Lưu trữ

16/1/08

Cây lương thực




Hoàng Kim

Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn.

Năm loại cây lương thực chính của thế giới là ngô (Zea Mays L.), lúa nước (Oryza sativa L.), lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Ngô, lúa|lúa gạo và lúa mì chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng 43% calori từ tất cả mọi lương thực, thực phẩm vào năm 2003.[1]

Bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam là lúa, ngô, sắn và khoai lang (Ipomoea batatas L.).

Các loại hạt cốc khác, diện tích trồng và sản lượng ít hơn, có đại mạch (Hordeum vulgare L.), cao lương (Sorghum, tên khác lúa miến, mộc mạch), kê (bao gồm 4 nhóm: 1) Setaria L.Beauv: kê hạt vàng, kê đuôi chồn; 2) Panicum miliaceum L. : kê Nga; 3) Pennisetum glaucum : lúa miêu, kê trân châu, kê ngọc, kê Xu đăng; 4) Eleusine coracana L. Gaertn), Hắc mạch (Secale cereale, tên khác lúa mạch đen, Tiểu hắc mạch (Triticale, Triticum x Secale, cây lai giữa tiểu mạch và hắc mạch), Yến mạch (Avena sativa), Kiều mạch (Fagopyrum esculentum Moench = Polygonum fagopyrum L., tên khác mạch hoa, mạch ba góc), Fonio, Quinoa.

Các loại cây có củ khác có khoai môn (Colocasia esculenta L. Schott, khoai sọ (Colocasia antiquorum Schott = C.esculenta L.Schott), củ mỡ (Dioscorea alata L., tên khác củ cái, khoai vạc, khoai ngọt), củ từ (Dioscorea esculenta (Lour) Burk tên khác khoai từ), dong riềng (Canna edulis Ker., tên khác khoai riềng, khoai đao), củ dong (Maranta arundinacea, tên khác dong đao, dong tây, củ bình tinh, củ trút), khoai mài (Dioscorea persimilis Prain et Burk, tên khác củ mài, hoài sơn), sắn dây (Pueraria thomsoni Benth), khoai nưa (Amorphophallus rivieri Dur.).

Ở châu Phi, chuối bột cũng được dùng làm lương thực tương tự như việc sử dụng qủa sakê (Artocarpus indisa) ở nước Nhật. Tại [[Ấn Độ], một số nước châu Phi và một số đảo ở Thái Bình Dương, những loại đậu đỗ ăn hạt như đậu trắng, đậu đen, đậu xanh,đậu đỏ, đậu trứng cuốc, đậu nho nhe … cũng được sử dụng làm lương thực tương tự như thực phẩm ở Việt Nam.

Hạt hoặc củ của cây lương thực là thành phần chính trong khẩu phần ăn của những người dân nghèo tại nhiều nước đang phát triển. Việc tiêu thụ này ở các nước phát triển tuy ít hơn nhưng vẫn là đáng kể nhất.

Trong một số ngôn ngữ phương Tây, cây lương thực, cây "ngũ cốc" được gọi là cereal, cereali, cerealo, zerial, có nguồn gốc từ Ceres, tên gọi của vị nữ thần nông nghiệp và mùa màng của thời kỳ tiền La Mã. Nó dùng để chỉ các loài thực vật thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) được con người gieo trồng để lấy hạt có thể ăn được (về mặt thực vật học, chúng là kiểu quả gọi là quả thóc).

Trong tiếng Việt ngày nay, cây lương thực được dùng để chỉ toàn bộ nhóm cây lương thực có hạt (Cereals for grain) và nhóm cây củ có bột (Cereals for tuber), chủ yếu là bốn cây lương thực chính lúa, ngô, sắn, khoai lang.

Sản lượng, hướng sử dụng chính và vùng phân bố

Nhóm cây lương thực có hạt

Ngô: Sản lượng ngô toàn cầu năm 2006 đạt 695.287.651 tấn, so với năm 2005 đạt 712.877.757 tấn và năm 1961 đạt 205.004.683 tấn. Ngô là cây lương thực chính của người dân Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và làm thức ăn cho gia cầm, gia súc trên khắp thế giới.

Lúa gạo: Sản lượng lúa toàn cầu năm 2006 đạt 634.575.804 tấn, so với năm 2005 đạt 631.508.532 tấn và năm 1961 đạt 284.654.697 tấn. Lúa gạo là lương thực chính của khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới ở châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ.

Lúa mì: Sản lượng lúa mì toàn cầu năm 2006 đạt 605.256.883 tấn, so với năm 2005 đạt 628.697.531 tấn và năm 1961 đạt 222.357.231 tấn. Lúa mì là cây lương thực chính của khu vực ôn đới.

Đại mạch: Sản lượng đại mạch toàn cầu năm 2006 đạt 138.704.379 tấn, so với năm 2005 đạt 141.334.270 tấn và năm 1961 đạt 72.411.104 tấn. Đại mạch được trồng để sản xuất mạch nha, làm rượu bia và nuôi gia cầm, gia súc tại các khu vực quá lạnh hay đất quá nghèo dinh dưỡng đối với lúa mì.

Cao lương: Sản lượng cao lương toàn cầu năm 2006 đạt 56.525.765 tấn, so với năm 2005 đạt 59.214.205 tấn và năm 1961 đạt 40.931.625 tấn. Cao lương là cây lương thực ở châu Á, châu Phi và sử dụng khắp thế giới để nuôi gia cầm, gia súc.

: Sản lượng kê toàn cầu năm 2006 đạt 31.783.428 tấn, so với năm 2005 đạt 30.589.322 tấn và năm 1961 đạt 25,703,968 tấn. Kê là nhóm các loài cây lương thực trông tương tự nhưng khác biệt, nguồn lương thực quan trọng tại châu Á và châu Phi và để nuôi gia cầm, gia súc.

Yến mạch: Sản lượng yến mạch toàn cầu năm 2006 đạt 23.106.021 tấn, so với năm 2005 đạt 23.552.531 tấn và năm 1961 đạt 49.588.769 tấn. Yến mạch trước đây là cây lương thực chính tại Scotland, nay tiêu thụ phổ biến khắp thế giới để nuôi gia cầm, gia súc.

Lúa mạch đen: Sản lượng yến mạch toàn cầu năm 2006 đạt 13.265.177 tấn, so với năm 2005 đạt 15.223.162 tấn và năm 1961 đạt 35.109.990 tấn. Lúa mạch đen là cây lương thực và thức ăn gia súc quan trọng ở vùng khí hậu lạnh.

Tiểu hắc mạch: Sản lượng tiểu hắc mạch toàn cầu năm 2006 đạt 11.338.788 tấn, so với năm 2005 đạt 13.293.233 tấn. Tiểu hắc mạch là cây lai ghép giữa lúa mì và lúa mạch đen, trông tương tự lúa mạch đen, là nguồn lương thực và thức ăn gia súc quan trọng ở vùng khí hậu lạnh.

Kiều mạch: Sản lượng tiểu hắc mạch toàn cầu năm 2006 đạt 2.365.158 tấn, so với năm 2005 đạt 2.078.299 tấn và năm 1961 đạt 2.478.596 tấn. Kiều mạch được sử dụng tại châu Á, châu Âu để làm lương thực và thức ăn gia súc, nấu rượu bia.

Fonio: Sản lượng Fonio toàn cầu năm 2006 đạt 378.409 tấn, so với năm 2005 đạt 363.021 tấn và năm 1961 đạt 178.483 tấn. Fonio được sử dụng tại châu Phi để làm lương thực và thức ăn gia súc.

Quinoa: Sản lượng Quinoa toàn cầu năm 2006 đạt 58.989 tấn, so với năm 2005 đạt 58.443 tấn và năm 1961 đạt 32.435 tấn. Quinoa còn được gọi là giả ngũ cốc, được gieo trồng tại khu vực Andes để làm lương thực và thức ăn gia súc.

Một vài lại cây trồng khác cũng là quan trọng tại một số khu vực, nhưng sản lượng toàn thế giới là rất nhỏ (và không được đưa vào thống kê của FAO), bao gồm:
Teff, phổ biến tại Ethiopia nhưng gần như không có ở những nơi khác. Loài cây lương thực cổ đại này là chủ yếu tại Ethiopia. Nó chứa nhiều xơ tiêu hóa và protein. Bột của nó thường được dùng để sản xuất một loại bánh mì gọi là injera. Nó cũng có thể dùng để ăn như là loại thức ăn nóng từ bột cho bữa sáng tương tự như farina với hương vị sôcôlat hay mùi vị của quả phỉ. Bột và hạt nguyên vẹn có thể được bày bán ở một vài cửa hàng lương thực trên thế giới.

Lúa hoang, được trồng với số lượng nhỏ ở một vài nơi như Bắc Mỹ

Hạt dền, một loại giả ngũ cốc cổ đại, trước đây là loại cây lương thực chính của đế quốc Aztec

Kañiwa, họ hàng gần của quinoa

Một vài loài lúa mì hoang cũng có thể đã từng được gieo trồng, có thể là từ rất sớm trong lịch sử nông nghiệp:

Lúa mì spenta, họ hàng gần của lúa mì

Lúa mì một hạt, một loài lúa mì với một hạt

Lúa mì Emmer, một trong số các loài cây lương thực được gieo trồng tại khu vực Trung Đông

Lúa mì cứng, dạng tứ bội duy nhất của lúa mì hiện nay đã được gieo trồng, được dùng để sản xuất bột hòn

Nhóm cây củ có bột chính

Sắn: Năm 2006 toàn thế giới có 100 nước trồng sắn (FAO 2008) với tổng diện tích 18,61 triệu ha, năng suất 12,16 tấn/ ha, sản lượng 226,33 triệu tấn. Sắn được trồng nhiều nhất tại châu Phi 11,82 triệu ha (57% diện tích sắn toàn cầu), kế đến là châu Á 3,78 triệu ha (25%) và châu Mỹ La tinh 2,7 triệu ha (18%). Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Indonesia (19,92 triệu tấn) và Thái Lan (22,58 triệu tấn). Việt Nam đứng thứ mười trên thế giới về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn). Sắn là cây lương thực-thực phẩm chính của nhiều nước châu Phi và làm thức ăn cho gia cầm, gia súc trên khắp thế giới. Sắn cũng là nguyên liệu chính để chế biến tinh bột, cồn (bio-ethanol), rượu, tinh bột biến tính, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, chất hồ vải, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học (bioplastic).

Khoai lang: Năm 2006, toàn thế giới có 111 nước trồng khoai lang (FAO 2008) trên diện tích 8,99 triệu ha, trong đó 95% tại các nước đang phát triển, năng suất bình quân 13,72 tấn/ha, sản lượng 123,50 triệu tấn (so với năm 2005 là 123,27 triệu tấn và năm 1961 là 98,19 triệu tấn). Việt Nam có sản lượng khoai lang 1,45 triệu tấn, đứng thứ năm của toàn thế giới sau Trung Quốc (100,22 triệu tấn), Nigeria (3,46 triệu tấn), Uganda (2,62 triệu tấn) và Indonesia (1,85 triệu tấn). Khoai lang dùng làm lương thực cho người, thức ăn chăn nuôi và làm nguyên liệu chế biến tinh bột, rượu, cồn, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học.

Khoai tây: Là cây lương thực-thực phẩm chính ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới tại châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á và châu Đại dương.

Những trang liên kết

Liên kết với Từ điển bách khoa mở wikipedia
Ngũ cốc: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lương_thực

Liên kết với các trang web khác
Cereal.com –Tất cả về cây lương thực: http://www.cereal.com/

Hình ảnh và tài liệu khác tại Wikimedia Commons
Home Grown Cereals Authority website: http://www.hgca.com
Cây lương thực trong www.vegsoc.org: http://www.vegsoc.org/info/cereals.html
Dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của hàng trăm loại cây lương thực:
http://www.foodsdatabase.com/FindFoods/SearchFoods.aspx?FoodName=cereal

Tài liệu tham khảo chính
FAO 2008. http://www.fao.org
^ a b FAO. ProdSTAT. FAOSTAT. Được truy cập ngày 26-12-2006.
^ c FAO. ProdSTAT. FAOSTAT. Được truy cập ngày 16-1-2008.
^ 1961 là năm sớm nhất mà thống kê của FAO có được.
^ Sản lượng lấy cho sản phẩm chính là gạo

1 nhận xét:

Nhathuoctot.net nói...
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

Người theo dõi