Lưu trữ

22/8/09

Cộng hưởng của biến đổi khí hậu và xây đập ngăn dòng sông Mekong



CAYLUONGTHUC. GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân viết bài "Ứng phó với biến đổi khí hậu và biển dâng". GS. Anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật gửi lời nhắn: Hoàng Kim thân mến! Trao đổi với em một vấn đề lớn của nông nghiệp "Nguy cơ từ việc xây đập ngăn dòng sông Mekong" Nếu có thể em "phản biện" hay bổ xung bài viết này nhé!. Tôi lập chuyên mục này để thu thập thêm thông tin vì cộng hưởng của hai vấn đề trên đúng là thật lớn đối với Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL, sản xuất lúa gạo, thủy sản và an ninh lương thực. Ngày 21/05/2009 Liên Hiệp Quốc (LHQ) cảnh báo: Trung Quốc xây nhiều đập lớn là một hiểm họa lớn nhất với dòng sông Mekong. Trung Quốc đã xây ba đập thủy điện lớn, kế hoạch xây tám đập, trong đó có đập Tiểu Loan cao 292m, nhất thế giới, trữ lượng nước tương đương tất cả các hồ chứa nước ở Đông Nam Á. Thái Lan, Lào và Campuchia kế hoạch xây 11 đập. Điều này làm ảnh hưởng rất xấu tới hạ lưu, nhất là tới Đồng Bằng Sông Cửu Long về nhiều mặt, như làm giảm hẳn lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản, giảm độ đa dạng sinh học, làm xấu môi trường sinh thái thuộc lưu vực sông Mekong, nhất là gây ra hạn hán, nhiễm mặn, ngập lụt trầm trọng hơn, cộng hưởng với biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính với những hậu quả khôn lường, như giông bão, hạn, mặn, lũ lụt trầm trọng hơn. (Hình ảnh trên là lưu vực sông Mekong và các vị trí xây đập theo MRC được trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Trân)

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BIỂN DÂNG
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân

(Bài viết PDF Ứng phó với biến đổi khí hậu và biển dâng đọc tại đây)

NGUY CƠ TỪ VIỆC XÂY ĐẬP NGĂN DÒNG SÔNG MEKONG
GS. TS. Nguyễn Văn Luật


Ngày 21/05/2009 Liên hiệp quốc (LHQ) cảnh báo: Trung Quốc xây nhiều đập lớn là một hiểm họa lớn nhất với dòng sông MK. TQ đã xây 3 đập thủy điện lớn, kế hoạch xây 8 đập.trong đó có đập Tiểu Loan cao 292m, nhất thế giới, trữ lượng nước tương đương tất cả các hồ chứa nước ở ĐNÁ. Thái Lan, Lào và Campuchia kế hoạch xây 11 đập. Điều này làm ảnh hưởng rất xấu tới hạ lưu, nhất là tới ĐBSCL, về nhiều mặt, như làm giảm hẳn lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản, giảm độ đa dạng sinh học, làm xấu môi trường sinh thái thuộc lưu vực sông Mekong, nhất là gây ra hạn hán, nhiễm mặn, ngập lụt trầm trọng hơn, cộng hưởng với biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính với những hậu quả khôn lường, như giông bão, hạn, mặn, lũ lụt trầm trọng hơn.

Liên minh cứu sông MK (SavetheMekong.org)đã gặp Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đưa bản kiến nghị ngưng xây đập trên sông MK, và sẽ trao tay các thủ tướng các nước trong khu vực. Các nhóm bảo vệ môi trường chống lại xây đập trên dòng chính của sông MK.

Chuyên gia CarlMiddelton nói: Xây đập như trên ngăn cản cá đi tìm thức ăn, phá hoại nặng nề các hố sâu ở lòng hồ nơi cá ẩn náu. Nhà báo Pháp Jerome Berusweski đang ở nước ta (6/2009) tìm hiểu các thông tin, tư liệu để viết bài phản đối các nước ở đầu nguồn sông MK xây đập ngăn nước chẩy về hạ lưu, về ĐBSCL thuộc Việt Nam ta.

Wang Dezhi từ Vân Nam Trung Quốc viết:” Đừng để các con đập ngăn cản tương lai con em chúng ta”; Mak Vandokmai từ Roiet, Thái Lan viết: “Đừng xây đập trên sông MK, những con đập hiện có ở Thái Lan đã làm cho anh em cấu xé nhau rồi”. Sneampay từ Lào bày tỏ: ”Tôi yêu đất nước tôi, vì thế tôi không muốn thấy vì lòng tham mà người ta phá hủy đất nước tôi, vì thế, tôi nỗ lực hết sức để bảo vệ sông MK”. Một nông dân Campuchia bức xúc: nếu xây đập thì tất cả chúng tôi sống ở đâu? Nhà giáo ưu tú Trần Thi Minh Thu ở Cần Thơ, Việt Nam, nói: xây đập ngăn dòng sông MK là ngăn con đường sống của dân ĐBSCL.. Ts. Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi MN đã đề xuất lên Nhà nước ta nhiều ý sâu sắc về “vấn nạn” này.

Một chiến dịch vận động bãi bỏ kế hoạch xây ở hạ nguồn sông MK được Liên Minh cứu sông MK phát động từ tháng 3/2009, tính đến 16/6 đã có 16.380 chữ ký, Thái Lan nhiều nhất: 7.369 người; Mianma ít nhất, có 4 người; Việt Nam có 242 người..

TQ vẫn làm như đối với biển Đông hiện nay, mặc dầu họ đã có bài học về can thiệp vào dòng chẩy tự nhiên bằng cách xây đập làm thủy điện gây ra vết nứt động đất ở Tứ Xuyên vừa qua làm thiệt hại người và tài sản nhân dân Tứ Xuyên rất lớn.

TQ không chịu tham gia Ủy ban sông MK do LHQ thành lập, họ không chịu coi sông MK là dòng sông Quốc tế, mà là QG để họ muốn làm gì thì làm. UB này hiện còn có 4 nước tham gia: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Mianma cũng không tham gia, có thể do họ thấy ít liên quan đến quyền lợi của họ.Ủy ban này đã làm được nhiều điều tốt, hợp đạo lý chung sống hòa bình cùng có lợi, cùng khai thác lợi ích do sông MK đem lại.

Nhà nước ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động của những người được giao tham gia Ủy ban sông MK, vì sẽ là một trong những giải pháp làm giảm tác hại của việc xây đập trên. Có thể khó thuyết phục được TQ, vì nằm trong chiến lược bành trướng toàn cầu, toàn diện của họ vì quyền lợi dân tộc TQ. Nhưng ít ra thì khi xây đập ở Thái Lan cũng phải nghĩ tới Lào, Campuchia, Việt Nam ; Lào phải nghĩ tới Campuchia ,VN; Campuchia phải nghĩ tới VN. Được biết, hồi. Chính quyền cũ miền Nam dự định xây cầu qua sông Hậu Giang, thấy thiết kế có ảnh hưởng tới dòng chẩy và tầu bè đi lại, Vua Campuchia Norodom Xianuk có ý kiến, nên đã hủy kế hoạch này.

ĐỪNG ĐỂ TÌNH TRẠNG LOẠN THỦY ĐIỆN XẢY RA Ở VIỆT NAM

Tình trạng “Loạn thủy điện”

Đấy là việc phát triển thủy điện, bao gồm các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ có, nhất là không có trong quy hoạch. Nhà nước ta, các bộ chức năng như Bộ NN và PTNT, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư... đã thấy vấn đề và đang tìm cách khắc phục tình trạng làm thủy điện vì lợi ích cục bộ mà mâu thuẫn với Luật Môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho cư dân hạ nguồn.

Nhiều ký giả đã lên tiếng, như báo Tuổi trể đã có bài:”Miền Trung héo hon vì thủy điện”. Ts Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi nói: Thực tế nghiêm trọng hơn nhiều. Vì đến nay không ai có thể thống kê bao nhiêu đập thủy điện nhỏ mọc lên như nấm do các bên quân đội, các tổ chức kinh tế và địa phương thi đua thực hiện chỉ vì lợi ích cục bộ và trước mắt. TS Trường rất tâm huyết với những vấn đề lớn liên quan tới thủy lợi, vừa viết thư phản ảnh tình trạng “Loạn thủy điện” đến PTT Hoàng Trung Hải vào chiều 28/06/2009, 4:24 PM, và được PTT hồi âm ngay bằng e-mail ngay trong buổi tối (8:57:30 PM). PTT ghi nhận ý kiến đóng góp của Ts Trường, quan tâm đến việc phối hợp tốt các hồ đập ở thượng lưu để không gây thiệt hại cho hạ lưu.

Về đê đập ngăn triều giữ ngọt ở miền Tây

Theo tin VNTTX: Viện KH Thủy lợi miền Nam cho rằng các tỉnh ĐBSCL cần xây dựng chiến lược cụ thể ngăn triều, giữ ngọt, nhằm bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống của người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Chiến lược này bao gồm việc liên kết các công trình thủy lợi lớn, nhanh chóng xây dựng các đê biển, đê cửa sông tại ĐBSCL.

Ts Nguyễn Hữu Chiếm, nhà khoa học về môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở ĐHCT đã có ý kiến phản biện (theo SGTT ngày 29.6.2009), vì đã có nhiều công trình giữ nước ngọt đã xây dựng sau phải đập bỏ. Ts Chiếm phân tích: Thủy triều có nhiều mặt lợi, như dựa vào thủy triều, các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, một phần Tiền Giang tận dụng triều lên xuống để tiêu tưới với chi phí rất thấp. Ngăn triều là sai lầm, bởi ngăn nước chảy là ngăn quá trình giàu dưỡng khí, làm sạch môi trường; đồng thời làm cản trở giao thông thủy, nhiều nơi đã làm phèn xì lên, đất mất dần sức sản xuất Giữ nước ngọt trong mùa mưa là giải pháp bền vững, mà nhiều nước đã làm có kết quả tốt, như Đài Loan, Nhật bản. Chiến lược giữ nước ngọt này được thực hiện bằng cách thiết lập vùng đất ngập nước tự nhiên, như vùng Tứ Giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười trong đó có Tràm Chim sếu đầu đỏ, và Lung Ngọc Hoàng...ở Hậu Giang.

Ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước đã xây một loạt đê đập giữ ngọt với ý tốt cho dân, nhưng không lắng nghe ý kiến phản biện, không nghe dân. Phần lớn đê đập lúc đó về sau phải đập bỏ, hay điều chỉnh rất tốn kém.

Phần lớn đề xuất xây đê đập là từ các cơ quan chức năng Nhà nước. Còn ý kiến phản biện và kiến nghị dựa vào điều kiện tự nhiên để giữ nước ngọt là từ các nhà khoa học cả ngoài và trong ngành thủy lợi, và nhất là từ dân trong vùng có quyền lợi gắn với việc này. Vụ các cụ bô lão và nông dân biểu tình phản đối nơi xây đập ở Tiền Giang vào giữa thập kỷ 80 thế kỷ trước là một ví dụ. Đập cứ xây. Về sau phải phá.

Từ vài thập kỷ cuối TK trước, đã có Nhà khoa học ngành Khí tượng Thủy văn hiến kế thiết lập “tiểu biển hồ” giữ nước ngọt ở nơi sản xuất lúa hiệu quả kém tại Đồng Tháp Mười.

Phối hợp hài hòa 2 khuynh hướng trên sẽ có thể có những giải pháp khôn ngoan. Việc xây đê ven biển và cửa sông ngăn sóng triều vỗ làm xói mòn ai cũng có thể thấy cần thiết, nhưng đầu tư chưa tương xứng cho việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển. Cũng như vậy chưa tương xứng cho việc giữ được những “túi nước ngot” Lung Ngọc Hoàng, Tràm Chim Tam Nông, ĐTM, TGLX… Những “mỏ nước ngọt lớn” này có quan hệ hỗ tương với “mỏ nước nhỏ” phân tán trong các VAC của nông hộ. Những “mỏ nước ngọt lớn nhỏ” này đang bị thu hẹp, do yêu cầu đất sản xuất, do mùa khô thiếu nước từ thượng nguồn xuống bởi những con đập trên dòng chính của sông MK, và do khô hạn tăng, nên nước mặn xâm nhập đất liền ngày một sâu bằng đường nước mặt cũng như đường nước ngầm. Nước ngầm có nguồn gốc từ thượng nguồn đã được xác định là có tuổi ngàn năm, rất lành sạch, chỉ cần đào ở vùng đất cồn cát như ở huyện Vĩnh Châu ven biển không cần sâu đã có nước ngọt.

Nguyễn Văn Luật
(Bài viết do tác giả gửi)


TRÍ THỨC TRUNG QUỐC YÊU CẦU NGƯNG XÂY ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN THƯỢNG NGUỒN SÔNG MEKONG

Chuyên gia Phạm Phan Long
Bài đăng ngày 08/10/2009 Cập nhật lần cuối trên RFI ngày 08/10/2009 13:27 TU


Địa Chấn Vấn Xuyên và Tử Bình Phô 12 tháng 5/2008
Ảnh : Hội Sinh Thái Việt

Trung Quốc đơn phương xây hàng loạt đập nước trên thượng nguồn sông Mekong bất chấp mọi hậu quả tai hại cho con người và thiên nhiên. Để cứu lấy vùng châu thổ sông Cửu Long, người Việt Nam cần mạnh dạn ủng hộ các nhà trí thức Trung Quốc đòi ngưng xây các đập thủy điện trên thượng nguồn dòng sông.


Trung Quốc không phải là nước duy nhất khai thác dòng sông Mekong để sản xuất điện. Nhưng vào lúc các quốc gia Đông Nam Á chờ kết quả nghiên cứu của Ủy Ban Mekong về tác hại cho môi trường thiên nhiên thì Bắc Kinh đơn phương xây hàng loạt đập nước trên thượng nguồn bất chấp mọi hậu quả tai hại cho con người và thiên nhiên.

Vùng tây nam Trung Quốc trong đó có thượng nguồn sông Mekong là một vùng địa chất phức tạp và mong manh. Các hồ nước khổng lồ có nguy cơ không chiụ đựng nổi động đất với cường độ cao.

Bộ Thủy lợi xác nhận tại tám tỉnh, có 2.380 hồ nước có nguy cơ rạn nứt hoặc bị vỡ đê. Lo ngại đại họa, nhiều nhà trí thức và chuyên gia Trung Quốc yêu cầu rà soát lại độ an toàn và công bố kết quả.

Thỉnh cầu của 45 nhà trí thức Trung Quốc và gần 20 tổ chức bảo vệ môi trường ủng hộ đã được báo Đệ Nhất Tài Kinh loan tải hồi 2008.



Đập Tử Bình Phô
Ảnh : Hội Sinh Thái Việt


Đến nay, chính quyền Bắc Kinh vẫn gấp rút tiến hành các dự án trên thượng nguồn Mekong.

Theo chương trình thì hai hồ nước khổng lồ, Tiểu Loan với sức chứa 15 tỷ mét khối nước sẽ được hoàn thành năm 2012, hồ Nọa Trác Độ, với dung tích 23 tỷ mét khối sẽ hoàn tất năm 2014.

Phải mất từ 5 năm đến 10 năm mới làm đầy hồ Tiểu Loan. Diện tích mặt hồ lúc đó sẽ như một biển nhỏ rộng 190 cây số vuông.

Ngoài sự kiện sông Mekong bị cạn nước đe dọa mùa màng, chăn nuôi ở các nước láng giềng, các hồ khổng lồ trên thượng nguồn còn là những quả bom nổ chậm, chơi vơi trên những độ cao, đe dọa sinh mạng người dân Trung Quốc và các dân tộc Thái, Lào, Cam Bốt và Việt Nam dưới hạ nguồn.

Trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia Việt Nam ưu tư đến vận mệnh đất nước kêu gọi công luận hậu thuẫn thỉnh nguyện thư của giới trí thức Trung Quốc.

Vào mùa xuân năm nay, một nhà đấu tranh Tây Tạng nhận định : « Con đường đem lại độc lập cho Tây Tạng là hậu thuẫn công cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Trung Quốc ».

Để cứu nguy vùng châu thổ sông Cửu Long, có lẽ người Việt Nam cần phải mạnh dạn ủng hộ các nhà trí thức Trung Quốc yêu cầu ngưng xây các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong.

Trong tinh thần này, Hội Sinh Thái Việt - Viêt Ecology Foundation phổ biến thình nguyện thư của 45 giáo sư, trí thức, chuyên gia Trung Quốc.

Để tìm hiểu thêm tình trạng yếu kém của các đập thủy điện của nước láng giềng phương Bắc, những tai nạn đã và có thể xảy ra như vụ « sóng thần ở hồ Tiểu Loan đang xây hồi tháng 7, làm chết 14 người », RFI đặt câu hỏi với một chuyên gia của Hội Sinh Thái Việt.

Từ California, ông Phạm Phan Long phân tích bối cảnh lịch sử và những lý do làm cho các nước trong vùng phải đề phòng tai họa từ các đại công trình của Trung Quốc.


Chuyên gia Phạm Phan Long
08/10/2009

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi