Trang liên kết chính

18/3/11

Sữa và đất hiếm

CÂY LƯƠNG THỰC. Giáo sư Tôn Thất Trình có  blog The Gift với nhiều thông tin. Bốn bài viết mới của giáo sư gần đây có Hột lúaCon cá, Sữa và Đất hiếm. Đây toàn là những điều thời sự quan trọng. Thật ra, sữa và đất hiếm là hai bài riêng gửi chung. Tên của hai bài viết đầy đủ là: "Sữa gì đây, từ cây hay từ động vật, bổ dưỡng ra sao" và "Cập nhật hiểu biết về kim loại, đất hiếm". Trong các loại sữa có sữa bò sữa dê, sữa đậu nành, sữa hạnh nhận và ... cháo trắng "sâm của người nghèo" theo cách nói của đại tướng Võ Nguyên Giáp."Sữa gạo" thân thiết đến mức nhiều người không hiểu hết giá trị bổ dưỡng khi so với nhiều món ăn đắt tiền hơn. Đất hiếm là những vấn đề thời sự nhậy cảm liên quan đến khai khoáng, đào mỏ đang tốn không ít trí  lực, thời gian và giấy mực tranh luận gần đây... 

                                                     SỮA VÀ ĐẤT HIẾM  (*)

                                                             Giáo sư Tôn Thất Trình



DẠY VÀ HỌC
. GS. Tôn Thất Trình, một trí thức kiều bào ở Mỹ hiện đã 80 tuổi, nguyên là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của chế độ cũ, từng làm việc tại FAO nhiều năm. Thầy cũng là Giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn 1964-1967 tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Giáo sư luôn trăn trở về nông nghiệp nước nhà và đã có nhiều bài viết với những thông tin bổ ích. Trong đêm trước của ngày nhà giáo Việt Nam, giáo sư đã gửi  hai bài viết mới. "Sữa gì đây, từ cây hay từ động vật, bổ dưỡng ra sao?" "Cập nhật hiểu biết về sử dụng kim loại đất hiếm."

SỮA GÌ ĐÂY, TỪ CÂY HAY TỪ ĐỘNG VẬT. BỔ DƯỠNG RA SAO?


Chúng ta thường dùng từ sữa chỉ sản phẩm từ động vật (sữa trâu, sữa dê, sữa bò…) và từ nước“lọc, trích, sàng rây - cốt, nhựa, mủ“ ít khi dùng từ sữa (ngoài sữa đậu nành - đỗ tương quen thuộc) chỉ sản phẩm từ thực vật. Thế nhưng ở Hoa Kỳ ngày nay cả hai nguồn loại đều có tên là sữa - milk, như sữa cần sa - hemp milk, sữa gạo - rice milk , sữa hanh nhân - almond millk , sữa hồ đào óc chó - walnut milk… Mỗi loại đều có ích lợi và hạn chế riêng.

Sữa thường dùng ở phương Tây là sữa nguyên chất không gạn bớt bơ, kem, chất béo (full fat) , sũa ít chất béo (low fat) hay sữa đã lấy hết bơ kem (skim milk), khiến dân Hoa Kỳ không còn có mấy lựa chọn để đổ vào chén ngũ cốc (cereals), món ăn điểm tâm thường nhật, Nhưng nay đã có nhiều thay thế sữa bò; sữa đậu nành ( đỗ tương), sữa cần sa (gai đầu, gai mèo - hemp - tên khoa học là
cannabis sativa L. tên Pháp là chanvre indien, hình dáng cây, lá tương tự cây rau đay cùng họ thực vật, có nhiều giống trồng trọt làm ma túy khác nhau trên thế giới ) …, càng ngày càng nhiều thêm lên .

Mỗi loai sữa này đều có kẻ khen, ngưòi chê ở Hoa Kỳ. Người say mê cho sữa dê nhiều kem bơ. Kẻ khác thấy sữa hạnh nhân mùi hạch quả thơm ngon.Thế nhưng trên phương diện dinh dưỡng  không có sữa  nào có ưu điểm thắng lợi rõ rệt.


Sữa bò giàu protein nhưng có thể quá cao về chất béo bão hòa. Sữa cần sa cung cấp rất ít protein  nhưng lại giàu vài loại acid béo cần thiết cho cơ thể . Đối với vài loại sữa  thì di ứng là mối lo ngại chánh nên lựa chọn loại sữa dùng. Theo giáo sư dinh dưỡng Alexandra Kazaks, Viện Đại học Bastyr ở Kenmore, bang Washington có vài chục loại sữa khác biệt. Sau đây là lợi, hại trên phương diện dinh dưỡng của một số loại.


Sữa bò

Sữa bò đóng hộp chứa 150 calori một chén tách. khoảng 1/2 số calori này xuất phát từ chất béo. 8 g chất béo trong một tách sữa nguyên chất gồm luôn 5 g chất béo bão hòa, loại chất béo có thể làm tăng cholesterol - mỡ trong máu. Hội Tim Hoa Kỳ khuyến cáo giới hạn chỉ dùng khoảng 7 % hay ít hơn chất béo ở số calori mỗi ngày : Một người Hoa Kỳ trưỏng thành tiêu thụ 1 800 calori mỗi ngày sẽ uống nhiều hơn 1/3 số lượng này trong một cốc đựng 240 gram sữa nguyên chất.

Sữa đã gạn hết kem bơ hay sữa giảm bớt chất béo, cung cấp một số lượng protêin như nhau, không chứa các mức chất béo bão hòa hay mỡ máu cholesterol chứa trong sữa nguyên chất. Chúng cũng giữ lại tất cả calcium tìm thấy ở sữa nguyên chất, khoảng 300 mg, nghĩa là 1/3 nồng lượng tiêu thụ khuyến cáo mỗi ngày . Theo Viện Y Khoa, dân Mỹ trưỏng thành cần từ 1000 đến 1300 mg một ngày để xương có độ mạnh tối hảo. Sữa bò từ lâu đã được các nhà dinh dưỡng học đề cao như là một nguồn tốt đẹp cung cấp kim loại quan trọng này, cũng như sinh tố D cần thiết để hấp thu kim loại Nhưng theo phó giáo sư Larry Kushi, gíám đốc dịch tể học , ban khảo cứu Kaiser Permanente , miền Bắc Ca Li , thành phố Oakland, còn rất nhiều tranh cãi toàn thể lãnh vực. Vấn đề là tầm quan trọng của calcium như thế nào và sữa tính theo nguồn cung cấp calcium thật sự cho sức khỏe của xương.


Các nhà khoa học mỗi ngày càng đặt câu hỏi cho sự liên hệ vừa kể, sau khi nhiều nghiên cứu rộng rãi không tìm thấy chứng minh nối kết giữa tiêu thụ tăng thêm sữa với gia giảm hiểm nguy gãy xương, một dấu hiệu sức khỏe của xương. Một nghiên cứu trong 12 năm, trên 77 000 đàn bà do các nhà khảo cứu đại học Harvard đăng tải năm 1997, tìm thấy là đàn bà nào uống một ngày hai cốc sữa cũng có ngần ấy hiểm nguy gãy xương hông hay xương cánh tay như thể đàn bà uống một cốc hay ít hơn một tuần lễ. Một khảo sát năm 2003 trên sĩ số dân cư này cũng tìm ra là  dù cho uống sinh tố D làm giảm hiểm nguy gãy xương hông vào thời kỳ đàn bà hậu tắt kinh nhưng calcium cao và uống sữa không giảm bớt nguy hiểm tí nào cả.


Khoa học về liên quan giữa sữa bò và ung thư cũng rất mù mờ và các nhà khoa học đang cố tâm làm sáng tỏ vấn đề. Những nghiên cứu sỉ số dân cư đã chứng tỏ rõ rệt là ăn uống thêm sữa có thể làm gia giảm hiểm nguy ung thư kết tràng và trực tràng. Nhưng những nghiên cứu này cũng gợi ý rằng hiểm nguy bị ung thư tuyến tiền liệt lại có thể gia tăng khi tiêu thụ thêm sữa. Chứng cớ về ung thư vú,buồng trứng và màng nhầy tử cung cũng cho kết quả không rõ ràng Những nghiên cứu thực hiện ngày nay cũng chưa chứng minh được sự liên quan giữa tiêu thụ sữa và ung thư phái nữ hơn là các nghiên cứu cách đây mấy chục năm. Vài nhà chuyên môn dinh dưỡng nghĩ rằng khác biệt có thể nối kết với thủ tục công nghệ đã tăng gia những mức độ hormone estrogen trong sữa bò.Ngoài ra còn vấn đề dị ứng sữa bò, một phản ứng hệ thống miễn nhiễm với nhiều loại nước sữa hay những protêin khác trong sữa bò. Khoảng 2.5% trẻ con Hoa Kỳ dị ứng sữa bò năm đầu mới sinh, theo Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ và 80% không bị dị ứng nữa khi khôn lớn.


Một số người không hạp với lactose, nghĩa là không có khả năng tiêu hóa chất đường này trong sữa gây ra ợ hơi, sưng húp và tiêu chảy do thiếu lactase, một enzym cần thiết phân hũy đường lactose trong sữa. Điều này thường xãy ra hơn là dị ứng sữa. Theo Scott Sicherer , giáo sư khoa nhi tại Viện Dị ứng Thực phẩm Jaffe, Trường Y khoa Mount Sinai ở New York , đồng tác giả sách xuất bản năm 2009 “The Complete Idiot’s Guide to Dairy- Free Eating- Hướng dẫn hoàn toàn ngu si cách ăn uống không có đồ sữa “ cơ thể chúng ta không được làm ra để uống cái ngữ này.


Sữa dê


Dân Hoa Kỳ thích uống sữa dê làm họ có vẽ lạc điệu. Sữa dê là sữa phổ biến hơn trên thế giới . Hoa Kỳ đã bắt đầu thích uống nhiều sữa dê hơn.Tracy Darrimon, giám đốc thị trường cho hãng Turlock, sản xuất sữa dê tại Meyenberg bang Ca Li, Hoa Kỳ, một trong những hãng đứng đầu cung ứng sữa dê ở Hoa Kỳ cho biết trong bốn năm qua, hãng đã sản xuất tăng hơn 30% hầu đuổi kịp yêu cầu. Dân lựa chọn sữa dê vì họ cho rằng sữa dê ít làm dị ứng, dễ tiêu hóa và lành hơn sữa bò. Vài nhận thức này có thể sai lầm vì  sữa dê cũng  như sữa bò đều phát xuất từ loài động vật có vú. Theo Kushi thuộc Kaiser, trong dài hạn, sữa dê cũng có những ảnh hưởng tương tự sữa bò.


Ai muốn tránh chất béo bão hòa và cholesterol nên tránh uống sữa dê nguyên chất vì sữa dê có nhiều chất béo bão hòa hơn sữa bò, mức cholesterol tương tự, mức chất béo toàn phần và calori cao hơn . Sữa dê cũng như sữa bò chứa lactose dù mức độ có thấp hơn đôi chút, nhưng không đủ làm cách biệt cho ai đó không chịu đựng nổi lactose, như lời Kazaks thuộc Bastyr. Ở Âu Châu, nơi dân gian uống sữa dê thông thường hơn ở Hoa Kỳ, có rất ít nghiên cứu gợi ý rằng sữa dê ít gây dị ứng hơn sữa bò . Nhưng bác sĩ dị ứng học Julie McCairn ở Ohio, phát ngôn viên cho Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ về Dị ứng, Suyễn và Miễn nhiễm học, nghi ngờ rằng đó là sự thật . Bà nói là những protêin khởi động dị ứng với sữa bò cũng rất giống những protêin ở sữa dê. Hơn 90% những ai dị ứng sữa bò cũng dị ứng sữa dê. Cicherer chêm thêm: "Nếu ai dị ứng sữa bò, tôi nói với họ là đừng uống mọi lọại sữa động vật có vú"


Sữa đậu nành


Sữa đậu nành có mức tương đương các chất dinh dưỡng chính và calcium , protêin , sinh tố A , sinh tố D và potassium   như sữa dê, sữa bò. Lý do vì đậu nành chứa calcium, protein và potassium và sữa đậu nành đã được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác cho sánh ngang được sữa bò. Sữa đậu nành thiếu cholesterol và mức chất béo bão hòa và toàn phần thấp làm cho ai muốn cải thiện tim lành mạnh hơn lựa chọn phổ thông hơn, theo Stacey Krawczyk, nhà khảo cứu chế độ ăn uống kiêng cử của Phòng Thí nghiệm Quốc gia Hoa Kỳ Khảo cứu Đậu nành, đại học Illinois ở Urbana - Cham paign. Mười năm qua, các thực phẩm đậu nành đã được phép mang tuyên bố FDA chấp thuận là một loại thực phẩm ăn kiêng có chất béo thấp, ít cholesterol, chứa 25 gram protêin đậu nành một ngày, có khả năng làm giảm hiểm nguy đau bệnh tim.


Đậu nành còn một lợi ích khác: những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trên dân cư rộng lớn đã gợi ý là tiêu thụ đậu nành có thể liên kết với ít đau ung thư hơn, kể cả ung thư tuyến tiền liệt, đường ruột thẳng - kết tràng và ung thư vú. Nhưng liên hệ giữa tiêu thụ đậu nành và ung thư vẫn chưa rõ rệt, phần lớn vì lý do đa số nghiên cứu tụ điểm trên dân cư châu Á , nơi tiêu thụ những sản phẩm đậu nành toàn vẹn như đậu hủ, tempeh (tàu hủ kiểu Nhật, lên men bằng nấm- khuẩn rhizopus ) hay adamane ( đậu nành non còn cả vỏ ?) trong phần lớn khẩu phần ăn. Nghiên cứu trên dân cư Hoa Kỳ và Châu Âu không lặp lại được những khám phá này vì dân Hoa Kỳ và Châu Âu tiêu thụ ít đậu nành hơn , theo lời Kushi . Ảnh hưởng bảo vệ, chống lại ung thư, nếu xảy ra, có thể xem ít nhất là phần nào do các hợp chất tương tự estrogen của đậu nành có khả năng cạnh tranh với estrogen con người trong thân thể, ngăn cản mau lẹ việc làm tế bào nẩy nở tràn lan, có thể kích động ung thư . Liên kết giữa tiêu thụ đậu nành và ung thư có thể đảo ngược ở đàn bà sau thời tắt kinh , khi những mức estrogen thiên nhiên giảm nhanh. Theo Kushi, chứng cớ vẫn chưa rõ ràng.


Đậu nành có thể là một thay thế tốt cho sữa bò đối với những ai bị dị ứng sữa bò . Dị ứng đậu nành ảnh hưởng đến 45% trẻ em Hoa Kỳ, thông thường hơn mọi dị ứng thực phẩm khác, nhưng ít hơn dị ứng sữa bò . Dị ứng sữa đậu nành thường mất đi  khi khôn lớn dần.Theo lời McCairn, ai bị dị ứng sữa bò cũng có thể bị dị ứng các thực phẩm khác ; khác biệt về protêin của hai loại sữa có nghĩa là dị ứng cho một loại không đương nhiên chuyển dịch thành dị ứng loại kia. Sữa đậu nành cũng không có lactose, thế cho nên ai không chịu đựng được lactose thi dễ tiêu sữa đậu nành hơn.


Khuyết điểm của sữa đậu nành là hột  đậu nành có vị đắng bẳm sinh thường được chế biến, làm ngọt để che vị đắng , theo Kantha Shelke, một nhà hóa học thực phẩm của hãng Các chất làm ngọt thường cao trong các thành phần sửa đậu nành do đã thêm đường và calori. Dẫu vậy, với khoảng 5 g đường trong một tách sữa đậu nành thì cũng ít đường hơn là 12 g đường trong một tách sữa bò. ( lưu ý là sữa đậu nành không làm ngọt chứa khoảng 1 g đường ) . Sữa đậu nành cũng có những thách thức tiêu hóa cho riêng mình. . Sữa này chứa những mức cao về oligo saccharides, carbohydrats , thân thể chúng ta khó làm tan vỡ, khiến cho nhiều người bị đầy hơi.


Sữa hạnh nhân


Sam Cunningham, một nhà khoa học thực phẩm độc lập và là một cố vấn chuyên về hạch quả, người đã giúp phát triển sữa hạnh nhân cho các nhà trồng trọt Blue Diamond Growers tại thủ phủ Ca Li Sacramento, khi còn là nhân viên chế biến hạnh nhân những năm 1990,. Ôngnói: "Với sữa hạnh nhân cần biết những gì bạn không có được hơn là cái gì bạn làm ra. Như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân chứa zero cholesterol Sữa này cũng không có chất béo bão hòa , như vậy tốt cho ai muốn có một lựa chọn lành mạnh hay có hiểm nguy mặc bệnh tim. Sữa hạnh nhân cũng không chứa lactose cho nên ai không chịu đựng nổi lactose, là một lựa chon thích nghi. Và sữa hạnh nhân cũng ít calori và chất béo toàn phần so với sữa đậu nành: một cốc chỉ chứa 60 calori và 2.5 g chất béo so với các con số 100 g calori và 4 g chất béo ở sữa đậu nành. Nhưng dù rằng hạnh nhân trong số các hạch quả là một nguồn gốc tốt về calcium và protêin, các mức calcium và protein sữa hạnh nhân cũng không sánh được các mức này ở sữa bò, sữa dê hay sữa đậu nành. Một cốc sữa hạnh nhân chỉ cung cấp 1 gram protêin. Vài nhãn hiệu cung cấp đến 20% nông lượng calcium khuyến cáo hàng ngày  nhưng các nhãn hiệu khác lại không cung cấp tí nào cả. Hạnh nhân cũng là nguồn gốc tốt đẹp cho sắt , riboflavin , sinh tố E và vài loại acid béo cần thiết. Một tách đầy hạch quả chứa hơn 11 g chất béo omega-6 ( nhưng rất ít omega-3 )."


Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu gợi ý một liên kết giữa tiêu thụ hạch quả và mức cholesterol trong máu thấp hơn và làm giảm hiểm nguy đau tim. Từ năm 2003 , Cơ Quan FDA đã chấp thuận cho hạnh nhân mang tuyên bố là ăn khoảng 45 g hạch quả một ngày là một phần chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa, ít cholesterol và có khả năng gỉãm bệnh tim .


Tuy nhiên hạch quả là một đằng và đằng khác là sữa hạnh nhân. Phân số sữa hạnh nhân, thật sự là những giống hạnh nhân trộn lẫn nhau tế nhị, biến thiên nhiều giữa các sản phẩm và có thể chỉ là tối thiểu , theo lời Kazaks . Ở nhiều loại sữa hạnh nhân bán ở thị trường, hạnh nhân chỉ là thành phần thứ hai hay thứ ba, sau nước và các chất làm ngọt. ( điều này cũng đúng với nhiều loại sữa đậu nành). Vì vậty, dù cho hạnh nhân chứa sinh tố E và omega-6 cao, một cốc sữa hạnh nhân không chứa tí nào sinh tố cả và chứa từ 300 đến 600 milligram omega- 6 mà thôi.


Sữa hạnh nhân là một thay thế tốt cho những ai dị ứng sữa bò và sữa đậu nành. theo Jaffe Scherer, nhưng hạnh nhân đặt ra nhừng cơ hội gây di ứng của chính mình Dị ứng với hạch quả cây cối gồm luôn cả hạnh nhân, là một trong những dị ứng đầu hạng cho dân Hoa Kỳ ; 0.2 % trẻ em mắc phải dị ứng này . Dị ứng sữa bò và sữa đậu nành có thể mất đi khi khôn lớn, nhưng dị ứng hạch quả luôn luôn tồn tại .


Sữa cơm gạo
( cháo)

Cũng như sữa hạnh nhân, sữa cơm gạo (rice milk -cháo) có ưu điểm là không có cholesterol và chất béo bão hòa, cũng như không có lactose. Người dị ứng với gạo rất ít. Thực  tế tại Hoa Kỳ những nhà chế biến cháo gạo thường đề cao sản phẩm của họ là an toàn cho bất kỳ ai bị dị ứng với sữa bò , sữa dê, sữa đậu nành , nước ép trái cây hạch quả, cũng như không chịu đựng nổi lactose và những chất ức chế dinh dưỡng có ở lúa mì và các ngũ cốc khác nhưng không hiện diện trong cháo gạo.


Sữa cơm gạo cũng như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, chứa hầu hết calcium, sinh tố A, D... tương tự  (dù ít hơn) sữa bò. Sữa cơm gạo chứa ít protein nhưng nhiều calori hơn sữa hạnh nhân hay sữa đậu nành. Lượng sinh tố E cũng cao hơn sữa bò, sữa dê, sữa đậu nành  nhưng không sánh ngang được với vài loại sữa hạnh nhân.. Một đặc điểm khác của sữa cơm gạo là không có mùi vi để che dấu mùi vị các chất làm ngọt. Theo Shelke của hảng Corvus Blue , đây là một sản phẩm mùi vị dịu dàng .


Sữa cần sa


Trong số các loại sữa nguồn gốc thực vật, sữa cần sa thật là độc đáo, không phải duy nhất chỉ vì chế tạo từ cây cannabis tên khoa học của cần sa- marijuana, một loại ma túy cấm trồng ở Hoa Kỳ. Hai thập niên 1960 và 1970 , đồng bằng sông Cửu Long ở những vùng chuyên trồng cây đay lấy sợi dệt bao, đã trồng cây cần sa cung cấp bất hợp pháp cho lính Mỹ tham chiến, nhưng nông dân Việt Nam đều biết tai hại của cần sa mà họ gọi là “cần sa là cha thuốc phiện“. Hinh như trên thế giới chỉ có Hà Lan là cho phép hút thuốc lá cần sa tự do và Canada ( ? ) cho trồng tự do mà thôi. Sữa cần sa làm từ hột cây cần sa. Hột và sợi cây cần sa chỉ chứa các dấu vết chất ma túy là tetrahydrocannabinol hay THC . Nhưng lá và ngọn cây đầy hoa chứa nhiều THC . Trồng cây cần sa là bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, trừ một lúc được thí nghiệm tại Ha Uy Di, vào thập niên 1950 . Nhưng theo báo Los Angeles Times thì ngành trồng lậu cây cần sa ở Ha Uy Di có lúc đã là cây trồng ước lượng có lợi tức tổng cộng (bất hợp pháp) lớn nhất. Sữa cần sa (hemp milk) mới được phép bày bán năm 2007 (?), dùng hột cần sa sản xuất ở Canada. Phần lớn các nhà chế tạo sữa cần sa đều ca tụng những ảnh hưởng trên sức khỏe của các chất ngoài THC.

`
Một cốc sữa cần sa chứa một số lượng calori tương đương với sữa đậu nành  nhưng chỉ có 1/3 đến phân nữa protêin và nhiều chất béo hơn chừng 5 đến 6 g .. Tuy nhiên đa số chất béo ở sữa cần sa là các acid béo cần thiết omega- 3 và omega - 6 , then chốt cho chức năng hệ thống thần kinh và da, tóc lành mạnh. Vài loại chất béo omega-3 và omega-6 dường như làm giảm viêm sưng và hạ thấp mức lipid trong máu. Các dầu thực vật điển hình chứa nhiều chất béo omega-6 tương đối với các chất omega-3 và cây cần sa cũng không ngoại lệ này . Một tách sữa cần sa (nhắc lại là sữa cần sa làm từ hột nhưng cũng chứa một vài phần võ quả) thường cung cấp khoảng 1 g omega- 3 và 3- 4 gomega-6.  Sữa cần sa là một nguồn gốc lợi ích cho dân Hoa Kỳ, vì chế độ ăn uống Hoa Kỳ điển hình cung cấp rất ít các chất béo omega- 3 và quá nhiều omega- 6. Thực tế, vài chuyên viên dinh dưỡng khuyến cáo tỷ suất omega- 3 trên omega- 6 giữa 1:1 và 1:3 , tỉ suất này xảy ra thiên nhiên ở sữa cần sa. Nhưng câu chuyện có lẽ phức tạp hơn thế. Chưa rõ ràng minh bạch là chất béo omega- 3 chủ trì ở cần sa là acid alpha linolêic (ALA ) có lợi cho tim. Như thể các chất béo omega - 3 tìm thấy nhiều trong dầu cá khổng ( tên gọi vắn tắt là EPA và DHA ), theo William Harris , giám đốc Trung tâm Khảo cứu Y tế Tim Mạch, Viện Đại học South Dakota.

Sữa cần sa ũng như sửa đậu nành ít chất béo bão hòa và không chứa cholesterol. Sữa cần sa cũng không có lactose. Dị ứng với sữa cần sa rất ít xảy ra. Theo Christina Volgyesi , phó chủ tịch thị trường của hãng Living Harvest Food , bang Oregon, thành phố Portland, nói rằng sản xuất sữa cần sa làm bằng loại giống cannabis không chứa tí nào chất ma túy làm hư trí não. khác hẳn các loại marijuana chứa chất ma túy.


Sữa cần sa chứa nhiều chất dinh dưỡng như đã tìm thấy ở sữa bò (gồm calcium, sinh tố A và sinh tố D) vì lẽ đã được bổ sung- fortified. Thật sự, vài nhãn hiệu cung cấp từ 40% đến 50 % nồng lượng khuyến cáo hằng ngày về calcium, sánh với 30% của sữa bò. Trên phương diện dinh dưỡng các hột cần sa tương đương với hột dầu lanh (flax seeds) những năm gần đây đã được ưa chuộng làm nguồn cung cấp các acids béo cần thiết. Thế nhưng không phải tất cả mọi loại hột giàu chất béo đều có thể thay sữa bò và hợp khẩu vị. Theo Shelke, sữa hột dầu lanh màu nâu đậm ít ưa chuộng, trừ sữa sô cô la.


(Bài này phần lớn chiếu theo bài báo 19 tháng 10 năm 2009, nhật báo Los Angeles Times) .


CẬP NHẬT HIỂU BIẾT VỀ SỬ DỤNG KIM LOẠI, ĐẤT HIẾM


GS Tôn Thất Trình


Chúng tôi đã thảo luận sơ qua (bài ngày 22 tháng 6 năm 2009) về các kim loại cần thiết (không phải chỉ có sắt, bô xít, chì, kẽm, đồng… cho công nghệ cận đai trên thế giới và tại Việt Nam như tantalium, palladium, platinum và đặc biệt là indium thường xen lẫn ở các quặng mỏ chì- kẽm như ở Chợ Điền, Lăng Hít, Tú Lệ…, kể cả kim loại đất hiếm, nước ta may mắn có trữ lương khá nhiều. Nay xin bổ sung thêm đôi chút về những xử dụng kim loại đất hiếm (rare- earth metals) ở một loạt sản phẩm công nghệ cao kỹ thuật quân sự, cũng như ở vài kỹ thuật “xanh" then chốt như xe hơi lai (hybrids cars).


Việt Nam cũng có những vùng mỏ quặng kim loại đất hiếm khá lớn tuy không nhiều như Trung Quốc. Từ năm 1956 đã phát hiện các mỏ đất hiếm ở Phong Thổ (Lai Châu). Giữa những năm 1990, trữ lượng các mỏ Nậm Sa, Đông Pao ước lượng trên 9 triệu tấn tổng oxyd đất hiếm, với hàm lượng oxyd đất hiếm trong quặng trung bình đạt 4-5 %, các thân quặng giàu đạt tới 10- 30%. Tiếp theo cũng phát hiện quặng đất hiếm ở các vùng như Yên Phú (Yên Bái), Mường Hum (Lào Cai), Quỳ Hợp ( Nghệ An) Mới đây ở vùng đồi núi Quảng Nam - Kon Tum, kể cả quặng uranium (đâu gần mỏ than đá Nông Sơn ? ). Và biết đâu mai hậu sẽ tìm ra nhiều mỏ quặng kim loại đất hiếm khác Việt Nam có thể chung sức khai thác ở các vùng Trường Sơn Tây- trung hạ lưu sông Mê Kông , kế cận Việt Nam tại Lào, Cam Bốt (?).


Năm 2009 , Hoa Kỳ đã khai thác lại quặng mỏ đất hiếm ở Mountain Pass, đóng cửa năm 2002 vì băn khoăn ô nhiễm môi sinh và cạnh tranh hạ giá thành đất hiếm của Trung Quốc, tuy rằng chế biến quặng vẫn còn tiếp tục. Mỏ này nằm trên con đường liên bang số 15 khi đến gần thành phố tiêu khiển trứ danh thế giới Las Vegas, tại sa mạc Mojave Desert, thuộc bang California. Mỏ Mountain Pass rộng 500m, đáng kinh ngạc cho những ai không trong nghề khai thác quặng mỏ, nhưng bé nhỏ so với các mỏ rộng gần 2000 m quanh thế giới ở những vùng khai thác đồng, vàng và các kim loại khác. Không có máy ủi, cào đất chạy ầm ỉ trên khu mỏ này, vì đa số đã bị bán đi khi mỏ đóng cửa. Chỉ có một máy bơm nhỏ nổi lên trên mặt nước lợ- màu xanh lục, dưới đó chừng 100m. Công ty Molycorp Minerals căn cứ ở tiểu bang Colorado hy vọng sẽ xậy dựng một dây chuyền hội nhập, bắt đầu bằng khai thác quặng và chấm dứt bằng sản phẩm sẵn sàng bán ra thị trường.


Mỏ này do các nhà thám hiểm thăm dò uranium phát hiện ra vào thập niên 1940, chứa một loạt đất hiếm gồm cerium và lanthanium, nồng lượng gần gấp đôi nồng lượng mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới là mỏ Bayan Obo ở Trung Quốc. Hoa Kỳ khai thác lại mỏ này vì lo ngại Trung Quốc sẽ cấm xuất khẩu vài kim loại đất hiếm quý hiếm hơn và giới hạn lớn hơn xuất khẩu các kim loại đất hiếm khác. Hiện nay Trung Quốc hầu như là quốc gia độc chiếm sản xuất kim loại đất hiếm trên thế giới và duy trì tình trạng này ít nhất là hai năm nữa. Molycotrp hy vọng sẽ đạt mức sản xuất sản phẩm đất hiếm là 20 000 tấn/ năm từ năm 2012, chiếm khoảng 20% yêu cầu thế giới năm 2008 là 124 000 tấn .Hiện nay ba nước khác ngoài Trung Quốc là Canada , Brazil và Úc cũng đang cố tâm phát triển khai thác quặng kim loại đất hiếm. Thế giới e sơ Trung Quốc độc quyền về lĩnh vực này. Cho nên năm 2009 , một hãng khai thác quặng đất hiếm Trung Quốc đã phải rút lui chung sức khai thác với hãng Lynas Corp., Úc Châu, khi chánh phủ Úc phản kháng đàm phán này.


Những kim loại quý như samarium và neodymium rất được tán thưởng nhờ các đặc tính hóa học cần thiết cho một số công dụng công nghệ và quân sự , kể luôn cả làm bóng láng gương (polishing glass), lọc dầu lửa và chế tạo những hệ thống hướng dẫn hỏa tiễn . Chúng cũng đóng một vai trò khẩn thiết cho việc phát triền những kỹ thuật xanh như xe hơi lai , tua bin gió và bóng đèn huỳnh quang dày đặc (compact fluorescent lightbulbs) . Các nam châm kháng nhiệt  (heat resistant magnets) làm bằng hợp kim đất hiếm là then chốt cho động cơ Toyota Prius. Chẳng hạn. lanthanium , một trong những đất hiếm phong phú nhất tại vùng mỏ Mountain Psass, đã được sử dụng chế tạo bình điện, ắc quy xe ô tô (nickel- metal hydride battery). Những đại công ty như Toyota Motor Corp, những hãng xài lớn đất hiếm như Hirachi Ltd, đều tìm cách gia giảm phụ thuộc vào xuất khẩu đất hiếm Trung Quôc. Cách đây vài năm, Trung Quốc xuất khẩu 50% sản xuất đất hiếm của mình. Năm 2009 , chỉ còn xuất khẩu 25% . Nằm 2015 sẽ không xuất khẩu nữa, xuống thành con số zero, vì yêu cầu trong nước tăng mạnh. Các hãng Nhật xử dụng những số lượng kim loại đất hiếm nhỏ hơn, tái sử dụng chúng, thử nghiệm những vật liệu thay thế, tìm kiếm những nguồn cung cấp mới.


Thực tế thì đa số kim loại đất hiếm không phải quá hiếm như tưởng tượng. Theo Thomas Monecke, giáo sư địa chất học Trường Mỏ Địa Chất School of Mines Colorado, kim loại đất hiếm thông thường nhất là cerium lại còn nhiều hơn cả đồng nữa đó. Hai kim loại đất hiếm quý hiếm nhất là thulium và lutetium thông thường 200 lần hơn cả vàng nữa . Nhưng khác với than đá, sắt và những kim loại ích lợi, chúng rất khó phân lìa, tách rời và chỉ khai thác có lợi khi chúng ở thể quặng nồng lượng cao đặc. Như ở mỏ Bayan Obo, Trung Quốc và ở những đất sét trầm tích miền Nam Trung Quốc. Muontain Pass là một nơi khác nồng lượng quặng lớn, dày đặc, biết được ttên thế giới Các chủ nhân mới mỏ Muontain Pass, đang tham vọng lớn bơm hàng chục triệu lít nước từ đáy mỏ lộ thiên này để khai thác quặng giữa năm 2011. Molycorp muốn thiết kế những tiến trình trích chiết kim loại đất hiếm tiên tiến, để có độ thuần chất như ở Trung Quốc và giá thành còn hạ hơn nừa, Hãng còn dự tính tìm kiếm liên doanh để sản xuất các nam châm đất hiếm của hãng. Hiện nay Trung Quốc là nhà sản xuất then chốt nam châm đất hiếm. Tổng số đầu tư của Molycorp sẽ từ 100 đến 400 triệu đô la Mỹ.


Dùng bản email do giáo sư gửi
(*) Tựa đề do chúng tôi đặt 

Nguồn: The Gift
DẠY VÀ HỌC, CÂY LƯƠNG THỰC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét