tấn, tăng khoảng 2,6 triệu tấn so với năm 2007, và tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong thị trường xuất khẩu gạo.
Trong những thập kỷ tới, thế kỷ tới, nền văn minh trồng lúa hiện nay thế tất sẽ để lại kinh nghiệm bổ ích cho nền văn minh trồng lúa mai sau với công nghệ cao, bao gồm các bước phát triển lên tầm cao của công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ hải dương học.. Nhiều công nghệ cao hiện đã manh nha và thể hiện nhiều hứa hẹn, như những tiến bộ về tạo chọn giống lúa mới bằng nhiều phương pháp hiện đại bên cạnh phương pháp lai tạo truyền thống; về công nghệ thông tin sử dụng GIS trong việc theo dõi sâu bệnh và sự sinh trưởng phát triển của lúa; điều khiển tiêu tưới bằng computer theo lịch trình cài đặt trước; điều khiển bằng remote các máy nông nghiệp tự đi, tự bay; sử dụng tia lade trong khâu san phẳng ruộng; áp dụng công nghệ nano trong sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Chúng tôi đã có dịp tham quan sự vận hành những công nghệ cao trên ở trong và ngoài nước, trừ một thông tin mới về công nghệ vũ trụ và công nghệ hải dương học: người ta có thể khống chế được các cơn bão bằng cách tác động vào nguyên nhân ở nơi sinh ra bão: Bão là do năng lượng từ đại dương có thể hóa giải bằng nhiều cách. Đã có một số công nghệ khả thi được nghiên cứu từ 40-50 năm trước đây. Như ở Mỹ có thử nghiệm ở phạm vi hạn chế: dùng chất hút ẩm thả vào nơi sinh ra bão làm cho các hạt nước tích tụ tạo mưa ngay ở nơi đó, vừa không làm hại đất liền, vừa giảm cấp bão. Một nhà khoa học Việt Nam đề xuất: ta có thể dùng bột sắn để tích tụ hạt nước làm mưa, bột sắn có thể tích tụ gấp 400 lần trọng lượng của nó, rẻ hơn ở Mỹ có khả năng tích tụi gấp 1.500 lần. Ta có rất nhiều máy bay IL 18 hết hạn sử dụng, động cơ của chúng có thể nghiên cứu tạo vòng xoáy làm giảm cấp bão.
Hơn 50 nhà khoa học, phần lớn đứng đầu các ngành về nông nghiệp Việt Nam, đã cùng nhau thực hiện ý nguyện chung là, ghi nhận những đóng góp về mặt khoa học công nghệ cho nghề trồng lúa chủ yếu trong thế kỷ 20 bằng những kết quả nghiên cứu khoa học, nhất là sau đổi mới (sau 1986). Đồng thời, đề xuất những kinh nghiệm, những ý kiến cho bước phát triển tới. Ý tưởng trên được thể hiện bằng biên soan cuốn sách “CÂY LÚA VIỆT NAM”, sẽ thể hiện trong 10 phần, bao gồm 50 chương, có thể in và phát hành vào 2 đến 3 tập với trên 2.000 trang, khổ 19 x 27, do Nhà Xuất bản Nông nghiệp in ấn và phát hành. Tập 1 sẽ ra mắt độc giả ngay trong cuối năm 2008 này.
Nội dung 10 phần của cuốn sách được tóm lược như sau: (i) Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghề trồng lúa; (ii) Các vùng sinh thái canh tác lúa; (iii) Di truyền tạo chọn giống lúa; (iv) Thủy lợi với sản xuất lúa (v) Sinh lý, phân bón và kỹ thuật canh tác lúa; (vi) Đất lúa; (vii) Bảo vệ sản xuất lúa; (viii) Cơ giới hóa sản xuất lúa; (ix) Bảo quản và chế biến lúa gạo; và (x) Những vấn đề kinh tế xã hội trong sản xuất lúa.
Nội dung của cuốn sách về cây lúa Việt Nam được xuất bản lần này là sự kế thừa và phát triển cuốn “CÂY LÚA VIỆT NAM TK 20” đã phát hành thành 3 tập gần 1.500 trang trong các năm 2001, 2002, và 2003. Nhà nước tiếp tục đặt hàng với Nhà Xuất bản Nông nghiệp in ấn và phát hành cuốn sách “CÂY LÚA VIỆT NAM” là do nhiều độc giả yêu cầu, cũng do nhiều tác giả muốn bổ xung những nội dung trước thế kỷ 20, và cập nhật phát sinh mới ở đầu thế kỷ 21, tuy mới trải qua chưa đầy 1 thập kỷ. Đối tượng chủ yếu của cuốn sách này là những người có trình độ đại học và trên đại học, như Khoa Nông học Đại học Cần Thơ đã phô tô ra 10 cuốn cho các nghiên cứu sinh thạc sỹ và tiến sỹ tham khảo. Có một điều khá lý thú là, có cán bộ khuyến nông địa phương, và cả nông dân địa phương ở vùng sâu, như ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng gặp tôi chủ động trao đổi một số kỹ thuật trong cuốn sách. Là vì, các tác giả cuốn sách phần lớn đã trải qua nghiên cứu và giảng dậy 30-40 năm, ngoài lý luận còn có nhiều kinh nghiệm cụ thể đã kết hợp giới thiệu vào trong chương viết của mình.
Để có sự liên kết hữu cơ giữa những phần, những chương của cuốn sách, ban biên tập chúng tôi đã nghiên cứu hàng chục cuốn sách về lúa của các tác giả trong và ngoài nước, cộng với kinh nghiệm của mình, đã trao đổi với từng tác giả hay nhóm tác giả, phần lớn bằng văn bản đề cương tham khảo. Các tác giả hợp tác rất tốt, trước hết bằng sự nỗ lực viết rất tốt phần viết của mình. Tuy nhiên, không tránh khỏi nhiều thiếu sót, mong được lĩnh giáo độc giả. Xin cám ơn!
GsTs Nguyễn Văn Luật
(Sử dụng bản do tác giả gửi)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
@ Nhắn anh Trần Quang
Thông tin sâu hơn về "Cây lúa Việt Nam xưa nay và ngày mai" xin vui lòng trao đổi trực tiếp với thầy Nguyễn Văn Luật, Giáo sư tiến sĩ Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cữu Long.
Cám ơn anh.
Hoàng Kim
Thông tin cụ thể hơn, ông Đào Anh Tuấn, Tổng giám đốc cong ty van tai cho biết, vận tải hàng hóa của đơn vị thue xe tai cho hang gia re vẫn chưa đạt hậu quả tốt nhưng hành khách thời gian qua tăng khá tuyệt vời với mức hơn 10% so với năm 2016. đặc biệt, doanh thu tăng rất cao, nhất là trong tháng 6 vừa qua tăng hơn 50%. Chúng tôi phải áp dụng nhiều giải pháp giá thuê xe tải chở hàng Hà Nội linh hoạt, trong đó ưu tiên tăng nhanh tàu chạy các chặng ngắn như: Sài Gòn - Phan Thiết, Sài Gòn - Nha Trang. Tháng 5 vừa qua, đưa vào khai thác tuyến mới Nha Trang - Huế và đã đạt 70% hệ số khai thác”, ông Tuấn nói và cho biết, khác biệt, lần trước tiên đường sắt xây dưng chế độ lạnh vé linh hoạt, khuyến mãi, giảm giá buốt vé tập thể, công ty du lịch, câu kết nâng chất lượng vệ sinh toa xe, tương tác với khách hàng thuê xe tải chở hàng tại Bình Dương nhiều hơn. “Chính điều này đã hút lượng khách lớn quay trở lại với đường sắt, ông Tuấn lý giải.
Đăng nhận xét