CAYLUONGTHUC. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Cuộc diễu hành lặng lẽ
Tôi cũng như những đứa trẻ nhà quê lớn lên ở xóm Bà Bèo, mỗi khi nghe hỏi tới tiệm tạp hóa của chú Mười Ba, là nghĩ ngay tới hai chữ: thiên đường. Cục kẹo đầu tiên tôi được ăn, cái kẹp tóc đầu tiên tôi được diện, cây viết chì đầu tiên tôi được chạm tay vào… đều được mua từ đây.
Tiệm mà cũng là nhà, vừa chật vừa tối, đồ đạc lộn xộn chen chúc chồng chất lên nhau, giắt trên vách, treo đòng đưa trên dây. Cần gì cũng có hỏi gì cũng thấy. Dù nhỏ xíu như cục đá lửa gắn trong ống quẹt, cây kim may tay hay những món năm khi mười họa mới có người mua như cối xay bột, lu sành… Ở nhà thiếu gì người ta chạy lại tiệm chú Mười Ba. Lúa ngoài đồng cần gì người ta cũng chạy lại tiệm chú Mười Ba. Tiệm tạp hóa có một đời sống mãnh liệt không hẳn vì xứ này xa chợ, mà người ta tìm thấy một nơi nương dựa. Mấy cụ già ghiền trầu tới tiệm tìm vôi; đàn ông nghiện thuốc lội lại kiếm thuốc gò, giấy quyến; đàn bà con gái quây quần quanh bếp núc cũng mua ở tiệm những thứ gia vị nêm đậm đà cho hai bữa cơm canh. Trẻ con thì khỏi phải nói, mỗi khi nghĩ tới, ngang qua hay bước vào tiệm chú đều cảm giác mùi vị ngọt ngào, béo ngậy của những bịch cốm ngào, kẹo dừa ứa ra trên đầu lưỡi.
Hồi nhỏ, được người lớn sai đi tiệm là quá chừng hạnh phúc, may còn chút tiền thừa mua mấy cục kẹo sướng rơn, còn không thì nhìn hủ kẹo chép miệng chẹp chẹp cũng phần nào thỏa mãn. Lớn lên mới biết cái việc nho nhỏ niềm vui cỏn con đó đôi khi là… sứ mạng, nhất là vào mùa giáp hạt.
Mùa những bồ lúa trống trơn. Mùa mua chịu. Tiệm chú Mười Ba dường như chỉ có trẻ con lai vãng. Trẻ con không biết mắc cỡ khi đi mua đồ chút dầu hôi nước mắm bằng tay không, bằng một lời hẹn mù khơi, nội con nhắn chú ráng chờ tới gặt... Trẻ con không bị tổn thương nhiều bởi túng quẩn, không quá mặc cảm bởi cái nghèo (thường kèm theo chữ hèn), tụi nó không cảm thấy ngượng ngập khi nhìn tên nhà mình được ghi trên cánh cửa tiệm trong mùa-bán-chịu.
Cánh cửa được ghép lại bằng mấy mảnh ván được bào láng, để mộc không sơn, lúc nào cũng chi chít những chữ số viết bằng phấn trắng. Mùa giáp hạt danh sách nợ nần nhiều thêm, cánh cửa trở nên quá chật, thím Mười Ba ghi tràn ra mấy thanh đố của cái kệ gỗ. Không biết do tiện đâu ghi đó, hay cố ý ghi ở chỗ dễ thấy dễ nhắc nhớ, mà chú thím làm nên cuộc trình diễn câm lặng của những người nghèo, thiếu trước hụt sau, đắp bề nào cũng hở. Những chữ số cứ ngày ngày tháng tháng diễu hành trên cánh cửa. Mùa gặt còn xa.
Mùa gặt người ta chở lúa mới qua con đập trước nhà chú Mười Ba, trên chiếc xuồng khẳm lừ có phần dùng để thanh toán nợ nần cho chú. Người ta bán lúa ngay khi chúng vừa phơi đủ nắng, còn nằm ngoài sân. Đống lúa hót bao nhiêu thì trong lòng họ như bị đẻo khuyết đi bấy nhiêu. Chữ trên cánh cửa tiệm tạp hóa đôi ba dòng được bôi xóa vội bằng tay, để lại những quầng phấn đùng đục. Buổi chiều ba mươi Tết, cánh cửa được lau bằng giẻ ướt, sạch bong, nghe đâu đó có những cái thở phào nhẹ nhỏm, thanh thản. Cũng có Tết, cửa tiệm chú Mười Ba còn sót lại vài cái tên vài con số, nom rã rời rát xót, trong xóm có nhà ăn Tết bằng từng lát thở dài, trong xóm có vài đứa trẻ không có áo mới để khoe.
Cánh cửa được ghép lại bằng mấy mảnh ván được bào láng, để mộc không sơn xanh đỏ, lại ám ảnh đeo đẳng, lại đồng hành với những thân phận nông dân cay đắng và bi tráng của cái xóm nghèo.
Xứ Bà Bèo mười sáu năm sau, khi tôi quay về, tiệm tạp hóa chú Mười Ba dỡ ra cất lại vài ba bận, cánh cửa xưa không còn. Chú giao tiệm cho con trai là Tư Giàu, cũng là thằng bạn cùng lứa với tôi. Xóm chuyển qua nuôi tôm, hàng hóa trong tiệm cũng thay đổi, ngoài vuông cần bất cứ thứ gì tiệm nó cũng có. Cái tiệm cũng như cư dân xóm, trở xoay chóng mặt để nuông chiều con tôm đỏng đảnh.
Ngồi chơi thấy nhiều đứa con nít hăm hở chạy lại mua đồ, một nửa trong số chúng mua bằng tay trắng và lời hứa, “má con nói con nước tới sẽ trả đủ cho cậu”… Giờ người ta nín thở theo trăng, không còn thắt thẻo bởi mưa mùa, gió mùa. Chỉ có tụi con nít là còn giữ nguyên niềm vui bé mọn, còn hồn nhiên làm một sứ mạng cỏn con: đi tiệm. Đám con nít đó cũng là con của bạn bè xưa, những đứa đã không đi cùng chữ nghĩa như tôi mà ở lại với ruộng đồng. Ở lại để mười sáu năm sau, tụi nó dường như vẫn còn chưa rời khỏi nơi cái nghèo diễu hành trên cánh cửa.
Thằng Tư Giàu làm một chuyện mà tôi khen là nhân bản, kín đáo ghi nợ vào cuốn sổ học trò trăm trang quăn queo góc. Nó cười khì, nói khỉ họ, tại bây giờ dân xóm mình đông, đâu có cánh cửa nào chứa nổi… Tôi cụt hứng nín thinh. Mười sáu năm, tôi từ đứa con nít hôi nắng hôi sình đã thành kẻ chợ, xóm Bà Bèo xanh rờn cây cỏ trở thành những trảng nước trắng dờ, nhưng nỗi chua xót đắng cay giật gấu vá vai trình diễn trên cánh cửa tiệm tạp hóa chú Mười Ba vùng vẫy kiểu gì, vượt thoát kiểu gì mà lại tiếp tục diễu hành trong cuốn sổ của tiệm tạp hóa Tư Giàu. Cuốn sổ ngoài bìa ghi: sổ nợ. Bằng mực đỏ. Như vết xước.
Khép sổ học trò lại rồi mà tiếng thở dài còn vang…
ẤP Ủ CÂY LÚA, TÀN ÚA TINH THẦN
Những người nông dân bé nhỏ ở Việt Nam phải làm việc cực nhọc
để tạo nên nhiều thành quả.
Bài của Melissa Dribben, PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA
Ngày 8-8-2008
Những người nông dân bé nhỏ ở Việt Nam phải làm việc cực nhọc
để tạo nên nhiều thành quả.
Bài của Melissa Dribben, PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA
Ngày 8-8-2008
HÀ NỘI, Việt Nam – Hàng ngày, từng đám đông những người bán hàng sau khi đã bán hết số hàng hóa của mình là lại tập trung đầy cái sân khấu bé tẹo ở đây để xem múa rối nước, một trò giải trí lâu đời hàng thế kỷ được những người nông dân Việt Nam nghĩ ra.
Tiết mục rối được thực hiện trong một cái két nước màu xanh lục, một tá những người chủ trò nấp sau bức rèm và điều khiển nhân vật rối, hình ảnh tượng trưng cho những kẻ bất lương trong làng, những con rồng phun lửa, những người nông dân vồ hụt bầy cá tinh ranh.
Trong một đất nước đang công nghiệp hóa nhanh chóng luôn coi trọng, thậm chí tôn thờ mối giao kết với đất đai, trò rối nước đã trở thành một tạo tác văn hóa. Việt Nam vẫn là một quốc gia của những người nông dân, phần lớn trong số họ có chưa tới 2,5 mẫu Anh đất đai (1 hecta). Song cũng như hầu hết các nơi trên thế giới, lực lượng lao động này đang ít dần.
Đối với Phạm Thị Mậu, một nông dân trồng lúa 48 tuổi sống gần Hà Nội, múa rối nước là phép ẩn dụ cho cuộc sống của bà.
Cách sinh nhai y như ông bà tổ tiên của mình trong hàng ngàn năm qua, người mẹ đã ly dị có hai đứa con đã trưởng thành này trồng cấy trên mảnh ruộng 1.080 m2 mà gia đình bà được chính quyền cấp trong những năm đầu 1990. Bà một mình làm lụng, không có phương tiện gì ngoài sức vóc, nghị lực và cây liềm.
Giống như những con rối nước, bà Mậu đang trở thành một nhân vật lỗi thời kỳ lạ trong một đất nước đang chuyển đổi theo một bước tiến nhanh đến nghẹt thở. Bà như đong đưa bám sát theo một đầu dây dài những đổi thay vượt quá sức điều khiển của mình.
Đối mặt với nỗi bất lực tương tự những nông dân trại bò sữa miền Midwestern, những thợ mỏ Scranton, và các công nhân ngành thép ở Allentown, bà kiên nhẫn trong khi những nhà đầu cơ mua hết đất đai, và con đường sống của bà dần dần biến mất.
Thành thực mà nói, bà bảo, bà không cảm thấy tiếc khi nhìn thấy đất đai mất đi.
Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Trong năm tháng đầu năm 2008, nước này xuất khẩu 1,82 triệu tấn, đem về 850 triệu Mỹ kim. Với khí hậu thay đổi và hàng trăm triệu mẫu Anh đất đai nông nghiệp đang rời khỏi hoạt động sản xuất lương thực mỗi năm, giá gạo trên thế giới đã tăng lên 85% trong 18 tháng qua.
Thế nhưng những phần thưởng từ giá cả tăng lên đó đã không đem tới sự trợ giúp đáng kể cho những người sản xuất nhỏ như bà Mậu.
500 cân thóc bà vừa thu hoạch vào tháng Sáu sẽ cho bà 150 đô la – tăng 25 đô la so với năm ngoái. Một món tiền thưởng được chào đón, bà bảo, thế nhưng vẫn là không đủ để mua vài vật dụng giúp cho cuộc sống đạm bạc của bà dễ chịu hơn.
“Bà nói bà muốn làm sao có điều kiện để mua một con lợn,” Lê Thị Minh, cô con gái 28 tuổi của bà phiên dịch lại. “Nhưng một con lợn giờ giá 600 đô la *.” Bà Mậu cũng thích có một căn bếp, thay vì phải dùng cái lò chỉ nhỏ như túp lều trại, và một cái cửa cho cái nhà xí nằm tận trong góc vườn rau.
Bà Mậu chống đôi tay thô ráp chai sạn như miếng vải bạt lên đầu gối, chờ cô con gái dịch xong, rồi đánh bạo phát biểu xa hơn.
“Một cái cửa, với một cái nhà xí thực sự.”
Những người đàn bà phải sống một mình như bà Mậu ngày càng nhiều thêm trên khắp thế giới, họ phải làm những công việc hết sức nặng nhọc bằng canh tác trên thửa ruộng nho nhỏ trong khi chồng và con cái lên thành phố kiếm sống.
“Trường hợp của người đàn bà này đang ở giữa bối cảnh của chiều hướng chuyển biến rất nhanh mà phương thức sản xuất lương thực toàn cầu đang đem lại hậu quả,” đó là nhận xét của ông Raymond Offenheiser, chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận chống đói nghèo Oxfarm America, “và cách mà nó đang thay đổi và thay đổi rất nhanh, được lôi cuốn bởi một sự đa dạng của nhiều nhân tố đang cùng một lúc xung đột lẫn nhau.”
So sánh với 840 triệu người trên thế giới còn phải sống trong cảnh đói kinh niên, thì bà Mậu thuộc diện no đủ.
“Bà ấy đủ khả năng tự nuôi mình, và con gái bà có một khoản thu nhập trên thành phố,” Ông Offenheiser nhận xét. “Thế nhưng thậm chí bà ấy có thể bị đẩy vào tình cảnh khó khăn nếu không thể có đủ điều kiện lo giống má cho vụ mùa và cầm cự được bằng cái lối kiếm kế sinh nhai mong manh mà bà vẫn tự giam hãm mình vào nó như cách này.”
Những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt bà Mậu. Bà đã mất ba ngày trước để gặt hết lúa trên mảnh ruộng của mình. Giờ là lúc phơi lúa. Công việc này có cái nguy hiểm của nó.
Nếu như các hạt thóc không được cào bới đều thì ánh nắng mặt trời gay gắt có thể làm chúng bị nứt vỡ. Một cơn mưa bất ngờ có thể cũng gây hư hại, làm giảm giá trị số thóc đang phơi, thậm chí không bán được.
Thế nên bà Mậu rất chuyên chú vào công việc. Bà vừa chuyển xong số thóc rải giữa sàn căn nhà một phòng của mình ra khoảnh sân được lát gạch để phơi. Phải mất cả tá cuộc di chuyển khi bà trút thóc từ những cái đấu to tướng vào chiếc thúng sâu lòng, lôi cái thúng ra ngoài sân, đổ thóc ra, và quay lại tiếp tục chuyến khác. Mỗi khi xong một chuyến, bà lại cào nhẹ số thóc cho rải đều ra, rồi trở vào nhà tranh thủ ít phút ngồi trước chiếc quạt máy nho nhỏ và chiếc TV.
Đó là chiếc máy truyền hình đầu tiên mà bà từng được sở hữu, bà mua nó từ hai tháng trước bằng khoản tiền tích cóp được. Từ lúc đó, bà bảo, bà thành nghiện những bộ phim nhiều tập của Trung Quốc.
Ngôi nhà của bà Mậu chắc còn lâu mới to đẹp như nhà của những người nông dân trồng hoa vẫn thường đem bán ở Hà Nội, thế nhưng nó là một bước tiến rất lớn từ căn nhà tranh nơi bà bắt đầu cuộc sống gia đình của mình.
Căn phòng có trần cao được được trang bị ba chiếc ghế nhựa màu xanh, hai cái giường gỗ, và một chiếc rương lớn được khảm xà cừ công phu, là vật dụng trung tâm của nhiều ngôi nhà ở Việt Nam.
Các bức tường được trát vữa đều trống không, ngoại trừ một bức ảnh chụp đám cưới của vợ chồng Minh và một mức chân dung đã bạc màu của nhà lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh.
Bà Mậu có được cảm giác yên lặng mà thanh thản ở nơi đây, trong làng Tiến Đại cách Hà Nội khoảng 40 dặm về phía tây bắc. Khi bà tắt TV đi, bà có thể nghe được âm thanh xào xạc quanh những cánh đồng lúa trải dài mãi tận chân trời. Con chó nhà bà giống lai có màu tro đang nằm ườn giữa lối ra vào cùng chú chó con mới đẻ.
Những người hàng xóm với chiếc mũ rơm hình chóp trên đầu đạp xe dọc theo rẻo đất hẹp giữa những hàng lúa. Trên những mảnh ruộng đang chờ gặt, lúa chín trĩu hạt hình tua rua đổ rạp thành từng đợt sóng như thác chảy.
Để khỏi bị ánh nắng gay gắt và lá lúa sắc cứa vào, hầu hết phụ nữ ở đây đều dùng khăn che mặt, mang găng tay và ống tay áo dài.
Nhìn từ xa, trông họ giống như những con diệc trắng ngóc đầu lên từ dưới vũng lầy.
Nét mặt bà Mậu chợt căng thẳng khi bà nhìn thấy những đám mây đen từ chân trời xa. Các bạn gặt của bà cũng trông lên, rồi chộp vội nửa tá mảnh cây khô dài khoảng một foot trên bờ ruộng, chuốt cho trơn tru, buộc thành một ôm trước khi dùng một cuộn thừng làm bằng lá khô bó số lúa lại. Rồi những đọn lúa được lèn vào những chiếc xe bò kéo có mấy chú bé điều khiển bằng cách giật những chiếc dây thừng to móc xuyên qua lỗ mũi con vật. Chúng kéo xe tới chỗ một chiếc máy đập lúa đang vận hành bởi một cái máy nổ han gỉ, ậm ạch.
Vào năm 1998, Minh mua cho mẹ cô một căn nhà mới bằng 8 triệu đồng cô giành dụm được từ công việc tại một cửa hàng bán đồ thủ công. Cô làm việc ở đó từ lúc 13 tuổi, khi bà Mậu gửi cô lên thành phố do số tiền kiếm từ mảnh ruộng không thể nuôi nổi hai mẹ con.
“Mẹ tôi lên Hà Nội để lấy tiền,” Minh kể khi nhớ lại cái cách mẹ cô xách một chiếc túi nhựa đầy tiền tương đương khoảng 1.000 đô la – bằng năm năm cô giành dụm được.
Trong suốt cuộc viếng thăm Hà Nội duy nhất trong đời đó, bà Mậu đã lần đầu tiên được ngủ trên một chiếc nệm
.
Nhiều nông dân Việt Nam, và những người trẻ tuổi, đang rời bỏ ruộng vườn.
“Sang năm, ngôi làng nhà chồng tôi cũng sẽ biến mất,” Minh cho biết, cô cũng có đứa con trai đầu lòng vào tháng này. “Đất sẽ được bán cho một vài công ty.” Theo cô, gia đình nhà chồng mình sẽ được nhận khoản bồi thường cho phần đất của họ là 6.000 đô la.
Những bài báo gần đây đã nêu lên những mối quan ngại về phúc lợi lâu dài của những người nông dân như trong trường hợp này, khi tự mình bỗng nhiên nhận được một khoản tiền lớn. Y như những người thắng xổ số, họ lao đi mua hàng điện tử và xe máy, chỉ có chút ít lo lắng về việc họ sẽ sống ra sao một khi tiêu hết tiền.
Bà Mậu không nghĩ rằng có khi nào lại phải lo đến cách chi tiêu từ khoản tiền kiếm được do vận may nhà đất bất ngờ như vậy. Bà yên phận sống.
Minh nói rằng cô không thể hình dung có bao giờ lại trở lại cuộc sống như trước đây. Năm ngoái, cô được thừa hưởng cửa hiệu đồ thủ công từ người chủ cũ. Vào ngày thuận lợi, cô bán được 150 đến 200 đô la khăn, cà vạt lụa, các bức tranh sơn mài và tranh khắc gỗ.
Chuyến trở về Tiến Đại do một phóng viên đề nghị là chuyến đầu tiên sau bảy tháng cô không về thăm nhà.
Sau bữa cơm trưa với món thịt lợn nướng, bà Mậu lo đi đóng mấy cánh cửa chớp để con gái có thể chợp mắt một chút.
Bà tất bật quét tước, dọn dẹp căn nhà cho tới khi Minh đi ngủ, rồi bà đem cất mấy món quà cô mua từ Hà Nội về.
Dầu gội đầu. Nước rửa bát. Xà phòng. Bà Mậu xem xét từng chai, rồi điều chỉnh chiếc quạt máy cho nó hướng về phía Minh, kéo một cái ghế ngồi và lấy một miếng cau đưa lên miệng giữa mấy chiếc răng khập khễnh đã ngả màu của mình.
Chưa đầy một phút sau, mấy con chó đã ngóc đầu dậy khi nghe tiếng mưa lốp bốp ngoài hiên. Thế là bà Mậu lại chạy ra gom vội số lúa đang phơi và đem vào nhà.
3 giờ chiều, bà tiễn con gái ra ngõ nơi chiếc taxi đang đợi để đưa Minh trở về thành phố. Bà Mậu cho cô một túi gạo khoảng 20 pound,vẫn còn hơi ấm từ chiếc máy xát thuê bên nhà hàng xóm.
Khi chiếc taxi đã đi xa, vượt qua những bầy gia súc, lũ trẻ đang dong xe đạp, và những cánh đồng lúa vàng xanh hai bên đường, người tài xế taxi bảo rằng anh không thể tưởng tượng nổi cuộc sống nơi làng quê của Minh bình yên và đẹp đẽ đến nhường nào.
Mơ mộng phải cái là đã muộn rồi, cô nói với chàng tài xế.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
———-
The Philadelphia Inquirer
——
NOURISHING THE RICE, DEPLETING THE SPRIT
Small farmers in Vietnam work hard, produce much.
By Melissa Dribben INQUIRER STAFF WRITER
Posted on Fri, Aug. 8, 2008
HANOI, Vietnam – Every day, sold-out crowds fill a tiny theater here to see the water puppet show, a centuries-old form of entertainment invented by Vietnamese farmers.
Performing in a sloshy green tank, a dozen marionetteers hide behind a screen and manipulate puppets – village rascals, fire-breathing dragons, peasants eluded by clever fish.
In a rapidly industrializing country that has always honored, even worshiped, the connection to land, the water puppet show has become a cultural artifact. Vietnam is still a nation of farmers, the majority of whom own less than 2.5 acres. But as in most of the world, their numbers are waning.
For Pham Thi Mau, a 48-year-old rice farmer near Hanoi, the puppet show is a metaphor for her life.
Living as her ancestors have for thousands of years, the divorced mother of two grows rice on a 1,080-square-meter plot her family was allocated by the government in the early 1990s. She farms it alone, with nothing but muscle, sinew and an iron scythe.
Like the water puppets, Mau is becoming a quaint anachronism in a country that is transforming at a breathless pace. She dangles at the end of a long string of changes beyond her control.
Facing the same powerlessness of Midwestern dairy farmers, Scranton coal miners, and Allentown steelworkers, she perseveres as developers buy up land and her way of life slowly disappears.
To be honest, she says, she won’t be sorry to see it go.
Vietnam is the second-largest rice exporter in the world, behind Thailand. In the first five months of 2008, it exported 1.82 million tons, bringing in $850 million. With climate change and hundreds of millions of acres going out of food production every year, the price of rice internationally has gone up 85 percent in the last 18 months.
But the rewards of those higher prices have not brought much relief to small producers like Mau.
The 500 kilos of rice she harvested in June will bring her $150 – up $25 from last year. A welcome bonus, she says, but still not enough to buy the things that would make her spare existence more comfortable.
“She says she would like to be able to afford a pig,” says Mau’s 28-year-old daughter, Le Thi Minh, translating. “But a pig would cost $600.” Mau would also like a kitchen, instead of just her camp-sized grill, and a door to the outhouse in the corner of her vegetable garden.
Mau rests her hands, padded with calluses rough as canvas, on her knees, waits for her daughter to finish translating, then ventures further.
“A door, and a real toilet.”
Increasingly across the world, rural women like Mau are finding themselves alone, doing the brutally hard work of running a small farm while their husbands and children move to cities to earn cash.
“This woman sits in the middle of a very fast-moving story about the way the whole global food system operates,” says Raymond Offenheiser, president of Oxfam America, the antihunger nonprofit, “and how it’s changing and changing very fast, driven by a variety of factors colliding at the same time.”
Compared with the 840 million people in the world who are chronically hungry, Mau has fared well.
“She’s got enough to feed herself, and her daughter has a cash income in the city,” Offenheiser says. “But even she could be pushed into difficulty if she couldn’t afford the seeds to plant and hold on to the fragile livelihood she’s secured for herself.”
Tiny pearls of sweat have gathered on Mau’s face. She spent the previous three days clearing her field. Now the rice must be dried. The process has its perils.
If the grains are not raked regularly, the strong sun may crack them. A sudden rain can also damage the rice, making it less valuable, even unsellable.
So Mau is attentive. She has just finished transferring her crop from the floor of her one-room house to the tiled patio to dry. It took a dozen trips as she emptied huge scoopfuls into a deep basket, hauled it outside, dumped it, and went back for another load. Once she was done, she raked the lumpy pile smooth, then went inside to steal a few minutes in front of a small fan and the TV.
It is the first television she has ever owned, bought used two months ago with savings. Since then, she says, she’s become addicted to Chinese soap operas.
Mau’s house is nowhere near as grand as those belonging to farmers who grow roses sold in Hanoi, but it is a vast improvement over the cottage where she began her married life.
The high-ceilinged room is furnished with three blue plastic chairs, two wooden platform beds, and a large, elaborately carved mother-of-pearl inlaid chest, which is the centerpiece of many Vietnamese homes.
The plaster walls are bare except for a wedding portrait of Minh and her new husband and a faded picture of revolutionary leader Ho Chi Minh.
Mau finds peace but little rest here in the village of Tien-Dai, about 40 miles northwest of Hanoi. When she turns off the TV, she can hear the crinoline rustles from the rice fields that stretch to the horizon. Her dog, a short-haired mutt the color of dust, lazes in the doorway with a puppy from a recent litter.
Neighbors in conical straw hats ride bicycles along the narrow dirt-path ribs between the paddies. The plants, awaiting harvest, bow tassled heads weighted with cascading clusters of ripe grain.
To protect themselves from the oppressive sun and the blade-sharp leaves, the women – it is mostly women who do this work – wrap their faces in towels, cover their arms in long sleeves, and wear fingerless knitted gloves.
From a distance, they look like egrets, poking their heads up from a marsh.
Mau’s face tightens as she watches clouds darken in the distance. Her neighbors look up, too, then grab half a dozen crisp stalks about a foot off the ground and slice through them, gathering an armful before binding the plants with a rope of dried leaves. The bundles are then heaved onto cattle-drawn carts, led by boys tugging at the thick rope piercing the animal’s nostrils. They head a few hundred yards to a threshing machine, running on a rusted, sputtering generator.
In 1998, Minh bought her mother a new house, using 8 million dong she earned at a Hanoi crafts store. She has worked there since she was 13, when Mau sent her to the city because the land could not support them both.
“My mother came to Hanoi to get the money,” Minh said, recalling how she handed her a plastic bag filled with the equivalent of $1,000 – five years of savings.
During this, her only visit ever to Hanoi, Mau slept on a mattress for the first time.
“She was surprised at all the motorbikes and the nice shops,” Minh said, translating with the English she had learned from customers. “She said she would like to live there, but at her age, it’s hard to change.”
Many Vietnamese farmers, and young people, are abandoning the rice fields.
“Next year, my husband’s village will disappear,” says Minh, whose first child is due this month. “It’s being sold to some companies.” Her in-laws, she says, will receive about $6,000 for their land.
Recent newspaper reports have raised concerns about the long-term welfare of farmers like this, who suddenly find themselves with large sums of cash. Like lottery winners, they rush to buy electronics and expensive motorbikes, with little care about how they will live once the money runs out.
Mau doesn’t expect to ever worry about how to spend a real estate windfall. She’s staying where she is.
Minh says she can’t imagine ever coming back. Last year, she inherited the crafts shop from the owner. On a good day, she sells $150 to $200 in silk scarves, lacquer paintings and wood carvings.
When a reporter asked her to come along to Tien-Dai, it had been seven months since she was last home.
After a lunch of rice and roasted pork, Mau closed the shutters so her daughter could take a nap.
She kept busy sweeping and tidying until Minh fell asleep, then padded into the storage area where she’d put the gifts her daughter had brought from Hanoi.
Shampoo. Dishwashing liquid. Soap. Mau examined the bottles, then adjusted the fan so it blew more directly on Minh, pulled up a chair, and slipped a betel nut between her ragged, stained teeth.
Not a minute later, the dogs lifted their heads at the sound of rain slapping the patio. So back out Mau went to sweep up the rice and bring it inside.
At 3 p.m., she and her daughter walked to the road, where a taxi was waiting to take Minh back to the city. Mau handed her a 20-pound sack of rice, still warm from a neighbor’s milling machine.
As the taxi drove away, past the lowing cattle, the children on bicycles, and the green and gold fields, the cabdriver said he couldn’t believe how calm and beautiful life seemed in her village.
The romance, Minh told him, is only in hindsight.
Bài viết này được đăng vào 01/01/2010 lúc 11:08 chiều và tập tin được lưu ở anhbasam.wordpress.com Gia đình/Xã hội.
1 nhận xét:
em đang cần một số tài liệu về tình hình sản xuất cây lương thực của việt nam và thế giới những năm gần đây, đặc biệt là năm 2009.Các thầy có thể đăng lên hay gửi riêng cho em được không ạ?
địa chỉ của em là: phamvandinhgi52@gmail.com
Đăng nhận xét