Lưu trữ

27/12/09

Vài nét về cây lương thực thế giới và Việt Nam năm 2008

Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn.. Nó gồm toàn bộ nhóm cây lương thực có hạt (cereals for grain) và nhóm cây củ có bột.( cereals for tuber) Tám loại cây lương thực chính của thế giới là ngô (Zea Mays L.), lúa nước (Oryza sativa L.), lúa mì (Triticum sp.), sắn (Manihot esculenta Crantz), khoai tây (Solanum tuberosum L.)., Đại mạch (Hordeum vulgare L.), khoai lang (Ipomoea batatas L.).và lúa miến (Sorghum sp). Bốn loại lương thực chính ở Việt Nam là lúa, ngô, sắn và khoai lang. Số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây lương thực trên thế giới và Việt Nam được đúc kết tại Bảng 1. (Thông tin tổng hợp của FAO về bức tranh cây lương thực toàn cầu tải về và đọc tại đây


Ngô, lúa gạo và lúa mì chiếm 85- 89% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng 41- 46 % năng lượng từ tất cả mọi lương thực, thực phẩm năm 2008,. Săn khoai tây khoai lang chiếm 9-12% sản lượng lương thực của thế giới nhưng lại chiếm khoảng 50 % nguồn cung cấp năng lượng của tất cả lương thực, thực phẩm.. Trong sự đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng hoảng năng lượng, an ninh lương thực. Sắn và khoai lang đang được cộng đồng quốc tế quan tâm

Sắn: Năm 2008 toàn thế giới có 105 nước trồng sắn (FAO 2009) với tổng diện tích 18,69 triệu ha, năng suất 12,46 tấn/ ha, sản lượng 232,95 triệu tấn. Sắn được trồng nhiều nhất tại châu Phi 11,98 triệu ha (64% diện tích sắn toàn cầu), kế đến là châu Á 3,96 triệu ha (21%) và châu Mỹ La tinh 2,72 triệu ha (15%). Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria (44,58 triệu tấn), kế đến là Indonesia (21,59 triệu tấn) và Thái Lan (27,56 triệu tấn). Việt Nam đứng thứ bảy trên thế giới về sản lượng sắn (9,39 triệu tấn)với diện tích thu hoạch năm 2008 là 555,70 nghìn ha, năng suất bình quân 16,90 tấn/ha. Việt Nam là điển hình của châu Á và thế giới về tốc độ phát triển sắn, so với năm 2000, năng suất sắn là 8,36 tấn/ha và sản lượng 1,99 triệu tấn thì năm 2008 năng suất sắn đã tăng gấp đôi và sản lượng sắn đã tăng 4,72 lần. Sắn là cây lương thực-thực phẩm chính của nhiều nước châu Phi và làm thức ăn cho gia cầm, gia súc. Sắn cũng là nguyên liệu chính để chế biến cồn sinh học (bio-ethanol), rượu, tinh bột, tinh bột biến tính, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, bún miến, mì ăn liền, chất hồ vải, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học (bioplastic). Đặc biệt, hướng chế biến cồn sinh học từ sắn lát hoặc bột sắn nghiền có lợi thế cạnh tranh rất cao vì 2,5 kg sắn lát khô (tương đương 6,0 kg sắn củ tươi) chế được một lít cồn sinh học để sử dụng làm xăng pha cồn E10.

Khoai lang: Năm 2008, toàn thế giới có 111 nước trồng khoai lang (FAO 2009) trên diện tích 8,17 triệu ha, trong đó 95% tại các nước đang phát triển, năng suất bình quân 13,46 tấn/ha, sản lượng 110,13 triệu tấn (so với năm 2005 là 123,27 triệu tấn và năm 1961 là 98,19 triệu tấn). Việt Nam có sản lượng khoai lang 1,32 triệu tấn, đứng thứ năm của toàn thế giới sau Trung Quốc (85,21 triệu tấn), Nigeria (3,31 triệu tấn), Uganda (2,70 triệu tấn) và Indonesia (1,87 triệu tấn). Khoai lang dùng làm lương thực cho người, thức ăn chăn nuôi và làm nguyên liệu chế biến tinh bột, rượu, cồn, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học.

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi