Lưu trữ
5/2/21
Chọn giống sắn kháng bệnh CMD
CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự
Lời chào từ Việt Nam, hoan nghênh và xin chia sẻ thông tin kết quả mới Video Bệnh virus khảm lá
CMD ở Lào (ພະຍາດໃບດ່າງມັນຕົ້ນ ຫຼື Cassava mosaic disease, CMD in Lao PDR), ngày 4 tháng 2 năm 2021. Chúng tôi trao đổi thêm một số thông tin về sự bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen Giống sắn KM94, KM98-1, KM98-5, KM140, KM419. Mục đích nhằm hổ trợ thông tin nền tảng khoa học kỹ thuật công nghệ đối với các giống sắn KM94 (tên gốc KU50) , KM98-1 (cùng nguồn
gốc cha mẹ là Rayong 1x Rayong 5 với giống sắn Rayong 72 của Thái Lan nhưng sự lai tạo và chọn
dòng KM98-1 là thực hiện tại Việt Nam). Các giống sắn tốt phổ biến trong sản xuất KM94, KM98-1, KM98-5, KM140, KM419 là những tiến bộ di truyền Việt Nam được thực tiễn sản xuất đánh giá tốt. Giống sắn chủ lực KM419 năng suất tinh bột cao kháng trung bình bệnh CMD, CWBD hiện bị nhiễu thông tin với giống sắn HLS11 nhiễm nặng bệnh CMD); Cần giống sắn KM94, KM98-1, KM98-5, KM140, KM419 sạch bệnh,.xem tiếp Chọn giống sắn kháng CMD, Chọn giống sắn Việt Nam
Bệnh virus khảm lá
CMD ở Lào (ພະຍາດໃບດ່າງມັນຕົ້ນ ຫຼື Cassava mosaic disease, CMD in Lao PDR) Video này của tác giả Ye Vue, Eric Delaquis, Jonathan Newby, Laothao Youabee, Saythong
Oudthachit, và Bandit Mienmany, công bố ngày 4 tháng 2 năm 2021. đã xác định giống sắn KU 50 và Rayong 72 là giống sắn tốt, để bảo tồn và phát triển ở Lào.
KU 50 có tên Việt Nam là KM94. Giống sắn KM94 ở Lào chủ yếu được nhập nội từ Việt Nam bởi chương trình hợp tác Việt Lào CIAT đã hoạt động rất tốt nhiều năm nay. Giống sắn KM94 có tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ
giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990.do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc
Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan,
Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống KM94 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận là giống sắn quốc gia năm 1995 trên phạm vi toàn quốc, tại Quyết định số
97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010),
năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2019 chiếm khoảng 37% tổng diện tích sắn
toàn Việt Nam, nhường chỗ cho giống sắn KM419 nay là giống sắn chủ lực
chiếm trên 42% tổng diện tích sắn trồng ở Việt Nam, vì.năng suất tinh
bột cao nhất hiện nay và chống chịu trung bình với bệnh CMD, chồi rồng
Rayong 72 phổ biến ở Lào hiện nay
là giống sắn KM98-1 cũng được Lào nhập nội chủ yếu từ Việt Nam trong chương trình hợp
tác Việt Lào. Nguồn gốc giống KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5, có
cùng cha mẹ với giống sắn Rayong 72 của
Thái Lan, nhưng việc lựa chọn giống bố mẹ, lai tạo và chọn
dòng thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần
Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống
KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1999 cho các vùng
Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được
trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên
Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, năm 2010 trồng
trên 20.000 ha, hiện nay là giống phổ biến.
Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15
tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “Sử
dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công
văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực
vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất
tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn
KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong
điều kiện áp lực hai bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết
cấp bách lai tạo KM419 đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440
(KM94 đột biến); KM397 vào giống sắn ưu tú này.
Giải pháp chọn giống sắn Việt Nam tiếp nối hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Bài viết CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM đúc kết tóm tắt thông tin đã có và định hướng cho sự nổ lực Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Hung Nguyenviet, Hoàng Kim, Jonathan Newby … đang lai hữu tính và bồi dục nâng cao tính kháng cho các giống sắn KM419, KM440, KM397, tốt nhất hiện nay
Hình ảnh giống sắn KM419 ở Phú Yên và tài liệu dẫn
Chọn giống sắn kháng CMD, Chọn giống sắn Việt Nam
Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-2/
CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Việt Hưng, Trần Công Khanh (Bài tổng hợp dùng để giảng dạy sắn trong nhà trường và làm tài liệu khuyến nông)
Việt
Nam có tổng diện tích sắn thu hoạch năm 2018 là 513.000 ha, với năng
suất sắn củ tươi bình quân 19,2 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 9,84
triệu tấn. Hai giống sắn chủ lưc KM419 và KM94 chiếm lần lượt 38% và
31,7% tổng diện tích sắn Việt Nam, là hai giống sắn thương mại phổ biến
nhất Việt Nam hiện nay. RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree, http://www.rtb.cgiar.org/2016-annual-report/assessment-reveals-that-most-cassava-grown-in-vietnam-has-a-ciat-pedigree/ .
Nguồn
gốc và đặc điểm của hai giống sắn chủ lực KM419, KM94 và bốn giống sắn
có diện tích trồng phổ biến rộng tại Việt Nam KM140, KM98-5, KM98-1,
SM937-26 như sau
Giống sắn KM419
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ
tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế
tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc
Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương,
Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn
Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy
Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số
85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).
Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam
Giống KM419 có đặc điểm:
+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .
Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk
Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn
giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn
KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội
thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019
diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm
mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích
mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè
Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk,
năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn
tỉnh.
Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn
đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm
trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây
lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam,
bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng
7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố, trên
hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc
hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh
tế nhất hiện nay” .
Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được
sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh
Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và
đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiểm
trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục
tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới
trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534
là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có
tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn
ở Việt Nam tốt nhất hiện nay.
Hệ thống nhân giống sắn sạch bệnh
các giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính
(CMD, CWBD) thích hợp với điều kiện sản xuất, cần phân biệt rõ các giống
sắn, nắm vững nguồn gốc, đặc tính giống và bản tả kỹ thuật của mỗi
giớng. Giống sắn tốt Việt Nam KM419 là giống sắn chủ lực sản xuất có
năng suất tinh bột trong nhóm giống sắn đạt cao nhất, là sự thật đứng
đầu sản xuất thương mại sắn ở Việt Nam trên mười năm nay (2009-2020),
nhiểm nhẹ đến trung bình bệnh chồi rồng (CWBD) và bệnh virus khảm lá sắn
(CMD), đã chịu áp lực cao trong vùng bệnh CMD tại tỉnh Tây Ninh từ năm
2017, đã được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật
số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 xác định khuyến cáo “Sử dụng
giống sắn KM419 trong sản xuất”. Hướng bảo tồn phát triển tiến bộ di
truyền giống sắn Việt Nam nên tích hợp thêm gen năng suất tinh bột cao,
kháng bệnh hại chính (CMD, CWBD),thích hợp với điều kiện sản xuất, tránh
nhầm lẫn giống sắn KM419 (có bản tả kỹ thuật chi tiết đã công bố) với
giống sắn HLS11 tuy năng suất bột cao nhưng nhiểm nặng bệnh virus khảm
lá sắn (CMD) và giống sắn KM94 tuy năng suất khá, nhiễm trung bình bệnh
CMD nhưng nhiễm nặng bệnh chồi rồng (CWBD)
Giống sắn KM 94
Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010), năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2019 chiếm khoảng 37% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam
Giống KM94 có đặc điểm:
+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá
+ Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .
Giống sắn KM 140
Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống KM140 được Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho phép sản xuất thử trên toàn quốc (Quyết định số 3468/ QĐ- BNN- TT, ngày 05/ 11/ 2007) và công nhận chính thức tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65. 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 0714-10-10-00.và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTECH năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, năm 2010 trồng trên 150.000 ha; hiện là giống phổ biến.
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94
Giống sắn KM 98-5
Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là
con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ
Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt
Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và
UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm
2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông
Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 358 ngày 20
tháng 09 năm 2010 Giống KM98-5 được trồng tại các tỉnh phía Nam với
diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, năm 2010 trồng trên 100.000
ha; hiện là giống phổ biến..
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
Giống sắn KM98-1
Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= giống sắn KU 72 của Thái Lan hình trên, nhưng việc lựa chọn giống bố mẹ, lai tạo và chọn dòng thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến..
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94
Giống sắn SM 937-26
Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 98/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995.. Giống SM937-26 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến.
Đặc điểm giống:
+ Thân nâu đỏ, thẳng, không phân nhánh
+ Năng suất củ tươi: 32,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 37,9%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,9%.
+ Năng suất bột : 9,4 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 61 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Vỏ củ dày và cứng hơn KM94
Những bài viết liên quan
Chọn giống sắn Việt Nam
Cách mạng sắn Việt Nam
Sắn Việt và Sắn Thái
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Năm giống sắn mới tại Phú Yên
Quản lý bền vững sắn châu Á
Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh
Cassava and Vietnam: Now and Then
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
KimYouTube
Cassava in Vietnam: Save and Grow, Phu Yen KM419 KM440 KM397 , KM444, KM414
The cassava revolution in Vietnam
28/12/20
Giống khoai lang Việt Nam
GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu
Giống khoai lang Việt Nam phổ biến HL518
NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ
thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả
FOODCROPS. GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM. Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới. Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam. Nguồn gốc và đặc tính nông sinh họcchủ yếu của một số giống khoai lang phổ biến trong sản xuất hiện nay: Giống phổ biến: HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt; Giống bản địa quý, giống tạo thành và giống triển vọng: Chiêm Dâu, khoai Sữa, Khoai Gạo, Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc, Bí Đế,Tự Nhiên, Cực nhanh, KB1, K51,K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, KB1; Kokey 14 (Nhật vàng), Murasa Kimasari (Nhật tím 1), HL284 (Nhật trắng), HL565, HL524, KLC3 …
Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới
Cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) là cây lương thực thực phẩm thích hợp với tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào chuỗi cung ứng giá trị khép kín từ giống tốt đến kỹ thuật trồng, liên kết sản xuất tiêu thụ hiệu quả. Khoai lang ngày nay trên thế giới, là cây lương thực đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, và sắn. Năm 2018, toàn thế giới có 118 nước trồng khoai lang trên tổng diện tích 8,06 triệu ha, trong đó châu Phi chiếm 57,07%, châu Á chiếm 36,72%, châu Mỹ chiếm 4,3%. Năng suất khoai lang bình quân của thế giới năm 2018 là 11,40 tấn/ha, trong đó năng suất khoai lang bình quân của châu Á là 20,53 tấn/ha, châu Mỹ có năng suất bình quân 12,15 tấn/ha, châu Phi năng suất bình quân 5,65 tấn/ha. Sản lượng khoai lang thế giới có xu hướng giảm từ 142,67 triệu tấn năm 2000, xuống còn 91,95 triệu tấn, năm 2018, lý do chính vì cạnh tranh cây trồng. Sản xuất chế biến tiêu thụ khoai lang chưa hiệu quả bằng sắn và một số chuổi cung ứng nông sản hiệu quả khác. Châu Á cung cấp sản lượng khoai lang khoảng 66,03%, châu Phi cung cấp sản lượng khoảng 28,28%.
Hầu hết những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới đều có bộ sưu tập nguồn gen giống khoai lang. Nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là tại Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centro Internacional de la Papa – CIP) với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì từ năm 2005. Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1087 mẫu giống khoai lang loài hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác). Việc duy trì nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoai lang Trung Quốc có diện tích, sản lượng, năng suất cao, chịu lạnh nhưng chất lượng không ngon so với khoai lang của Nhật, Mỹ khi trồng ở Việt Nam. Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai lang có ruột củ màu cam đậm, dẽo và có hương vị thơm để tiêu thụ tươi như một loại rau xanh cao cấp và dùng trong công nghiệp thực phẩm. Mỹ hiện đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng cao giàu protein, vitamin A và có hương vị thơm; ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào trong tạo giống. Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên. Nhược điểm khoai lang Nhật, Mỹ, Trung Quốc khi trồng ở Việt Nam là thời gian sinh trưởng hầu hết đều dài trên 115 ngàykhông thích hợp hiệu quả khi đưa vào các vụ trồng ở Việt Nam. Năm giống khoai lang phổ biến nhất Việt Nam hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt đều vận dụng nguồn gen quý của Nhật, Mỹ, Trung Quốc nhưng đều đã được Việt hóa, lai tạo, tuyển chọn, bồi dục theo định hướng và tiêu chuẩn giống khoai lang tốt Việt Nam (Hoàng Kim và đồng sự 2015, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997)
Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam
Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hoá (trong đó có 344 mẫu do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chuyển đến) Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (FCRI) có 118 mẫu giống, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc năm 2009 có 78 mẫu giống.Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 30 mẫu giống.
Tại các tỉnh phía Bắc, giống khoai lang trồng phổ biến là khoai Hoàng Long, với các giống khác có quy mô hẹp hơn gồm KB1, K51, Tự Nhiên, Chiêm Dâu, Từ năm 1981 đến nay, Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm (FCRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 15 giống khoai lang tốt theo ba hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh, ngắn ngày, thích hợp vụ đông, gồm K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực nhanh. Những giống này chủ yếu được nhập nội từ CIP, Philippines, Trung Quốc, Liên Xô (cũ) trong giai đoạn 1980-1986 và tuyển chọn để tăng vụ khoai lang đông. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi, gồm KL1, KL5, K51. Các giống này phát triển ở giai đoạn 1986-2000 trong chương trình hợp tác với CIP. 3) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon. gồm việc phục tráng và chọn lọc giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003). Hiện nay dân đang quan tâm các giống khoai đặc sản địa phương và khoai chất lượng cao.
Tại các tỉnh phía Nam các giống khoai lang hiên trồng phổ biến là
HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), HL4, Hoàng Long, Bí Đà Lạt. Những
giống bản địa quý, giống tạo thành và nhập nội có triển vọng gồm Murasa
kimasari (Nhật tím 1) Kokey 14 (Nhật vàng), Chiêm Dâu, Trùi Sa, Dương
Ngọc, Tàu Nghẹn, Khoai Sữa, Khoai Gạo. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh (NLU) và Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
(HARC) từ năm 1981 đến nay đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 7
giống khoai lang có năng suất củ cao, phẩm chất ngon, thích hợp tiêu thụ
tươi gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987),
HL491, HL518 (1997). Các giống khoai lang chất lượng cao có dạng củ đẹp
thuôn láng, được thị trường ưa chuộng có HL518, HL491, Kokey 14, Murasa
kimasari. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh những năm 2008 -2011
cũng đánh giá và tuyển chọn 24 giống khoai lang khảo nghiệm toàn cầu
trong chương trình hợp tác với CIP và khảo sát các giống khoai lang
nhiều dây lá, năng suất bột cao cho hướng chế biến cồn trong chương
trình hợp tác với công ty Technova và công ty Toyota Nhật Bản (Hoàng Kim
2008).
Những giống khoai lang phẩm chất ngon được đánh giá và
tuyển chọn trong đề tài “Thu thập, khảo sát, so sánh và phục tráng giống
khoai lang tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai 2008-2010”. Đây là nội dung
hợp tác giữa Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Viện Sinh học Nhiệt đới,
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Nông nghiệp Xuân Lôc.
Kết quả đề tài là các giống khoai lang tốt HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím
được phổ biến rộng rãi hơn trong sản xuất (Hoàng Kim, Trần Ngọc Thùy,
Trịnh Việt Nga, Nguyễn Thị Ninh 2009). Hai giống khoai lang HL518 (Nhật
đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay
đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai
lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống
khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận
giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ)
HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng
khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất
lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những
tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà
Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc
thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng
hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các
biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh
Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân
18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011
đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình
quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).
Nguồn gốc và đặc tính nông sinh học chủ yếu của một số giống khoai lang
Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)
Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là
giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14
Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên
cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công
Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng
phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.
HL518 được nhóm
nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey
14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên
gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng
Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính
quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo
chọn được giống HL518. Chi tiết thông tin về tác giả và minh chứng Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim
Đặc tính giống:
HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110
ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất
lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ
đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và
siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang
cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất
lượng và năng suất. Nguyễn
Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống
khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống
khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại
thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato
varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural
Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997.
18p.
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím)
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.
Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Giống khoai lang HOÀNG LONG
Nguồn gốc giống: Hoàng Long là giống khoai lang phổ
biến ở Việt Nam. Nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.
Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới
thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận giống năm 1981(*).
Đặc tính giống: Thời
gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ
chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu
vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm
sùng và sâu đục dây trung bình
(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981. 33 pages) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.
Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay chúng tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.
LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG
Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.
Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: 1) Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; 2) Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.
Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang
- 1. Lựa chọn xác định giống tốt phù hợp
- 2. Sử dụng giống tốt đạt tiêu chuẩn (tuyển chọn hệ củ giống tốt)
- 3. Xác định thời vụ trồng và thời gian xuống giống thích hợp
- 4. Chọn đất và kỹ thuật làm đất phù hợp hiệu quả
- 5. Bảo đảm mật độ và khoảng cách trồng
- 6. Bón phân chăm sóc kịp thời theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- 7. Chăm sóc, tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho khoai
- 8. Dặm tỉa làm cỏ kịp thời
- 9. Phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang
- 10. Thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, VIETGAP cho cây khoai lang
tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh và tiêu thụ khép kín
Giống khoai lang HƯNG LỘC 4 (HL4)
Nguồn gốc giống HL4 là giống khoai lang phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ. Nguồn gốc Việt Nam. HL4 là giống lai [khoai Gạo x Bí Dalat] x Tai Nung 57 do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1987). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1987.
Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 33 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đẹp, lá xanh phân thùy năm khía sâu, dây xanh phủ luống rất gọn, mức độ nhiễm sùng trung bình, nhiễm nhẹ sâu đục dây.
Giống khoai lang Bí Đà Lạt
Nguồn gốc giống Giống khoai lang Bí Đà Lạt hay còn gọi là khoai lang Bí Mật Đà Lạt là giống một giống khoai lang phổ biến bản địa nguồn gốc tại Đà Lạt do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Hoàng Kim Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981.
Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 23 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 25-27%, chất lượng củ luộc dẽo ngọt, tươm mật, độ dẽo hơn độ bột, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam nhạt đến đậm, dạng củ đẹp, dây tím xanh, lá xanh tím hình tim không khía, phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình
Giống khoai lang KOKEY14 (Nhật vàng)
Nguồn gốc giống:
Giống Kokey 14 có nguồn gốc Nhật Bản do Trung tâm Nghiên cứu Thực
nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1997 từ Công ty FSA (Bảng 1).
Giống được tuyển chọn và giới thiệu năm 2002 (Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy
2003), hiện là giống phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ và bán
nhiều tại các siêu thị.
Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày. Năng suất củ tươi: 15-34. tấn/ha; tỷ lệ chất khô 29-31%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh, nhiễm nhẹ sùng (Cylas formicariu) và sâu đục dây (Omphisia anastomosalis) virus xoăn lá (feathery mottle virus), bệnh đốm lá (leaf spot: Cercospora sp), bệnh ghẻ (scab) và hà khoai lang (Condorus sp).
Giống khoai lang MURASAKIMASARI (Nhật tím 1)
Nguồn
gốc: Giống Murasa Kimasari có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâm Nghiên
cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ Công ty FSA
(Bảng 1). Giống dài ngày .120 ngày được tuyển chọn dòng poly cross và
giới thiệu năm 2002.(Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003) hiện được trồng ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long, bán tại các chợ đầu mối và siêu thị.
Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày. Năng suất củ tươi: 10-22. tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây.
Giống khoai lang HL284 (Nhật trắng)
Nguồn gốc giống
HL284 thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột. Nguồn
gốc AVRDC (Đài Loan) /Japan. Giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm
Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm
2000.
Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng
90-105 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 29 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 28-31%,
chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẽo, vỏ củ màu trắng, thịt
củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục dây trung
bình.
Giống khoai lang KB1
Giống khoai lang KB1
Nguồn gốc giống:
KB1 là giống khoai lang hiện đang phát triển ở vùng đồng bằng sông
Hồng. Giống do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn và giới
thiệu (Vũ Văn Chè, 2004). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận giống năm
2004.
Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 95
-100 ngày. Năng suất củ tươi 22 – 32 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-29%,
chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ
hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.
GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
thông tin kỳ này gồm các nội dung chính Giống khoai lang Việt Nam phổ
biến HL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT,
Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu
hiệu quả .VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/
nhằm mục đích đúc kết, giới thiệu các thành tựu, bài học, mô hình thực
tiễn thành công của các sản phẩm nông sản Việt dựa trên thực tế người
thật, việc thật sản xuất nghiên cứu, nền tảng khoa học và công nghệ bền
vững. Chuyên mục này liên kết Nông sản Việt https://www.csruniversal.org/;
Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological
application enhances agriculture value chain), gắn kết diễn đàn MALICA
(Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường
và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm
Anh Vũ Thành Trung trung.vuthanh@outlook.com hỏi. Tiến sĩ Hoàng Kim giảng viên chính Cây Lương thực Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trả lời
Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, Em đang thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu sản phẩm pet foods từ khoai lang..Hiện nay có 2 loại khoai lang dẻo em đang quan tâm là khoai lang Cao Sản và Khoai lang Nhật (đỏ và tím). Mong Thầy giúp đỡ cho em định danh khoa học của loai khoai cao sản và khoai Nhật trồng phổ biến ở Việt Nam để em có thể làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ. Ngoài ra, Thầy cho em hỏi có công trình nghiên cứu sấy dẻo khoai lang nào hiện đang được thực hiện ở Việt Nam không? Có qui trình và máy sản xuất không?
Trả lời: Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủng loại giống, thích hợp với từng vúng, từng vụ, từng loại đất và từng mục tiêu canh tác, sử dụng khác nhau, với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang phẩm chất ngon, năng suất cao, được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua và hiện nay là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long
GIỐNG KHOAI LANG HL518 (NHẬT ĐỎ)
Giống
khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn
gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam;
giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn
Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai
lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công
nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở
các siêu thị.
Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh
trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất
khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu
cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục
dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Sự canh tác cần
tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng
và năng suất.
(*) Notes: xem thêm Nguyễn
Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống
khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống
khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại
thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato
varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural
Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997.
18p.
Nguồn gốc di truyền: HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam
tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc
Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il
Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu
giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống
CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim
GIỐNG KHOAI LANG HL491 (NHẬT TÍM)
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam.
Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).
GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG
Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981; in trên Tạp chí MARD 1991). Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.
(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông
nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh,
9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981.33 pages)
Khoai
lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung
Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với
các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai
lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản
Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do
Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981.
Khoai
Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất
ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất
lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao
sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất
tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có
chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung
Quốc.
Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.
LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG
Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và
“Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích
kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các
chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự
sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào
các yếu tố: đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với
các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa
phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ
khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và
lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.
Khó khăn chính
trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và
thoái hóa; Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa
thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn
đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu
cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai
lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây,
10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát
tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh
doanh và tiêu thụ khép kín.
Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên
cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để
lựa chọn giống xác định địa bàn phù hợp đạt chất lượng năng suất khoai
lang cao và hiệu quả kinh tế. Ba bài viết “GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công.
KHOAI VIỆT TỪ GIỐNG TỐT ĐẾN THƯƠNG HIỆU
Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, xin cho biết giống khoai lang tốt và thương hiệu khoai lang tốt hiện nay ở Việt Nam?
TS. Hoàng Kim Trả lời:
Khoai Việt hiện đã có những giống khoai lang tốt chất lượng ngon, năng
suất cao, được nông dân thích trồng và thị trường ưa chuộng như giống
khoai HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Kokey 14 (Nhật
vàng), Bí Đà Lạt,… Giống tốt thích nghi rộng như khoai lang Hoàng Long
từ lúc công nhận giống cho đến nay đã khoảng 40 năm nhưng vẫn chiếm tỷ
trọng cao trong diện tích khoai lang trồng ở các tỉnh phía Bắc. Chúng ta
cũng đã có thương hiệu khoai lang Ba Hạo (Hạo Đỗ Quý ) vang bóng một thời. Anh Đỗ Quý Hạo
đã được Nhà nước Việt Nam vinh danh trong Đại hội thi đua yêu nước toàn
quốc năm 2010 và nay anh đang thành “chuyên gia” giúp nhiều tỉnh “xây
dựng mô hình khoai lang Nhật”. Thế nhưng, khoai lang Việt từ giống tốt
đến thương hiệu vẫn còn là một câu chuyện dài…
Giống khoai lang ngon năng suất cao ở miền Nam
Trước năm 1975, giống khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc. Giống khoai lang phổ biến ở miền Nam là Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc lá tròn, Dương ngọc lá tím, Tàu Nghẹn, Bí Đế, Đặc Lý, Bí mật Đà Lạt và Okinawa 100. Đề tài : “Chọn tạo giống sắn khoai lang thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam” là đề tài do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì thực hiện, thuộc chương trình cấp Bộ 1981-1990, sau đó tiếp tục 1991-2006, và kết nối hợp tác Quốc tế với CIAT, VEDAN (sắn), CIP (khoai lang), Việt Tiệp (sắn xen đậu rồng), IRRI (hệ thống cây trồng cây có củ trên nền lúa)… với nhiều tổ chức quốc tế khác. Mục tiêu: nhập nội, thu thập, lai tạo, bảo tồn, tuyển chọn và phát triển các giống sắn và khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Kết quả (riêng về khoai lang) “Tiến bộ mới trong chọn tạo giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam” (1981-2006) đã tuyển chọn được bảy giống khoai lang gồm: Hoảng Long, Chiêm Dâu, Khoai Gạo, Bí Đà Lạt (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1981), HL4 (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1987); HL518 và HL491 ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997). Đây là những giống khoai lang chủ lực trong sản xuất tại thời điểm, HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đột phá về chất lượng khoai ngon. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long sản lượng khoai lang năm 2000 là 46,2 ngàn tấn, diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, năm 2011 sản lượng khoai lang đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014) do trồng thâm canh Nhật tím HL491 và Nhật đỏ HL518.
Khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?
TS Hoàng Kimtrả lời thư em Trần Ngọc Đức (tranngocduc20071996@gmail.com)
Câu hỏi: Gửi thầy Hoàng Kim. Em tên là Trần Ngọc
Đức, sinh viên lớp DH14NHGL. Em viết bài thu hoạch cây lương thực về đề
tài cây khoai lang Nhật Bản ở huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Giống khoai
lang này vỏ đỏ hồng, ruột vàng tương tự giống HL518 nhưng họ nói đó là
giống khoai lang Nhật Bản Beni Azuma mà không nói rõ tên riêng. Cho em
hỏi làm thế nào để biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?
Trả lời:
Em muốn biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma như thế nào?
Em hãy: 1) tìm hiểu nguồn gốc lý lịch giống gốc, nơi mua bán, cách sử
dụng và vùng phân bố ; 2) tìm hiểu đặc trưng hình thái và tự đánh giá
thông tin DUS về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của
giống đó, 3) xác định đặc tính nông sinh học qua kết quả khảo nghiệm VCU
theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT về giá trị
canh tác và sử dụng của giống khoai lang đó. Ba ý này đủ giúp em phân
biệt.Khoai lang HL518 khác biệt với khoai lang Beni Azuma trồng ở Việt
Nam: 1) Giống khoai lang HL518 và Beni Azuma đều có vỏ củ màu đỏ và thịt
củ màu vàng, dây xanh tím, lá hình tim, nhưng thịt củ HL518 màu vàng
cam đậm hơn, chất lượng củ luộc bột và thơm ngon hơn so với thịt củ Beni
Azuma màu vàng cam nhạt với chất lượng củ luộc dẽo mềm hơn, dạng củ
HL518 thuôn láng và đều củ hơn so Beni Azuma dạng củ dài ; 2) Giống
khoai lang HL518 thời gian sinh trưởng 90 -110 ngày so với Beni Azuma
thời gian sinh trưởng 120 -140 ngày (Trung tâm Hưng Lộc đã thử nghiệm
nhiều năm các giống khoai lang Nhật Bản nhập hom, hạt và cấy mô đều có
thời gian sinh trưởng dài 120 -140 ngày. GS Nguyễn Văn Uyển cũng đã nhận
xét tương tự khi nhập giống khoai lang Nhật Bản trực tiếp từ GS
Watanabe thử nghiệm nhân nhanh bằng cấy mô để sản xuất khoai Nhật bán
cho Nhật nhưng không thành công. Cần nhất là giống khoai chất lượng Nhật
nhưng ngắn ngày Việt. Việc lai giống và chọn dòng khoai lang Nhật ở
Việt Nam là rất cần thiết để chọn dòng khoai lang Nhật thời gian sinh
trưởng ngắn và nhóm nghiên cứu của thầy đã thành công khi thực hiện điều
ấy để tuyển chọn được hai giống khoai lang HL518 Nhật đỏ và HL491 Nhật
tím là giống khoai lang thương hiệu Việt. Nay phép thử đồng ruộng của em
là hỏi nông dân trực tiếp trồng xem giống khoai lang đó thời gian sinh
trưởng bao nhiêu ngày?); 3) Giống khoai lang HL518 là khoai Việt chất
lượng Nhật có bản tả kỹ thuật chi tiết đã được Bộ Nông nghiệp & Phát
triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, khác biệt rất rõ so với giống
Beni Azuma là khoai dẽo dài ngày của Nhật. Em cần xác minh rõ thêm về
hồ sơ nhập giống, nguồn gốc, đặc tính giống và đối chiếu với thực tiễn
sản xuất thì rõ ràng. Chúc em thành công.
ĂN KHOAI KIỂU NHẬT
Hoàng Kim
ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi
KHOAI Đỗ Quý Hạo thật tuyệt vời
KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc
NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi
Ăn khoai kiểu Nhật thì họ thích nhắt ăn nướng; kế đến là hầm nghiền hấp luộc. Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL91 (Nhật tím) đáp ứng tốt thị trường khó tính này.
Viện phòng chống ung thư công bố bảng xếp hạng hàm lượng ức chế ung thư trong các loại rau:
01) Khoai lang nấu chín 98,7%
02) Khoai lang sống 94,4%
03) Măng tây 93,9%
04) Bắp cải 91,4%
05) Hoa cải dầu 90,8%
06) Cần tây 83,7%
07) Bông cải 82,8%
08) Cà tím 74,0%
09) Tiêu 55,5%
10) Cà rốt 46,5%
11) Cây linh lăng 37,6%
12) Cây tế thái 35,4%
13) Cây su hào 34,7%
14) Cây mù tạt 32,9%
15) Cải dưa 29,8%
16) Cà chua 23,8%
Lời
khuyên: Tất cả các loại khoai lang đều có chứa collagen, khoai lang
vàng nhiều nhất, và hầu hết các thành phần chống ung thư chứa nhiều nhất
ở khoai lang tím và nước chanh nóng không đường.
Từ khóa: Nông sản Việt https://www.csruniversal.org; Việt Nam con đường xanh GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/ Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ; Giống khoai lang HL491 Nhật tím; Giống khoai lang Hoàng Long; Khoai Việt từ giống tốt đến thương hiệu; Ăn khoai kiểu Nhật
Có lớp sinh viên như thế
Em như hạt ngọc cho đời
Khai mở vùng năng lượng mới
Suối nguồn tươi trẻ mãi thôi …
KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa mời vào đường link để xem chi tiết https://kyyeunonghoc.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-ky-niem-65-nam-thanh-lap-khoa.html
VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG
Hoàng Kim
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền
Thầy bạn ngày vui hẹn gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng
(*) Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, trang 146
[PHIM TÀI LIỆU] Nhà nông học Lương Định Của (Tập 1)
Giúp bà con cải thiện mùa vụ (Video Long Phu ở Lào)
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter