So với hồi trước tết Âm lịch, năm Canh Dần, giá lúa ở ĐBSCL hiện nay giảm tới một vài ngàn đồng/kg, người trồng lúa nhiều nơi chỉ còn bán được với giá 3.000- 4.000 đ/kg. Ngay cả trong những thời điểm như hiện nay, nếu chúng ta xem xét cả quá trình diễn biến sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, chúng ta thấy ngay được “An ninh lương thực” luôn là vấn đề bức xúc trước mắt cũng như lâu dài, ở các nước đang phát triển phải nhập khẩu cũng như các nước như ở Việt Nam ta năm qua đã xuất khẩu kỷ lục: trên 6 triệu tấn gạo, tiếp tục đứng thứ nhì sau Thái Lan. Điều này càng cho chúng ta thấy rõ hơn công lao của người trồng lúa, mà nền nông nghiệp nói chung, và nhất là ở ĐBSCL chủ yếu dựa vào nghề trồng lúa. Điều này cũng được Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, được nhiều nhà khoa học xác nhận nông nghiệp là “giá đỡ” cho nền kinh tế quốc dân đứng vững và nhẹ nhàng qua cuộc khủng hỏang kinh tế và khủng hỏang lương thực vài năm qua.
Khủng hỏang lương thực bùng nổ năm 2007 và đến đỉnh điểm đầu năm 2008 làm rung động thế giới, nhiều nhà nghiên cứu coi như tương đương với khủng hỏang tài chính. Bằng chứng là cộng đồng Quốc tế đã phản ứng qua các cuộc họp, trở thành trọng tâm của dư luận báo chí. Cụm từ “biến động giá lương thực” nhanh chóng trở thành “:Khủng hỏang lương thực”. Trong cả năm 2008 cho tới nay, các nhà lãnh đạo quốc gia và tổ chức quốc tế nhắc đi nhắc lại tầm quan trọng của anh ninh lương thực và sự quan tâm đến nông nghiệp chưa đúng mức. Liên Hiệp Quốc (LHQ) thành lập nhóm đặc nhiệm cấp cao về khủng hỏang lương thực tòan cầu (High Level Task Force on the Global Food Crisis) nhằm tìm giải pháp giải quyết vấn đề thống nhất, đề nghị một chiến lược tòan cầu và khung hành động tòan diện (Compre- hensive Framework for Action) (CFA), và những biện pháp cần áp dụng ở cấp quốc gia tùy theo hòan cảnh, khả năng ưu tiên của mỗi nước.
Trong hội nghị thượng đỉnh về lương thực của FAO (Food and Agriculture Organization) ở Rome đầu tháng 6/2008, và hội nghị thượng đỉnh của G-8 đầu tháng 7 năm 2008 tại Tokyako (Hokkaido, Nhật), đều về vấn đề an ninh lương thực.. Ngày lương thực thế giới vào 16/10 hàng năm, được FAO tổ chức liên tục từ 1981 đến nay, năm 2009 đã lấy chủ đề “An ninh lương thực trong thời kỳ khủng hoảng”.
Ngay từ tháng 7/2007, FAO đã lên tiếng báo động về an ninh lương thực đang trở thành vấn đề ngày càng bức xúc; tháng 12/2007 đề xướng “Sáng kiến về giá lương thực tăng cao” (Initiative on Soaring Food Prices-ISEP); tháng 10/2008; đã nêu vấn đề “ Những thách thức của biến đổi khí hậu và năng lượng sinh học” có ảnh hưởng xấu tới an ninh lương thực.
Theo đa số các chuyên gia, vấn đề lương thực sau cơn sốt giá có dịu đi, nhất là có bị lu mờ do cuộc khủng hỏang tài chính và kinh tế, nhưng nguy cơ tái khủng hỏang lương thực vẫn rất cao, chỉ mới tạm yên, còn rất mong manh, và có thể xấu đi bất cứ lúc nào. Nhận thức được điều đó, nhóm G8 của các cường quốc lần đầu tiên họp các bộ trưởng nông nghiệp từ 18 đến 20 tháng 4 năm 2009 tại Cison di Valmarino (Ý). Sau đó, hội nghị thượng đỉnh G8 tháng 7 năm 2009 ở Laquila (Ý) cũng ra một thông cáo chung về an ninh lương thực tòan cầu, qua đó các nước G8 đồng ý huy động 20 tỷ USD trong 3 năm trên khuôn khổ Sáng kiến về an ninh lương thực (Food Secutity Innitiative, FSI) để hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững.
Ông Tổng Giám đốc FAO Jacques Diouf cho đấy là một tín hiệu đáng mừng, và kêu gọi cộng đồng quốc tế dành cho nông nghiệp phần lớn các viện trợ chính thức (Official Developmend Aid - ODA) và nâng lên từ tỷ số hiện nay là rất kiếm tốn 3,5% lên 17% cho nông nghiệp. Tiếc thay, kết quả thực hiện còn một khỏang cách rất xa với những chương trình và tuyên bố đầy ấn tượng của các cường quốc trong việc thực hiện những lời hứu hẹn. Ví như: các nước G – 8 hứa 25 tỷ USD ở Gleneagles tháng 7/ 2005 tài trợ cho châu Phi trước năm 2010, cho tới nay mới giải ngân được có 3,5 tỷ USD.
Ảnh hửơng của an ninh lương thực tới an ninh quốc gia đã thể hiện:Giá cả tăng vọt gây ra nhiều cuộc biểu tình bạo động có nơi tới cả chục ngàn người xẩy ra ở nhiều nước.ở châu Phi (Ai cập, Burkina Faso, Morooco, Côte d’Ivoire, Mauritania, Somali, Senegal, Cameroon, Mozambque, Nam Phi, Yemen..) đến Mỹ Latin (Bolivia, Mễ Tây Cơ), Trung Đông (Afghanistan, Uzbekistan) châu Á ( Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Srilanka). Hình ảnh những người quá đói phải ăn đất sét ở Haiti làm xúc động dư luận thế giới, Thủ tướng Jacques- Edoard Alexis đã bị Quốc hội Haiti cách chức vào tháng 4/ 2008.
Ở Việt Nam ta, do những chính sách đổi mới, cởi trói cho nông dân, và tạo điều kiện cho chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, trước hết là khâu giống lúa, nên an ninh lương thực không trở thành vấn đề bức xúc ở nhiều nước trên thế giới, mặc dầu còn xẩy ra ở một số địa phương, nhưng ở phạm vi kiểm soát được. Nếu như tình hình thiếu đói xẩy ra như hồi còn ngăn sông cấm chợ, như hồi coi việc khoán hộ ở Vĩnh Phú do ông Bí thư TU Kim Ngọc khởi xướng là có tội, hay như những năm trước Nghị quyết về khóan X, rất có thể tình hình không ổn định xã hội như một số nước nêu trên đã xẩy ra.
Biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng hoảng kinh tế tài chính, khủng hoảng lương thực đều do các nước giầu, nhưng hậu quả xấu nhất lại đổ lên đầu các nước nghèo, lên những người nghèo, chủ yếu là nông dân. Bằng chứng là, điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày một khắc nghiệt. Mưa bão, lũ lụt, hạn, xâm nhập mặn đang xẩy ra ngày càng liên tục và khốc liệt. Đấy là do đẩy mạnh sản xuất công nghiệp chỉ cần lợi nhuận mà không màng tới quyền lợi chung, thải ngày một nhiều khí CO2 và một số ít khí khác như H2S, SO2…
Khủng hỏang kinh tế tài chính bắt đầu từ phố Wall bởi các tập đòan tài chính, từ Mỹ lan ra tòan thế giới. Các nước giầu viện cớ khủng hỏang kinh tế tài chính mà không thực hiện lời hứa viện trợ cho các nước nghèo mua lương thực, sản xuất lương thực ngày một khó khăn do khí hậu ngày một khắc nghiệt.
Nhiều nguyên nhân trực tiếp khác đã làm cho tình hình càng xấu đi nhanh hơn. Nguyên nhân khách quan như mưa nhiều ở châu Âu, lại hạn hán ở Ukraijna và nhất là ở Úc kéo dài từ 2006 cho mãi đến 2007; Nguyên nhân chủ quan như việc đắp đập làm thủy điện thiếu quy họach bảo vệ quyền lợi của dân sống và sản xuất ở hạ lưu trên sông Mekong, làm tăng hạn, lũ; do chặt phá rừng bừa bãi cảnh tang tóc đau thương, dẫn đến hạn chế quá trình tăng sản lượng lương thực.
Nguyên nhân về tăng giá thành sản xuất do giá vật tư nông nghiệp như tăng giá phân bón, thuốc sát trùng, săng dầu.. tăng giá vận chuyển. Nguyên nhân về chính sách hạn chế xuất khẩu lương thực ở nhiều nước như Ấn Độ, Argentina, Brazil, Kazakhan, Nga, Pakistan, Trung Quốc, Ukraina và Việt Nam.
Ở Việt Nam tháng 3/ 2008, Chính phủ tuyên bố cắt giảm 22% xuất khẩu gạo để chống lạm phát và vì an ninh lương thực. Sau khi có tin đồn sẽ khan hiếm lương thực làm nhiều người đổ xô đi mua làm giá cả tăng vọt giả tạo dẫn đến đa số dân thiệt thòi, trong đó có cả nông dân sản xuất lúa gạo phải bán thóc rẻ mạt, do gạo đến doanh nghiệp xuất khẩu phải qua nhiều trung gian: thương lái thu gom, các cơ sở kinh doanh xay chà. Nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu rất bức xúc về chủ trương hạn chế xuất khẩu gạo. Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp dập tắt sốt giá gạo giả tạo và không tạm ngừng xuất khẩu gạo nữa. Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới tỏ ra bất bình, Viện Nghiên cứu lúa QT (IRRI) cảnh báo rằng quyết định này của Vịêt Nam chỉ làm cho các nước nhập khẩu gạo lo âu vì làm tăng thêm giá lương thực một cách giả tạo.
Thị trường gạo rất mỏng, chỉ có 7% tổng sản lượng được xuất khẩu, trong đó Việt Nam xuất khẩu khoảng 20% tổng sản lượng lúa sản xuất ra. Cho nên mọi quyết định tăng hay giảm lượng gạo xuất khẩu đều làm ảnh hưởng đến giá gạo trên thị trường quốc tế và trong nước.
Từ năm 1981, Thái Lan muốn thành lập một liên hợp điều tiết giá gạo để các nước xuất khẩu gạo thu lời nhiều hơn, thiệt thòi sẽ thuộc về các nước nhập khẩu gạo, và ngay cả cho nông dân ở các nước xuất khẩu gạo, vì nếu tổ chức thực hiện ý đồ trên được thực hiện, thị trường gạo trên thế giới sẽ không suôn sẻ tự nhiên, nông dân càng bị ép gía bán gạo cho thương lái thu gom, doanh nghiệp chế biến xay chà và khâu cuối mới là khâu doanh nghiệp xuất khẩu gạo tham gia. Tổ chức điều tiết giá gạo (OREC) này tựa như tổ chức ở các nước xuất dầu hỏa (OPEC). Có nước xuất khẩu gạo hưởng ứng nồng nhiệt, nhưng Việt Nam ta thận trọng. Do những áp lực trong và ngoài nước, Thái Lan phải từ bỏ ý định trên.
Tất cả những sự kiện kể trên đều ảnh hưởng đến thị trường lúa gạo ở mức độ khác nhau trong các giai đọan khác nhau. Mặc dầu giá lúa gạo có khi tăng khi giảm, nhưng xu hướng chung là giá gạo nói riêng và giá lương thực nói chung sẽ tăng, do ngày một khan hiếm. Như ở Việt Nam ta, theo kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu thấp nhất, thì vào vài thập kỷ nữa diện tích trồng lúa ở ĐBSCL giảm khoảng 40%, nếu không có chiến lược nông nghiệp thích nghi, lúc đó không chừng ta phải nhập khẩu lương thực như trước thời kỳ đổi mới. Đến lúc đó, ta càng thấy trân trọng những nỗ lực sản xuất được càng nhiều thóc càng tốt. Hơn nữa, chưa có họat động sản xuất nào có lời hơn, ổn định hơn việc thâm canh tăng vụ lúa, ít nhất là trong điều kiện hiện nay, và tới hàng thập kỷ nữa.
Thách thức và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực
Đã có khá nhiều kết quả nghiên cứu cũng như ý kiến xác định những khó khăn và đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong phạm vi cả thế giới cũng như trong từng vùng miền cụ thể, cũng như đối với nước Việt Nam ta. Một tóm tắt những thách thức và giải pháp an ninh lương thực được giới thiệu như sau:
(i) Tăng nhanh dân số. Như ở nước ta, trung bình mỗi năm số dân tăng bằng dân số 1 tỉnh, mỗi tỉnh bằng 1 huyện..;
(ii) Qũy đất cho lương thực giảm. Ở Việt Nam ta, cách đây vài thập kỷ, đất canh tác lúa có 4,2 triệu ha, diện tích gieo trồng lúa khỏang 7 triệu ha. Do tăng vụ lúa, nhất là ở ĐBSCL đã làm 3 vụ lúa 1 năm trên 25% diện tích canh tác (độ 0,5 triệu ha), nên hiện nay diện tích gieo trồng lúa chưa có thay đổi đáng kể, mà sản lượng lúa năm sau luôn cao hơn năm trước, là do năng suất lúa tăng. Ở ĐBSCL ta còn có khả năng tăng vụ và tăng năng suất để phát triển ổn định hơn nữa để bù đắp cho diện tích phát triển công nghiệp và đô thị, nếu như ta thực hiện tốt Nghị quyết VII về nông nghiệp, nông thôn và nông dân;
(iii) Năng lượng sinh học đang có xu thế gia tăng, kể cả ở VN ta. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng Etanol không làm thay đổi hiệu ứng nhà kính, nếu không thực thi hợp lý thì lại vừa phi lý, vừa phản đạo lý, khi biến nguồn lương thựợng thành chất đốt trong lúc hơn 1 tỷ người trên thế giới phải chịu đói. Một ví dụ, để đổ một bình xăng ethanol với 94,5 lít, phải dùng 204 ký ngô (bắp), đủ nuôi 1 người trong 1 năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta còn nhiều diện tích đất trống đồi trọc có thể trồng những cây thích hợp cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng cây lương thực như lúa cạn, sắn (khoai mì), như cây Jatropha như đề xuất của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn;
(iv) Đầu cơ và thâu tóm đất đai. Tổng Giám đốc FAO Jacques Diouf cho rằng: “Việc các nước nhập lương thực đang ào ạt chiếm hữu đất nông nghiệp của các nước khác để đảm bảo nguồn lương thực cho mình có nguy cơ trở thành một hình thức thực dân mới. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Việt Nam vừa là “con mồi” để nhiều nước đã đến thuê nhiều đất, vừa có đi săn ít nhiều mồi ở nước ngòai;
(v) Thiên tai xẩy ra do biến đổi khí hậu, Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất, ở Việt Nam thì vùng lúa ĐBSCL và vùng lúa ĐBSH cũng như các tỉnh ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nhất. Biến đổi khí hậu tòan cầu, khủng hỏang kinh tế tài chính, khủng hỏang lương thực đều do các nước giầu, nhưng hậu quả xấu nhất lại đổ lên đầu các nước nghèo, lên những người nghèo, chủ yếu là nông dân.. Bằng chứng là, điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày một khắc nghiệt. Mưa bão, lũ lụt, hạn, xâm nhập mặn đang xẩy ra ngày càng liên tục và khốc liệt. Đều là do phát triển sản xuất công nghiệp chỉ cần lợi nhuận mà không màng tới quyền lợi chung, thải ngày một nhiều khí CO2 và một số ít khí khác như H2S, SO2… làm cho trái đất nóng lên, băng tan và gây ra bao hệ lụy. Khủng hoảng kinh tế tài chính bắt đầu từ phố Wall bởi các tập đòan tài chính, từ Mỹ lan ra tòan thế giới. Các nước giầu viện cớ khủng hỏang kinh tế tài chính mà không thực hiện lời hứa viện trợ cho các nước nghèo mua lương thực, sản xuất lương thực lại ngày một khó khăn do khí hậu ngày một khắc nghiệt;
(vi) Nhân tai xảy ra do phát triển đập thủy điện thiếu quy họach đồng bộ, làm bừa bãi vì chỉ nghĩ đến lợi ích cục bộ, càng làm cho thiên tai mưa bão, úng hạn, mặn xâm nhấp, sạt lở đất khốc liệt hơn. Nước ta, cũng như nhiều nước đã lên tiếng phản đối việc làm đập thủy điện ngăn dòng chảy tự nhiên của sông MêKông do các nước ở đầu nguồn, nhất là Trung Quốc không coi đây là dòng sông chung cho các nước như quốc tế có quy định.
Giải pháp căn bản nhất mà cộng đồng quốc tế, cả các nước phát triển cũng như đang phát triển, đã có tiếng nói chung, như là một lời kêu gọi: “Cần phải trả lại vị thế xứng đáng cho nông nghiệp. Như vậy vai trò của người nông dân, công lao của người nông dân cần được đánh giá đúng, không chỉ bằng lời, bằng văn bản, mà bằng những việc làm cụ thể, có tác động cụ thể đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhằm tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đời sống của người nông dân được cải thiện nhanh, có đẻu “bát ăn. bát để”. Con cháu được học hành như dân thành thị.
Điều này vừa là cần thiết để phát triển; vừa để trả đúng công lao cho nông dân mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khảng định Nông nghiệp đã cứu nước ta vượt qua khủng hỏang kinh tế tài chính dễ dàng hơn, làm cho tăng trưởng chưa bị âm mà còn khá cao so với nhiều nước khác, tuy phát triển còn nhiền vấn đề.. Nghị quyết 7 của Hội nghị TƯ lần thứ 7 khóa X về Tam Nông đã nói lên điều đó.
Theo báo Nhân dân ngày 21 tháng 01 năm 2010, trong giai đọan 1997 đến 2006, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 10 – 15% tổng chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước; đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp đã giảm từ 13,8% năm 2000 xuống còn 7,5% năm 2006, đầu tư trực tiếp nước ngòai vào nông nghiệp cũng chỉ chiếm 3- 4% tổng số dự án và tổng số vốn đăng ký! Đây là một trong những bằng chứng bất công với nông nghiệp.
Đảng và Chính phủ ta đã thấy những vấn đề trên, và đang có những giải pháp cụ thể và khả thi để khắc phục những khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp. Một thông tin rất đáng mừng là đã thiết lập và đang trên bước đường triển khai Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu nông dân; Chương trình gồm nhiều dự án về “tam nông” do Ban chỉ đạo miền Tây trình duyệt. Được biết Chính phủ đã phê duyệt với số vốn khá lớn. Chủ trì thực thi các dự án về nghiên cứu và sản xuất cây ăn trái và kinh tế vườn là Viện Cây ăn quả miền Nam; thực thi về lúa là Viện Lúa ĐBSCL, thực thi về thủy sản và một số họat động khác là trường Đại học Cần Thơ. Đây là 3 đơn vị khoa học công nghệ và đào tạo có kinh nghiệm, có thành tích và điều kiện về nhân lực cũng như hạ tầng cơ sở, trang thiếi bị tốt. Chúng ta tin tưởng các đơn vị này sẽ quy tụ được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà giáo dục và các địa phương sẽ làm tốt
GsTs Nguyễn Văn Luật
Thị trường gạo rất mỏng, chỉ có 7% tổng sản lượng được xuất khẩu, trong đó Việt Nam xuất khẩu khoảng 20% tổng sản lượng lúa sản xuất ra. Cho nên mọi quyết định tăng hay giảm lượng gạo xuất khẩu đều làm ảnh hưởng đến giá gạo trên thị trường quốc tế và trong nước.
Từ năm 1981, Thái Lan muốn thành lập một liên hợp điều tiết giá gạo để các nước xuất khẩu gạo thu lời nhiều hơn, thiệt thòi sẽ thuộc về các nước nhập khẩu gạo, và ngay cả cho nông dân ở các nước xuất khẩu gạo, vì nếu tổ chức thực hiện ý đồ trên được thực hiện, thị trường gạo trên thế giới sẽ không suôn sẻ tự nhiên, nông dân càng bị ép gía bán gạo cho thương lái thu gom, doanh nghiệp chế biến xay chà và khâu cuối mới là khâu doanh nghiệp xuất khẩu gạo tham gia. Tổ chức điều tiết giá gạo (OREC) này tựa như tổ chức ở các nước xuất dầu hỏa (OPEC). Có nước xuất khẩu gạo hưởng ứng nồng nhiệt, nhưng Việt Nam ta thận trọng. Do những áp lực trong và ngoài nước, Thái Lan phải từ bỏ ý định trên.
Tất cả những sự kiện kể trên đều ảnh hưởng đến thị trường lúa gạo ở mức độ khác nhau trong các giai đọan khác nhau. Mặc dầu giá lúa gạo có khi tăng khi giảm, nhưng xu hướng chung là giá gạo nói riêng và giá lương thực nói chung sẽ tăng, do ngày một khan hiếm. Như ở Việt Nam ta, theo kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu thấp nhất, thì vào vài thập kỷ nữa diện tích trồng lúa ở ĐBSCL giảm khoảng 40%, nếu không có chiến lược nông nghiệp thích nghi, lúc đó không chừng ta phải nhập khẩu lương thực như trước thời kỳ đổi mới. Đến lúc đó, ta càng thấy trân trọng những nỗ lực sản xuất được càng nhiều thóc càng tốt. Hơn nữa, chưa có họat động sản xuất nào có lời hơn, ổn định hơn việc thâm canh tăng vụ lúa, ít nhất là trong điều kiện hiện nay, và tới hàng thập kỷ nữa.
Thách thức và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực
Đã có khá nhiều kết quả nghiên cứu cũng như ý kiến xác định những khó khăn và đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong phạm vi cả thế giới cũng như trong từng vùng miền cụ thể, cũng như đối với nước Việt Nam ta. Một tóm tắt những thách thức và giải pháp an ninh lương thực được giới thiệu như sau:
(i) Tăng nhanh dân số. Như ở nước ta, trung bình mỗi năm số dân tăng bằng dân số 1 tỉnh, mỗi tỉnh bằng 1 huyện..;
(ii) Qũy đất cho lương thực giảm. Ở Việt Nam ta, cách đây vài thập kỷ, đất canh tác lúa có 4,2 triệu ha, diện tích gieo trồng lúa khỏang 7 triệu ha. Do tăng vụ lúa, nhất là ở ĐBSCL đã làm 3 vụ lúa 1 năm trên 25% diện tích canh tác (độ 0,5 triệu ha), nên hiện nay diện tích gieo trồng lúa chưa có thay đổi đáng kể, mà sản lượng lúa năm sau luôn cao hơn năm trước, là do năng suất lúa tăng. Ở ĐBSCL ta còn có khả năng tăng vụ và tăng năng suất để phát triển ổn định hơn nữa để bù đắp cho diện tích phát triển công nghiệp và đô thị, nếu như ta thực hiện tốt Nghị quyết VII về nông nghiệp, nông thôn và nông dân;
(iii) Năng lượng sinh học đang có xu thế gia tăng, kể cả ở VN ta. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng Etanol không làm thay đổi hiệu ứng nhà kính, nếu không thực thi hợp lý thì lại vừa phi lý, vừa phản đạo lý, khi biến nguồn lương thựợng thành chất đốt trong lúc hơn 1 tỷ người trên thế giới phải chịu đói. Một ví dụ, để đổ một bình xăng ethanol với 94,5 lít, phải dùng 204 ký ngô (bắp), đủ nuôi 1 người trong 1 năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta còn nhiều diện tích đất trống đồi trọc có thể trồng những cây thích hợp cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng cây lương thực như lúa cạn, sắn (khoai mì), như cây Jatropha như đề xuất của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn;
(iv) Đầu cơ và thâu tóm đất đai. Tổng Giám đốc FAO Jacques Diouf cho rằng: “Việc các nước nhập lương thực đang ào ạt chiếm hữu đất nông nghiệp của các nước khác để đảm bảo nguồn lương thực cho mình có nguy cơ trở thành một hình thức thực dân mới. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Việt Nam vừa là “con mồi” để nhiều nước đã đến thuê nhiều đất, vừa có đi săn ít nhiều mồi ở nước ngòai;
(v) Thiên tai xẩy ra do biến đổi khí hậu, Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất, ở Việt Nam thì vùng lúa ĐBSCL và vùng lúa ĐBSH cũng như các tỉnh ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nhất. Biến đổi khí hậu tòan cầu, khủng hỏang kinh tế tài chính, khủng hỏang lương thực đều do các nước giầu, nhưng hậu quả xấu nhất lại đổ lên đầu các nước nghèo, lên những người nghèo, chủ yếu là nông dân.. Bằng chứng là, điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày một khắc nghiệt. Mưa bão, lũ lụt, hạn, xâm nhập mặn đang xẩy ra ngày càng liên tục và khốc liệt. Đều là do phát triển sản xuất công nghiệp chỉ cần lợi nhuận mà không màng tới quyền lợi chung, thải ngày một nhiều khí CO2 và một số ít khí khác như H2S, SO2… làm cho trái đất nóng lên, băng tan và gây ra bao hệ lụy. Khủng hoảng kinh tế tài chính bắt đầu từ phố Wall bởi các tập đòan tài chính, từ Mỹ lan ra tòan thế giới. Các nước giầu viện cớ khủng hỏang kinh tế tài chính mà không thực hiện lời hứa viện trợ cho các nước nghèo mua lương thực, sản xuất lương thực lại ngày một khó khăn do khí hậu ngày một khắc nghiệt;
(vi) Nhân tai xảy ra do phát triển đập thủy điện thiếu quy họach đồng bộ, làm bừa bãi vì chỉ nghĩ đến lợi ích cục bộ, càng làm cho thiên tai mưa bão, úng hạn, mặn xâm nhấp, sạt lở đất khốc liệt hơn. Nước ta, cũng như nhiều nước đã lên tiếng phản đối việc làm đập thủy điện ngăn dòng chảy tự nhiên của sông MêKông do các nước ở đầu nguồn, nhất là Trung Quốc không coi đây là dòng sông chung cho các nước như quốc tế có quy định.
Giải pháp căn bản nhất mà cộng đồng quốc tế, cả các nước phát triển cũng như đang phát triển, đã có tiếng nói chung, như là một lời kêu gọi: “Cần phải trả lại vị thế xứng đáng cho nông nghiệp. Như vậy vai trò của người nông dân, công lao của người nông dân cần được đánh giá đúng, không chỉ bằng lời, bằng văn bản, mà bằng những việc làm cụ thể, có tác động cụ thể đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhằm tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đời sống của người nông dân được cải thiện nhanh, có đẻu “bát ăn. bát để”. Con cháu được học hành như dân thành thị.
Điều này vừa là cần thiết để phát triển; vừa để trả đúng công lao cho nông dân mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khảng định Nông nghiệp đã cứu nước ta vượt qua khủng hỏang kinh tế tài chính dễ dàng hơn, làm cho tăng trưởng chưa bị âm mà còn khá cao so với nhiều nước khác, tuy phát triển còn nhiền vấn đề.. Nghị quyết 7 của Hội nghị TƯ lần thứ 7 khóa X về Tam Nông đã nói lên điều đó.
Theo báo Nhân dân ngày 21 tháng 01 năm 2010, trong giai đọan 1997 đến 2006, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 10 – 15% tổng chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước; đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp đã giảm từ 13,8% năm 2000 xuống còn 7,5% năm 2006, đầu tư trực tiếp nước ngòai vào nông nghiệp cũng chỉ chiếm 3- 4% tổng số dự án và tổng số vốn đăng ký! Đây là một trong những bằng chứng bất công với nông nghiệp.
Đảng và Chính phủ ta đã thấy những vấn đề trên, và đang có những giải pháp cụ thể và khả thi để khắc phục những khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp. Một thông tin rất đáng mừng là đã thiết lập và đang trên bước đường triển khai Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu nông dân; Chương trình gồm nhiều dự án về “tam nông” do Ban chỉ đạo miền Tây trình duyệt. Được biết Chính phủ đã phê duyệt với số vốn khá lớn. Chủ trì thực thi các dự án về nghiên cứu và sản xuất cây ăn trái và kinh tế vườn là Viện Cây ăn quả miền Nam; thực thi về lúa là Viện Lúa ĐBSCL, thực thi về thủy sản và một số họat động khác là trường Đại học Cần Thơ. Đây là 3 đơn vị khoa học công nghệ và đào tạo có kinh nghiệm, có thành tích và điều kiện về nhân lực cũng như hạ tầng cơ sở, trang thiếi bị tốt. Chúng ta tin tưởng các đơn vị này sẽ quy tụ được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà giáo dục và các địa phương sẽ làm tốt
GsTs Nguyễn Văn Luật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét