Lưu trữ

3/1/12

Giống sắn KM419 và KM140

CÂY LƯƠNG THỰC. Sắn Việt Nam là mặt hàng nông sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa có lợi thế so sánh cao để làm nguyên liệu chế biến nhiên liệu sinh học, tinh bột, thức ăn gia súc, công nghiệp thực phầm. Toàn quốc hiện có tám nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học, tổng công suất 650 triệu lít cồn/ năm, sử dụng sắn làm nguyên liệu và 68 nhà máy chế biến tinh bột với tổng công suất khoảng 2,4 triệu tấn tinh bột sắn/ năm. Sản xuất cấp thiết đòi hỏi phải có các giống sắn mới phù hợp để bổ sung thay thế giống sắn phổ biến KM94 hiện còn nhược điểm cây cao, cong phần gốc, tán không gọn, chỉ số thu hoạch thấp, khó tăng mật độ trồng và bị thoái hóa, nhiễm bệnh. Sự cấp thiết phải xác định giống sắn thích nghi nhằm nâng cao năng suất, thu nhập và hiệu quả kinh tế của nông hộ. Giống sắn KM419 và KM140 là những tiến bô mới nhất hiện nay. (Giống sắn KM419 bảy tháng ở Ninh Thuận, ảnh chụp ngày 27.12.2011; ảnh dưói TS Hoàng Kim giới thiệu giống sắn KM140 với TS. Boga Boma, trưởng đoàn chuyên gia châu Phi sang thăm sắn Việt Nam ; Công trình nghiên cứu và phát triên giống sắn KM140 đoạt giải Nhất VIFOTEC Nhà hát lớn Hà Nội 19.1.2010. Trần Công Khanh thứ nhất bên trái, Hoàng Kim thứ hai bên phải)


Giống sắn KM419 là con lai của tổ hợp BKA900 x (KM98-5 x KM98-5) do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU) chọn tạo và giới thiệu. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TNU), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Trụng tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT), Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế (HUAF), Công ty NLSH Phương Đông (OBF) phối hợp chính nghiên cứu và phát triển.. BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao, dạng cũ đẹp nhưng còn nhược điểm cây giống chất lượng không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM98-5 là giống sắn tốt đã được tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh cho phép mở rộng sản xuất từ năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009.

Giống sắn KM419 có đặc điểm: Thân xanh, thẳng, tán gọn, cây cao vừa phải, nhặt mắt, không phân cành, lá xanh đậm, dạng củ rất đẹp và đồng đều, thịt củ màu trắng, năng suất củ tươi đạt 35,0 – 45,8 tấn/ha. Hàm lượng tinh bột đạt 27,6 -29,4%, Năng suất bột : 10,6 – 14,4 tấn/ha. Năng suất sắn lát khô đạt 13,5 – 18,6 tấn/ha. Chỉ số thu hoạch: 61 -65 %. Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng. Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá. Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94. Giống KM419 hiện được khảo nghiệm trên nhiều tỉnh và nhân giống tại Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Ninh Thuận, Giống KM419 đang được ưa chuộng và nhân nhanh trong sản xuất.

Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM98-1 x KM36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chọn tạo và giới thiệu. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Trụng tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) phối hợp chính nghiên cứu và phát triển. Giống sắn KM 140 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống chính thức trên cả nước. Công trình chọn tạo và phát triển giống sắn KM140 đoạt Giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn quốc lần thứ 10 (VIFOTEC) tháng 1 năm 2010.

Giống sắn KM140 có đặc điểm: Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh. Năng suất củ tươi: 33,4 - 35,0 tấn/ha. Tỷ lệ chất khô: 34,8 - 40,2%. Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%. Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha Năng suất sắn lát khô: 11,7- 14,0 t ấn/ha. Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %. Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng. Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá. Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94 Giống KM140 hiện được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam. Diện tích trồng năm 2011 ước trên 150.000 ha.


Trở về trang chính

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM,
DẠY VÀ HỌC

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi