Trang liên kết chính

15/3/11

Việt Nam đối với động đất, sóng thần


FOODCROPS Tình hình biến đổi khí hậu, nước biển đang dâng, nguy cơ sóng thần vẫn là đề tài đáng quan tâm. Việt Nam có 28/64 tỉnh nằm ven biển Đông chiếm 17% tổng diện tích cả nước, có ý nghĩa rất quan trọng cả về kinh tế biển và an sinh xã hội.  Theo một số nghiên cứu, nguy cơ sóng thần ở Việt Nam có thể xảy ra.

Nước Việt Nam hình chữ S với bờ biển dài. Những nghiên cứu gần đây của IPCC cho thấy,  mực nước biển sẽ tăng 18-59  cm từ nay đến năm 2100. Văn phòng World Bank công bố báo cáo "Ảnh hưởng khi mực nước biển tăng lên các nước đang phát triển : phân tích, so sánh".

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu mực nước biển chỉ tăng 1m thì sẽ ảnh hưởng đến gần 11% tổng dân số của Việt Nam, hơn 10% đất đô thị và 7% đất nông nghiệp bị ngập và khiến GDP giảm hon 10%. Do đặc điểm địa lý, bão nhiệt đới thường xuyên xãy ra ở Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 1,  khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ cao khoảng 3 mét so với mực nước biển và đồng bằng sông Cửu Long không cao hơn 3 mét so với mực nước biển sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu nước biển dâng. Ở  Việt Nam hiếm có các trận động đất lớn hơn 6,5 độ richter. Ngoài khơi, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và thềm lục địa phía Nam có vị trí tiền tiêu, tạo thành vòng cung án ngữ quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá, phía tây Philippines nằm dưới biển Đông có thể gây động đất 9.0 richter ngang với  động đất hiện tại ở Nhật, có thể tạo thành sóng thần, và nguy cơ ảnh hưởng Việt Nam là có thể xảy ra (IOG).

Vùng nguồn sóng thần có thể gây nguy hiểm ở bờ biển Việt Nam là vùng nguồn máng biển Manila Bắc và sẽ có thể chỉ mất 2 giờ để vào tới miền Trung (theo Viện Vật lý Địa cầu).

Cây chắn sóng, rừng phòng hộ vẫn là một trong những giải pháp thiên nhiên cần phải được phát huy hiệu quả.  

www.foodcrops.vn Tuesday, 15 March 2011 04:12
Hoang Long tổng hợp, xem nguồn trích dẫn chi tiết.

Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thay đổi khí hậu

Liên hệ: Hà Nội: Nguyễn Hồng Ngân (84-4) 934 6600 -234
Mobile: 0912225429 nnguyen5@worldbank.org

Tháng hai, 2007 — Nếu nước biển tăng lên 5 mét, Việt nam có thể mất 16% diện tích, với hơn 35% số dân và khoảng 35% tổng GDP bị ảnh hưởng. Trong khi đó, nếu băng ở vùng Greenland tan hết thì mực nước biển toàn thế giới sẽ cao lên 7 m so với hiện nay. 

Theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới, “Ảnh hưởng khi mực nước biển tăng lên các nước đang phát triển: phân tích so sánh”, do Susmita Dasgupta, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, và Jianping Yan tiến hành, khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu mực nước biển tăng. 

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng mực nước biển tăng do hiện tượng trái đất nóng lên gây ảnh hưởng mạnh nhất lên các nước đang phát triển trên toàn thế giới. 

Nghiên cứu sử dụng bản đồ vệ tinh với thông số so sánh của 84 nước đang phát triển vùng duyên hải để tính toán mức độ ảnh hưởng của việc nước biển tăng lên đối với con người, kinh tế, các khu vực đô thị và nông nghiệp ở năm vùng khác nhau trên thế giới. 

“Nghiên cứu về kinh tế xã hội của chúng tôi đánh giá mức độ ảnh hưởng và tính cần thiết phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa trong trường hợp mực nước biển tăng lên.” Bà Susmita Dasgupta, Chuyên gia kinh tế cao cấp và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. “Biết được khu vực nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ giúp tập trung nguồn lực tốt hơn và các nước dễ bị ảnh hưởng có thể xây dựng các chương trình dự phòng để có thể tránh tổn thất lớn” 

“Khi nào việc này xảy ra thì chỉ có nghiên cứu khoa học mới xác định được”, bà Susmita Dasgupta nói. “Nhưng điều quan trọng là các nước biết được nếu mực nước biển tăng 1 mét thì ảnh hưởng sẽ là thế nào, khu vực nào bị nhấn chìm, thiệt hại cho GDP là bao nhiêu, đất nông nghiệp, đô thị sẽ bị mất bao nhiêu?”

Nếu mực nước biển chỉ tăng 1 m thì cũng sẽ ảnh hưởng đến khoảng 10.8% tổng dân số của Việt  Nam, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Nile của Ai Cập cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự, với 10,5% tổng dân số bị ảnh hưởng và 25% tổng diện tích bị nhấn chìm.

“Đã có một vài nước có chương trình đề phòng, nhưng tốc độ tiến hành còn chậm. Chúng tôi hy vọng thông tin trong nghiên cứu này sẽ là động lực để đưa ra hành động nhanh hơn trong lĩnh vực này.” Bà Dasgupta cho biết.

Để biết thêm thông tin, xin mời vào trang web http://econ.worldbank.org

Việt Nam mất 16% diện tích do nước biển tăng?

Nếu nước biển tăng lên 5m, Việt Nam có thể mất 16% diện tích... Văn phòng World Bank Việt Nam công bố báo cáo mới nhất về hiện tượng mực nước biển dâng. 

Ngày 26/2, Văn phòng World Bank Việt Nam đã công bố Báo cáo “Ảnh hưởng khi mực nước biển tăng lên các nước đang phát triển: phân tích so sánh”. 

Báo cáo, do một nhóm chuyên gia quốc tế soạn thảo cảnh báo, khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu mực nước biển tăng.

Tại Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu mực nước biển chỉ tăng 1m thì sẽ ảnh hưởng đến gần 11% tổng dân số của Việt Nam, hơn 10% đất đô thị và 7% đất nông nghiệp bị ngập nước và khiến GDP giảm hơn 10%. 

Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 

Nguyên nhân khiến mực nước biển tăng, theo nghiên cứu trên, là do hiện tượng trái đất đang nóng lên. Sự biến đổi khí hậu này sẽ gây ảnh hưởng mạnh nhất lên các nước đang phát triển.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bản đồ vệ tinh, với thông số so sánh của 84 nước đang phát triển vùng duyên hải, để tính toán mức độ ảnh hưởng của việc nước biển tăng lên đối với con người, kinh tế, các khu vực đô thị và nông nghiệp ở năm vùng khác nhau trên thế giới.

“Khi nào việc này xảy ra thì chỉ có nghiên cứu khoa học mới xác định được”, bà Susmita Dasgupta - Chuyên gia kinh tế cao cấp và là đồng tác giả nghiên cứu - cho biết. “Nhưng điều quan trọng là các nước biết được nếu mực nước biển tăng 1 m thì ảnh hưởng sẽ là thế nào, khu vực nào bị nhấn chìm, thiệt hại cho GDP là bao nhiêu, đất nông nghiệp, đô thị sẽ bị mất bao nhiêu?” 

Đồng bằng sông Nile của Ai Cập cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự, với 10,5% tổng dân số bị ảnh hưởng và 25% tổng diện tích bị nhấn chìm. 

Trên phạm vi toàn thế giới, nếu mực nước biển tăng thêm 1 m sẽ làm ngập 194.000 km2 đất ven biển và khiến 1,28% dân số 84 nước đang phát triển ở ven biển phải dời bỏ nhà ở, chuyển đến sống ở những vùng đất cao hơn. Theo WB, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Đông, Bắc Phi và Đông Á. 

Theo nghiên cứu mới đây của Cơ quan liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC), mực nước biển sẽ tăng 18 - 59 cm từ nay đến năm 2100, ảnh hưởng đến 90% hoạt động của con người. 

Trong khi đó, những nghiên cứu khác còn dự kiến mực nước biển sẽ tăng 0,5 - 1,4 m đến cuối thế kỷ này, và sẽ còn tăng trong những thế kỷ tới do lượng CO2 lưu lại trong khí quyển tới 100 năm.

H.Yên


Việt Nam: Cũng cần cảnh giác với sóng thần

Theo một nghiên cứu thì một đứt gãy dưới Biển Đông phía tây Philippines có thể gây ra động đất cấp 9,0 và sóng thần. Chỉ trong vòng 2-3 tiếng đồng hồ, sóng thần này có thể ập đến Việt Nam. 

Nghiên cứu mới nhất và độc lập của nhóm các nhà khoa học ở Viện Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên & Môi trường) và của Viện Vật lý Địa cầu (Viện Khoa học & Công nghệ) đều chung nhận định Việt Nam nằm ở vị trí ít có nguy cơ xảy ra sóng thần song không vì thế mà chủ quan.

Tuy không có bằng chứng cụ thể, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khí tượng thủy văn và địa vật lý đều cho rằng sóng thần từng đến lãnh thổ nước ta. 

Theo TS Vũ Thanh Ca ở Viện Khí tượng Thủy văn (IMH), sóng thần từng xảy ra ven biển Thừa Thiên-Huế, ngày 11/9/1904, 22.027 nhà bị phá hủy, 519 thuyền đắm, 724 người chết.

“Có tài liệu cho rằng sóng thần tấn công bờ biển Nam Định vào năm 1930, Đà Nẵng vào năm 1964”- PGS.TS Trần Thục, Viện trưởng IMH nói - Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng để khẳng định hay phủ nhận những thông tin trên”.

Điều đáng chú ý là, hơn 300 năm qua, Philippines, quốc gia láng giềng trên Biển Đông, ghi chép được khá cụ thể các vụ sóng thần. Theo đó, từ năm 1677 tới nay, tại bờ biển Philippines, có tới 16 trận sóng thần.

“Rất có khả năng một trong số các trận sóng thần đó đã gây thiệt hại tại nước ta mà không ghi lại được” - TS Nguyễn Thanh Ca nói.

Sau trận sóng thần lịch sử ngày 26/12/2004 ở Indonesia làm khoảng 300.000 người chết, lần đầu tiên, Viện Vật lý Địa cầu (IoG) cử đoàn cán bộ điều tra sóng thần do GS.TS. Nguyễn Đình Xuyên tiến hành tại vùng bờ biển từ Diễn Châu (Nghệ An) đến Đèo Ngang (Hà Tĩnh).

Điều tra cho biết có nhiều vụ sóng thần xảy ra ở khu vực khảo sát, làm nhiều người chết và mất tích. Tuy nhiên nguyên nhân chưa được làm rõ. Vì vậy, “cần phải tiến hành các chuyến khảo sát dọc bờ biển Việt Nam” - PGS.TS Nguyễn Ngọc Thủy, Viện trưởng IoG nói.

Đặc biệt, người đứng đầu IoG lần đầu tiên cho rằng nguy cơ sóng thần ở Việt Nam là có thật. “Các nhà địa chấn phải nghĩ về động đất ở khu vực đới hút chìm phía tây bắc Philippines cũng có thể đạt độ lớn 8,9 tới 9,0 độ ríchter và như vậy vùng bờ biển và hải đảo Việt Nam cũng có thể có nguy cơ sóng thần”, PGS.TS Thủy nhấn mạnh. 

Theo quan điểm của một số nhà khoa học Nhật Bản và New Zealand mà 2 nhà khoa học ở IMH có dịp trao đổi, động đất tại dải đứt gẫy chìm trong khu vực Biển Đông phía tây Philippines đúng là có thể đạt từ 8,4 đến 9,0 độ richter. 

Kịch bản sóng thần ở Việt Nam 

Dựa trên những nhận định đó, 2 nhà khoa học ở IMH sử dụng mô hình trị số hiện đại để tính toán sự lan truyền của sóng thần trên Biển Đông với mục đích phục vụ công tác dự báo và xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng biển Việt Nam. 

Nghiên cứu mang tên “Mô hình số trị tính lan truyền sóng thần trên toàn Biển Đông” của họ gây sự chú ý rất lớn trong giới khoa học. Đây là lần đầu tiên một kịch bản sóng thần ở Việt Nam được dựng lên khá cụ thể với các cứ liệu đáng chú ý.

Giả thiết dải đứt gãy phía tây Philippines hoạt động với trận động đất cấp 9, khả năng xảy ra sóng thần gần như là hiện thực. Tại nơi xảy ra động đất, sóng thần có bước sóng 100 km. Vì thế, ngoài biển rất khó nhận biết có sóng thần hay không. Khi vào đến gần bờ sóng thần có bước sóng chỉ khoảng 30 m.

Bằng các mô hình tính toán hiện đại, 2 nhà khoa học xác định độ lớn của sóng thần ở các khoảng thời gian khác nhau và tình trạng mặt nước biển kể từ khi sóng thần hình thành tới khi nó vào bờ biển Việt Nam. Mô hình số trị mà họ xây dựng được nhiều nhà chuyên môn đánh giá mô phỏng rất tốt quá trình lan truyền của sóng thần. 

Theo tính toán, sau khi động đất khoảng hơn 1 giờ, sóng thần đã lan truyền tới vùng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của ta. Tùy thuộc vào địa hình đáy biển tại một số đảo, độ cao sóng thần ở các đảo này có thể rất lớn, thậm chí cao hơn 5m. 

Sau khoảng 2 giờ từ khi hình thành, sóng thần lan truyền tới vùng bờ biển nước ta và ảnh hưởng mạnh tới vùng biển từ Quảng Ngãi tới Phan Rang. Đà Nẵng cũng chịu ảnh hưởng của sóng thần nhưng yếu hơn.
Trên bản đồ phân bố độ cao của sóng thần tại các vị trí gần bờ biển, người ta thấy độ cao sóng thần thay đổi rất mạnh dọc theo bờ biển. Hầu như trên toàn dải bờ biển kể trên, độ cao sóng thần vượt quá 3m, gấp rưỡi độ cao sóng thần vừa xảy ra ở Indonesia hôm 17/7, làm hơn 300 người chết. 
Tại một số vị trí, 2 nhà khoa học cảnh báo, độ cao sóng thần có thể vượt quá 5m. Họ đặc biệt lưu ý, với độ cao sóng tại bờ là 5m, độ cao sóng leo có thể vượt quá 10m. Với độ cao này, sóng thần có thể gây ra những thiệt hại rất lớn cho vùng ven biển, ngang với thiệt hại do sóng thần gây ra cuối năm 2004 ở Indonesia.

Cần xây dựng gấp bản tin cảnh báo sóng thần 

Từ những tính toán trên, TS Vũ Thanh Ca cho rằng, để chủ động đối phó với sóng thần, việc tính toán để ra bản tin cảnh báo sóng thần cho các đảo thuộc hai quần đảo tiền tiêu Trường Sa và Hoàng Sa là rất cần thiết. Song song với đó là xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần cho vùng biển nước ta.
Đồng thời với việc xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần, cần tăng cường giáo dục để nâng cao nhận thức cộng đồng về nguy cơ sóng thần, các dấu hiệu về sóng thần và các biện pháp phòng tránh sóng thần tại các vùng có nguy cơ sóng thần cao.
Nguy cơ sóng thần với Việt Nam sẽ rất cao?
Việc một nhà khoa học Mỹ vừa đưa ra dự báo nguy cơ trận sóng thần mới ở châu Á khủng khiếp hơn trận 26-12-2004 lại làm dấy lên sự cần thiết xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần ở Việt Nam.

Đây cũng là vấn đề vốn đang gây tranh cãi. Đáng chú ý là, các nghiên cứu mới nhất lại cho thấy nguy cơ sóng thần đối với vùng bờ biển Việt Nam sẽ rất cao nếu...

Theo TS Ngô Thị Lư, Viện Vật lý Địa cầu, chỉ riêng những gì đã xảy ra, thiệt hại và hậu quả vô cùng thảm khốc do trận động đất kèm sóng thần Andaman - Sumatra ngày 26-12-2004 gây ra, cũng buộc chúng ta phải trả lời nghiêm túc các câu hỏi đại loại liệu có khả năng xảy ra sóng thần đối với vùng bờ biển Việt Nam không, chúng ta cần phải làm gì để có thể giảm thiểu nguy cơ này (nếu có)...

Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chế độ động đất ở biển Đông và các điều kiện hình thành sóng thần, các khả năng dự báo nhằm giảm nhẹ những thiệt hại do chúng có thể gây ra đã bắt đầu xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Theo rất nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà địa chấn và các nhà hải dương học trong nước và quốc tế, sóng thần ít xảy ra và không quá nguy hiểm ở vùng biển Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, tại phía tây Philippines (tức rìa phía đông biển Đông), từng xảy ra động đất mạnh với đầy đủ các điều kiện để gây ra sóng thần như năng lượng đủ lớn (M > 8), độ sâu chấn tiêu nhỏ (h < 30 km) và có cơ chế trượt thuận. Đồng thời tại đây thực tế cũng đã xảy ra sóng thần.

Mặt khác, các số liệu GPS đo dịch chuyển tuyệt đối ở Việt Nam và Thái Lan cho thấy chuyển dịch của Đông Dương về phía đông có vận tốc 3±0,2 cm/năm. Chuyển dịch của Philippines về phía tây không dưới 8 cm/năm. Như vậy, tốc độ chuyển dịch tương đối giữa hai mảng không dưới 10 cm/năm.

Tốc độ này lớn hơn so với tốc độ của mảng Ấn Độ hút chìm dưới mảng Burma. Vì thế, nếu động đất có khả năng gây sóng thần xảy ra tại ranh giới giữa mảng Philippines và mảng châu Á, nguy cơ sóng thần đối với vùng bờ biển Việt Nam sẽ rất cao.

Do đó, việc tiến hành xem xét và nghiên cứu động đất có khả năng gây sóng thần ảnh hưởng đến vùng bờ biển Việt Nam và tìm các giải pháp xây dựng hệ thống và cơ chế cảnh báo sớm động đất và sóng thần nhằm giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do nó có thể gây nên là vô cùng cần thiết đối với Việt Nam và các vùng lân cận.

Các nhà khoa học từng ghi nhận được những câu chuyện về thảm họa ven bờ biển ViệtNam trong vòng 100 năm qua dù tính chính xác rất mỏng. “Không thể mất cảnh giác với nguy cơ sóng thần”, PGS. TS Vũ Thanh Ca, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ mới, Viện Khí tượng Thủy văn nói.
 Việt Nam xây dựng trạm cảnh báo sóng thần đầu tiên
 Cụ thể, UBND thành phố đồng ý cho xây dựng 10 điểm cảnh báo sóng thần tại các vị trí: Mân Thái, Phước Mỹ, BQL bán đảo Sơn Trà, các bãi biển du lịch Đà Nẵng và Đài Truyền thanh Q.Liên Chiểu; Đài Truyền thanh Ngũ Hành Sơn, P.Hòa Hải Q.Ngũ Hành Sơn; Xuân Hà thuộc Q.Thanh Khê, Khu du lịch Furama.
 Tại 2 điểm thuộc P.Mân Thái (Sơn Trà) và Hòa Hiệp Nam (Liên Chiểu) sẽ là trạm có ăng-ten thu sóng cao nhất, từ 30 đến 35m, bên cạnh hệ thống còi hú công suất lớn.
Ngay sau khi có nguy cơ sóng thần, các trạm này sẽ thu sóng, hệ thống còi sẽ báo động để người dân tắm biển, tàu bè, các gia đình ven biển biết, khẩn trương triển khai phương án phòng tránh sóng thần.

Đây là một phần của dự án lắp đặt thiết bị kỹ thuật cảnh báo sóng thần trên toàn quốc (miền Trung sẽ có khoảng 100 điểm cảnh báo).
 
Dự kiến sẽ hoàn thành xong trong tháng 3/2011.
Sóng thần chỉ mất khoảng 2 giờ để tấn công bờ biển miền Trung
Đó là nhận định trong “kịch bản sóng thần có khả năng xảy ra ở Việt Nam” của Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu).
Việc dự báo sóng thần hoàn toàn không đơn giản, vì phụ thuộc rất nhiều vào việc dự báo các tai biến địa chất diễn ra trên biển và đại dương như: Dự báo động đất, đứt gãy lục địa… Mặt khác, do quá trình lan truyền của sóng thần rất nhanh (thường thì tốc độ lan truyền có thể đạt tới hàng trăm km/giờ) nên phần lớn các đợt sóng thần gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản cho các cư dân sống ở vùng ven biển.
Theo Bộ TN-MT, mức độ nguy hiểm của động đất ở Việt Nam sẽ gia tăng và cần phải tính đến trong sự phát triển của đất nước. Thực tế đã cho thấy, ở Việt Nam thế kỷ trước cũng xảy ra 2 trận động đất có cường độ mạnh tới 6,7 – 6,8 độ richcher tại miền Bắc (những năm 1935 và 1983 gây phá hủy trên một vùng rộng lớn 1.300 km2 làm chết 30 người.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Phương (Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu), trên cơ sở nghiên cứu các đặc trưng địa chấn kiến tạo và địa động lực khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, các nhà khoa học của Viện Vật lý Địa cầu đã xác định được các vùng nguồn sóng thần có thể gây nguy hiểm trực tiếp tới bờ biển Việt Nam trên khu vực biển Đông và các vùng biển lân cận.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của Viện Vật lý Địa cầu, do có vị trí khá đặc thù, vùng bờ biển Việt Nam có nhiều khả năng phải chịu sự tác động chủ yếu từ các vùng nguồn sóng thần nằm trên khu vực biển Đông. Trong khu vực biển Đông, vùng nguồn Máng biển Manila Bắc được coi là vùng nguồn sóng thần nguy hiểm nhất đối với bờ biển Việt Nam. Kết quả tính thời gian lan truyền sóng thần cho thấy sau khi phát sinh trên vùng nguồn này, sóng thần chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để tấn công vào bờ biển miền Trung Việt Nam.

Cũng tại hội nghị, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó trưởng ban chỉ huy PCLB và TKCN TP Đà Nẵng cho biết: “Hiểm họa sóng thần tại Đà Nẵng có thể là nguyên nhân từ một vụ va chạm của thiên thạch ở biển Đông, núi lửa, trượt đất, động đất trong khu vực biển đông từ đảo Đài Loan đến Philippin. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, khả năng sóng thần trên bờ biển Việt Nam không lớn nhưng thực sự tiềm ẩn khả năng này. Nếu có xảy ra sóng thần thì khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất là Trung Trung Bộ (nặng nhất từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi). Tại Đà Nẵng, toàn bộ tuyến ven biển, tuyến dọc các sông Hàn, Vĩnh Điện, Cẩm Lệ, Cầu Đỏ và sông Túy Loan là những vùng có thể chịu ảnh hưởng nặng nhất.

Ông Thắng cũng cho biết thêm: “Nhận thức được sự nghiêm trọng của thảm họa, chúng tôi đang gia tăng chương trình đầu tư đê biển, các địa phương xây dựng hệ thống báo động, duy trì chế độ trực ca suốt ngày đêm để đảm bảo phát hiện kịp thời các hiểm họa động đất - sóng thần”.

Theo báo cáo tại hội nghị của Trung tâm Hải văn (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), dao động mực nước biển là hiện tượng dâng, rút của biến trình mực nước biển so với giá trị trung bình nhiều năm và phân chia thành 2 nhóm cơ bản: nhóm dao động mực nước biển có chu kỳ được gây ra do lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời mà đại diện của nó là dao động thủy triều; nhóm thứ 2 không có chu kỳ thường được gây ra do sự biến đổi của gió, khí áp trên bề mặt biển hoặc do sự bất đồng nhất về mật độ của nước biển…


Xuân Lam
 Đồng bằng sông Cửu Long: Loay hoay chống sạt lở hạ nguồn
Lâu nay khi đề cập đến sạt lở, nhiều người hay nói đến 2 điểm nóng ở đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ sạt lở ở các tỉnh cuối nguồn và ven biển ngày càng khó lường và nghiêm trọng. Sạt lở đang “gặm nhấm” vào nhà dân, đất sản xuất nông nghiệp, đê biển, các công trình phục vụ sản xuất, quốc lộ đến đường giao thông nông thôn…
Sống kề “miệng hà bá”
Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đang là điểm nóng của sạt lở. Từ đầu năm đến nay, huyện này đã ghi nhận 23 điểm sạt lở. Trong đó, có 15 điểm trực tiếp gây sạt lở đất đai của người dân với 7 hộ bị mất đất từ 120 - 456m2. Sạt lở đã cuỗm mất 20 đập thủy lợi và 6 nhà dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm. Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, phân tích nguyên nhân sạt lở: Do ảnh hưởng dòng chảy mạnh, biên độ triều biển Đông, người dân lấy đất sông, tàu thuyền chạy nhiều… nên sạt lở ngày càng lớn.
Tại thị xã Ngã Bảy – Hậu Giang, trên tuyến đường Trần Hưng Đạo - Lê Lợi nằm cặp sông Cái Côn xuất hiện nhiều vết nứt đe dọa khoảng 80 căn nhà với hơn 400 người dân đang sinh sống. Chính quyền địa phương đã cảnh báo: Người dân trong khu vực xuất hiện vết nứt cần giảm tải trong nhà, về đêm người già và trẻ em không nên ngủ lại… UBND tỉnh Hậu Giang đã có văn bản báo cáo Chính phủ, đề nghị xem xét, bố trí khẩn cấp vốn trái phiếu Chính phủ cho dự án bờ kè Trần Hưng Đạo - Lê Lợi. Trước mắt, trong năm nay, tỉnh đề nghị bố trí 70 tỷ đồng để giải tỏa di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Tại Ngã Bảy, tình trạng sạt lở đường giao thông nông thôn cũng xảy ra nghiêm trọng. Ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, cho biết: Về lâu dài các tuyến giao thông nông thôn phải làm tránh sạt lở, mở tuyến lộ hậu ở những nơi đang sạt lở.
Lo triều cường
Các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau đang đối phó với tình trạng sạt lở đê biển. Khoảng 50 điểm đen về sạt lở đã được ghi nhận. Một số người có chức trách đã dùng từ “kinh sợ” khi thị sát khu vực sạt lở chợ Vàm Đầm (huyện Đầm Dơi) cách đây khoảng 4 tháng: 5 căn nhà, một cây xăng dầu và 3 nền đất rơi tõm xuống sông. Hiện tại những vết nứt quanh chợ Vàm Đầm vẫn đe dọa hàng chục hộ dân ở đây.
“Buôn bán cua tép sát mé sông, nghe mưa rơi, nước ròng sát là không dám ngủ, sợ lở đất. Nhà cũng không làm cửa, để khi sụp đất còn kịp thoát thân” - một người dân tại chợ Vàm Đầm nói trong lo lắng khi cố cầm cự mưu sinh bên “miệng thủy thần”. Từ đầu năm 2010 đến nay, Cà Mau ghi nhận ít nhất khoảng 2.000m2 đất, 17 căn nhà, trại giống bị sụp xuống sông, gần 100 hộ đang “treo” lơ lửng bên vực sụp lún!
Ở vùng hạ nguồn, nhiều địa phương cho rằng: do nền đất yếu – nhất là vùng bán đảo Cà Mau, làm bờ kè khó có thể chống sạt lở bền vững. Xu hướng các địa phương cấp huyện đua nhau đề xuất xây dựng bờ kè ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chuyện xây bờ kè cần được nghiên cứu chu đáo. Bài học thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) là một điển hình. Nhiều công trình bờ kè đã được xây dựng cặp sông Tiền, nhưng tình trạng sạt lở vẫn diễn ra nghiêm trọng khi các hàm ếch xuất hiện ngày càng nhiều. Và thị xã Sa Đéc một thời là trung tâm tỉnh lỵ Đồng Tháp phải “chạy sạt lở” bằng cách xây dựng thành phố Cao Lãnh để thay thế.
Thực tế, ở Cà Mau đã có công trình bờ kè hàng tỷ đồng xây dựng gần xong đã bị sụp lún gần một nửa! Nhiều địa phương cũng đã “gạt” các dự án bờ kè chống sạt lở cấp huyện. Giải pháp được lựa chọn ở vùng đất yếu bán đảo Cà Mau là nắn dòng chảy, trồng cây chắn sóng, giảm tải và khuyến cáo không xây dựng nhà kiên cố ở những điểm sát bờ sông… Đây được xem là giải pháp hiệu quả khi ngân sách chưa thể đảm bảo kiên cố hóa hết các ngã ba, ngã tư sông - thường gắn với các đô thị vùng sông nước!
Nói thế, song vẫn còn nhiều luồng ý kiến khác nhau. Những khuyến cáo cụ thể trên kết quả nghiên cứu cho từng vùng gắn với sông Tiền, sông Hậu, vùng bán đảo Cà Mau từ các nhà khoa học là rất cần thiết
CAO PHONG
Việt Nam đã có kịch bản ứng phó với sóng thần
Theo một số báo cáo, sóng thần từng xảy ra ven biển Thừa Thiên-Huế ngày 11-9-1904, tàn phá 22.027 ngôi nhà, làm đắm 519 tàu thuyền và chết 724 người.
Có tài liệu cho rằng, sóng thần đã tấn công bờ biển Nam Định năm 1930, Đà Nẵng năm 1964. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng để khẳng định hay phủ nhận những thông tin trên.
Khả năng cảnh báo sóng thần đạt chuẩn quốc tế
Ở nước ta đến nay vẫn chưa có hệ thống quan trắc sóng thần nên chưa ghi nhận được thông tin nào về sóng thần. Trong nhiều trường hợp, sóng thần bị nhầm lẫn với nước dâng do bão hay sóng có bước sóng ngắn. Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần được thành lập ngày 4-9-2007, hiện là thành viên chính thức của hệ thống cảnh báo sóng thần khu vực và thế giới. VN cũng như nhiều nước Đông Nam Á nằm trên bờ biển Thái Bình Dương chưa đủ điều kiện trang bị thiết bị quan trắc và phát hiện sóng thần từ giữa đại dương. Vì vậy, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần các quốc gia thành viên có sự phối hợp chặt chẽ với hai trung tâm đầu não của hệ thống là Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (Mỹ) và Trung tâm Tư vấn sóng thần Tây Bắc Thái Bình Dương (Cục Khí tượng thủy văn Nhật). Mỗi khi xuất hiện động đất mạnh có khả năng xảy ra sóng thần, các thông tin cảnh báo được truyền từ hai trung tâm này tới trung tâm của các quốc gia trong khu vực, trong đó có VN.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, cơ sở dữ liệu chứa toàn bộ 25 kịch bản ứng phó với sóng thần trên biển Đông được chuyển giao cho trung tâm. Khi có thông tin về động đất có khả năng xảy ra sóng thần trên biển Đông và ven biển VN, các thông số quan trắc động đất được nhập vào hệ thống. Các công cụ tính toán của hệ thống sẽ tự động lựa chọn kịch bản gần nhất với trận động đất thực và đưa ra các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần tương ứng, từ đó nhanh chóng xác định các khu vực có khả năng phải chịu thiệt hại do sóng thần. Trên cơ sở đó, hệ thống sẽ đưa ra các bản tin cảnh báo và biện pháp ứng phó tương ứng.
PGS-TS NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất
và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu)
FOODCROPS. CÂY LƯƠNG THỰC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét