Lưu trữ

11/9/11

Bài học thực tiễn từ người Thầy



NGỌC PHƯƠNG NAM. Đọc bài "Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất" của TS. Tô Văn Trường viết về giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi nhớ về bài học an sinh và chiến lược kết nối Nam - Nam của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết cùng lời dặn của thầy Norman Boulaug: "Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó". Giáo sư Võ Tòng Xuân có nhiều tâm sự khi trồng lúa giúp châu Phi, khác với ý kiến của anh Hoàng Kim (Đồng Tháp),"Giúp bạn cũng là tự giúp mình !". Tôi, Hoàng Kim (Đại học Nông Lâm) liên tưởng đến "Chuyện bếp gas nhiên liệu sinh học", hiện đã là tiến bộ kỹ thuật rộng lớn tại Nigeria. Nó được gợi mở ý tưởng qua học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam. Các đoàn chuyên gia dầu khí và nghề sắn của châu Phi đã đến Việt Nam. Họ thăm ruộng sắn và nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học, thăm thu hoạch sắn và học trên đồng cùng nông dân và sinh viên. Họ đến thặm gia đình chúng tôi và "Chuyện bếp gas nhiên liệu sinh học" thật ngoạn mục .Sau khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo là công nghệ và tổ chức sản xuất. Bài học thực tiễn từ người Thầy thật thấm thía!

GIÚP CHÂU PHI TRỒNG LÚA BÀI TOÁN ĐƯỢC VÀ MẤT!

Tô Văn Trường

Nhân đọc bài “Sang Châu Phi trồng lúa” đăng trên báo Sài gòn tiếp thị, tác giả Huỳnh Kim bức xúc, viết bài “Tại sao bỗng dưng nhẩy tưng sang Châu Phi lập liên doanh trồng lúa” đặt vấn đề rất cụ thể những nhà khởi xướng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cụ thể là Chính phủ Việt Nam phải trả lời thỏa đáng cho nông dân Việt Nam các câu hỏi : Việt Nam được lợi gì khi đầu tư trồng lúa ở Châu Phi? Và việc phát triển cây lúa ở Châu Phi có mất thị trường xuất khẩu gạo của nông dân Việt Nam, do tạo thêm cạnh tranh về xuất khẩu gạo hay không? Lợi đâu không thấy, có đâu mà thấy (?!). Nếu có thì quí vị hãy trưng ra. Tôi chỉ thấy toàn là tai hại cho nông dân Việt Nam, và nền kinh tế Việt Nam.

Để khách quan và khoa học, tôi chuyển nguyên văn bài viết của tác giả Hoàng Kim đến một số chuyên gia, nhà khoa học ở trong và ngoài nước và một số “lão nông tri điền” để tham vấn.

Thứ nhất là một số người đồng ý chia sẻ với nỗi lo của tác giả Hoàng Kim đứng trên lập trường lợi ích của người nông dân về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và Việt Nam sẽ mất “bí kíp” trồng lúa! Tuy nhiên, lại khẳng định nhưng làm gì có chuyện thành công mà lo. Ngay ở Phillipine có trụ sở Viên nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) nhưng bao năm nay, người Phi vẫn phải nhập lúa gạo hàng năm. Đối với Châu Phi, nhiều nước độc lập khỏi ách thực dân, được Liên HIệp Quốc giúp đỡ mà đói vẫn hoàn đói, có độc lập nhưng có ngày nào yên. Vậy là vấn đề nằm ở chỗ khác chứ không phải người Châu Phi không sản xuất được lương thực.

Thứ hai là hầu hết các ý kiến phân tích cho rằng chuyện về xuất khẩu cây lúa quả là chuyện đáng suy nghĩ. Câu chuyện chắc phải nhìn nhận trên nhiều khía cạnh về chính trị, kinh tế xã hội và trong khung cảnh hội nhập toàn cầu chính sách hợp tác kinh tế toàn diện kể cả cơ hội đầu tư. Việt Nam đưa người đi giúp các nước trồng lúa là đúng đạo lý. Nhìn lại lịch sử phát triển nông nghiệp của Việt Nam biết bao loại giống cây trồng, vật nuôi, và các kỹ thuật canh tác đều ít nhiều có bàn tay giúp đỡ, chuyển giao của các chuyên gia, và các nước tiên tiến đi trước. Nhiều chuyên gia về nông nghiệp của Việt Nam được đào tạo, trưởng thành từ nước ngoài rồi về nước giúp phát triển nông nghiệp trong đó có cây lúa. Tinh thần cạnh tranh mà các nước phát triển đang áp dụng là làm sao mình tiến bộ hơn đối thủ để chiếm thị trường và lợi nhuận, chứ không phải là chèn ép, mong đối thủ kém đi để mình có ưu thế! Không kể là về tinh thần nhân đạo, không thể nói mình cứ mong muốn các nước Châu Phi cứ đói nghèo hoài để nông dân mình có cơ hội bán gạo cứu đói. Trong một nước cũng vậy, chúng ta nghĩ sao nếu có người cứ cầu mong cho có bão lụt để bán được nhiều mì gói cứ trợ! Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay khi mất an ninh lương thực ở bất cứ nơi đâu thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên thế giới.

Việt Nam không nhất thiết phải cố gắng để xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo. Thái Lan đang giảm số lượng gạo để tăng tỉ trọng gạo chất lương để không ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Diện tích đất trồng lúa của Việt Nam chỉ bằng 40% của Thái Lan (4,1 triệu ha so với gần 10 triệu ha) nên phải trồng giống lúa năng suất cao, nhu cầu phân bón nhiều, giá thành tăng. Trên thế giới ngày càng có nhiều nước tham gia xuất khẩu gạo và tiềm năng cao, còn một số nước đang nhập cũng có chiến lược tự túc như Indonesia, Philipine. Do đó, việc cạnh tranh xuất khẩu gạo là đương nhiên. Về kinh tế ta cũng đâu có được nhiều từ xuất khẩu gạo, đó là chưa kể, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong sản xuất lúa nên năng lực cạnh tranh khá cao. Thực ra, trồng lúa không có lợi nhuận cao như các cây trồng khác nhưng nông dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục trồng lúa vì nhiệm vụ an ninh lương thực toàn cầu và nhà nước cần có lợi thế về xuất khẩu gạo để trao đổi về các quyền lợi về kinh tế khác và uy tín chính trị trên toàn cầu. Theo mô hình cơ bản trong lý thuyết thương mại quốc tế của Hechscher-Ohlin, một quốc gia sẽ có lợi thế xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng những nguồn lực dư thừa của nó. Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài chính dồi dào, thế mạnh của Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động sẵn có và rẻ tiền. Với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam vẫn còn sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Nhìn dưới góc độ ngành nghề khác, cũng có kinh nghiệm đáng tham khảo. Ngày trước, khi ngành may mặc không phát triển, ai có nghề may đều rất giấu nghề. Rồi có một giai đoạn các trường dạy cắt may mở ra và phát triển. Ngày đó mọi người cứ nghĩ rằng ai cũng biết tự cắt may thế này thì các hiệu may thất nghiệp. Nhưng đã có một ông thợ may giỏi ngày đó rất tích cực đi dạy các lớp cắt may nói rằng quan niệm thế là nhầm. Khi mọi người có hiểu biết nhiều về cắt may tức là họ sẽ biết cách ăn mặc đẹp hơn. Khi có nhu cầu ăn mặc đẹp hơn thì các hiệu may sẽ càng đắt khách. Câu nói đó của ông thợ may ngày đó khiến mọi người khó hiểu và không tin được. Nhưng rồi thời gian đã chứng minh là ông đúng.

Trong bài viết, tác giả Hoàng Kim đề cập đến việc GS. TS Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học lớn, một nhân cách lớn, nên có một tâm hồn lớn. Việc Giáo sư bất nhẫn trước nạn đói của châu Phi nên muốn giúp các nước châu Phi trồng được lúa để hết đói là một việc thiện, cho nên Giáo sư chủ trì chương trình “An toàn lương thực Tây Phi Châu – Sierra Leone” là điều có thể hiểu được nhưng không nên lẫn lộn giữa việc thiện của một cá nhân và việc hợp tác vì quyền lợi song phương của hai quốc gia. Là người trong cuộc mắt thấy, tai nghe, tay làm trong đợt đi khảo sát thực tế ở Sierra Leon cùng với Gs Võ Tòng Xuân, xin được trình bày rõ hơn với bạn đọc.

Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), năm 2005 tiến sỹ Sama Monde Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone đã đến thăm và đặt vấn đề nhờ đại học An Giang sang giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực cho Sierra Leone. Năm 2006, GSTS Võ Tòng Xuân Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên. Sau khi đi khảo sát thực địa, 2 bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này?
Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay Thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu và hình ảnh người dân từ già đến trẻ phải nhẫn nại đi đội nước mang về dùng trở thành khá phổ biến trên các đường phố.


GS Võ Tòng Xuân và TS Tô Văn Trường đang khảo nghiệm cây lúa trong nhà lưới làm đối chứng tại Mange Bureh

Từ ngày 12/11/2007 đến ngày 22/11/2007 đoàn chuyên gia Việt Nam đã tiếp tục đến làm việc về tiến trình của dự án với các quan chức của Phủ Tống thống và Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone. Đoàn gồm có: GSTS. Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Đại học An Giang, TS. Tô Văn Trường- Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, KS. Đặng MinhSơn- Tổng giám đốc Công ty tư vấn đầu tư và Xây dựng quốc tế (ICIC). Đoàn đã đi khảo sát thực địa, đánh giá sơ bộ kết quả bước đầu, thảo luận với người dân địa phương và các quan chức liên quan.




Thảo luận về phương án thiết kế công trình thủy lợi tại hiện trường

Từ ngày 12/11/2007 đến ngày 22/11/2007 đoàn chuyên gia Việt Nam đã tiếp tục đến làm việc về tiến trình của dự án với các quan chức của Phủ Tống thống và Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone. Đoàn gồm có: GSTS. Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Đại học An Giang, TS. Tô Văn Trường- Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, KS. Đặng MinhSơn- Tổng giám đốc Công ty tư vấn đầu tư và Xây dựng quốc tế (ICIC). Đoàn đã đi khảo sát thực địa, đánh giá sơ bộ kết quả bước đầu, thảo luận với người dân địa phương và các quan chức liên quan.

Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.



Đoàn chuyên gia Việt Nam thảo luận về chương trình an ninh lương thực tại Dinh Tổng thống.

Về quy hoạch và thiết kế các công trình thủy lợi, đã khảo sát đo đạc bình đồ, thiết kế sơ bộ hệ thống cấp nước (trạm bơm, kênh, cống điều tiết) cho khu trồng lúa. Tuy nhiên, do các công trình được thiết kế tính toán trên cơ sở tính lưu lượng tưới theo mực nước sông ở Little Scarcies, chưa xây dựng sơ đồ tính toán thủy lực bằng phần mềm HEC-RAC cho mực nước đầu kênh theo hệ thống nên công trình thiết kế thiên về an toàn, không được kinh tế. Mặt khác, do không có điều kiện khoan thăm dò địa chất nên không so sánh phương án trạm bơm đặt trên đường ray so với đặt trên phao nổi theo chế độ của thủy triều. Qua đợt khảo sát thực địa này, đoàn công tác đã quyết định phải điều chỉnh lại thiết kế hệ thống công trình thủy lợi cả về quy mô và kích thước. Sự điều chỉnh này đã giảm được kinh phí hơn 100 nghìn đô la so với thiết kế ban đầu. Cũng từ kết quả khảo sát, đoàn cũng đã xác định lại diện tích có khả năng trồng lúa ở đây chỉ vào khoảng 112 ha chứ không phải là 200 ha như ước tính ban đầu của phía bạn. Căn cứ vào tính hình thực tế và rút kinh nghiệm bài học thất bại của Đài Loan khi đầu tư xây dựng khu thí điểm trồng lúa năm 1961 và Trung Quốc năm 1972 ở Mange Brreh, chúng tôi nhận thấy:

Mô hình sản xuất ở Mange Bureh chỉ nên trồng lúa 2 vụ trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm để tận dụng ưu điểm của vùng này là hàng năm có lương mưa rất lớn khoảng 3.000 mm/năm, và giống lúa của Việt Nam khoảng 90 ngày rất thích hợp 2 vụ trong mùa mưa. Công trình thủy lợi chủ yếu tưới tiêu hỗ trợ theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Nếu bố trí vụ lúa thứ 3 vào mùa khô, theo tính toán của chúng tôi, chỉ riêng tiền mua xăng dầu để chạy máy bơm còn đắt hơn tiền nhập khẩu lương thực và sau này có bàn giao thì người dân địa phương cũng không thể thực hiện vì lý do kinh tế. Vụ lúa thứ 3 sẽ được trồng trong mùa khô, khi Chính phủ phát triển thủy điện để vừa có điện chạy máy bơm, vừa cung cấp cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác. Tiềm năng thủy điện của Sierra Leone còn rất lớn, chưa được khai thác. Để đảm bảo chương trình an ninh lương thực và phát triển kinh tế bền vững cần phát triển “mô hình kinh tế trang trại” trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, với sản phẩm chính vẫn là 2 vụ lúa trong mùa mưa (theo mô hình sản xuất của nông dân An Giang). Vụ thứ 3 chủ yếu trồng mè, đậu phộng (theo mô hình sản xuất của nông dân Tây Ninh). Các loại hoa màu có giá trị kinh tế cao như bắp cải, củ cải, ớt xanh, củ hành, dưa leo, cà rốt, cải xanh, gừng, xoài. Các loại cây dài hạn như mì, mía, điều, cao su, tiêu, trà, thuốc lá. Ở những vùng trũng sẽ làm ao, nuôi thủy sản nước ngọt cá, tôm; kết hợp chăn nuôi như heo, gà vv…Chương trình an ninh lương thực cho Sierra Leone cũng cần chú trọng các lớp đào tạo huấn luyện chuyển giao công nghệ, nông dân tham gia chọn tạo giống lúa ở cộng đồng và kỹ thuật sản xuất lúa giống. Bởi vì nếu người dân không biết cách tự tạo ra giống lúa nguyên chủng thì chỉ sau vài vụ sản xuất lúa sẽ bị thoái hóa vv…

Từ chương trình thí điểm ở Sierra Leone GS Võ Tòng Xuân và các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục sang giúp Nigeria, Morambique, cộng hòa hồi giao Mauritania vv…với mục đích giúp họ “cái cần câu hơn cho xâu cá” tinh thần truyền bá “văn minh lúa Việt” để xây dựng hình ảnh thương hiệu Việt Nam có trách nhiệm với xã hội loài người và đẩy mạnh uy tín và sự cống hiến của Việt Nam với nhân loại. Đấy chính là văn hóa của người Việt, phải biết thi ân bất cầu báo, phải biết nghĩ đến hạnh phúc của người trước hạnh phúc của mình, phải biết mình vì mọi người thì mọi người mới vì mình ((Alexandre Dumas).

Mạn phép trích dẫn một vài ý chính của GS Võ Tòng Xuân mới mại cho tôi để kết luận cho bài viết này: “Tôi thường ít không thì giờ đâu mà đi tranh cải với những người có ý kiến quá thiển cận và ích kỷ , chỉ biết ngửa tay nhận mà không bao giờ cho ai cái gì cả. Nếu các nước ngoài họ cũng nghĩ như anh Hoang Kim thì chắc VN và các nước nghèo trên thế giới sẽ không có ai viện trợ cả. Nên xác nhận lại lần nữa -mà chính anh H Kim đã biết rất rõ- nông dân ta nghèo không phải vì không ai mua lúa, nhưng nghèo vì những người có quyền bán lúa đã và đang điều khiển thị trường. Trong khi cả thế giới đều được khuyến khích giúp đỡ châu Phi, thì VN chờ có ai bỏ tiền ra mới chịu đi làm công cho người ta để gọi là "giúp cho châu Phi". Chương trình của mình nhờ có CTy Long Van 28 mới goi được là viện trợ cho Sierra Leone với đúng nghĩa Việt Nam viện trợ, ta giúp cho nông dân Phi trực tiếp. Tôi xin đính chính là CTy Long Vân 28 không vì lợi nhuận nào để giúp chúng ta sang đó ngoài ý muốn giúp máy nhà khoa học VN có điều kiện sang giúp Phi. Tôi chỉ ửng hộ các chương trình mà tôi thấy rõ là chúng ta giúp nông dân Phi trực tiếp để giúp họ xóa đói giảm nghèo. Nếu chương trình liên doanh để làm giàu trên đầu trên cổ nông dân (như các công ty Trung Quốc mua đất ở các nước châu Phi rồi đưa dân họ sang sản xuất nông nghiệp, hoặc các công ty lương thực và Tổng công ty Lương thực ăn lời của nông dân VN) thì tôi không bao giờ tham gia. Mặc dù có sự giúp đỡ của mình, các nước châu Phi và nông dân của họ rất khó có thể đủ ăn được, làm gì có để xuất khẩu! Trở ngại lớn nhất là họ không bao giờ đầu tư cho thủy lợi, và không muốn dùng thủy lợi ngay khi có viện trợ hệ thống thuỷ lợi. Anh Hoàng Kim lo sợ vì không biết được cốt lõi của vấn đề. Các anh khác cũng la hoãng tương tự: nào là thương lái Trung Quốc thu tóm khoai lang của VN, nào là "các doanh nghiệp nước ngoài đang thâu tóm ngành chăn nuôi". Đời sống nông dân ta sẽ ra sao khi ta không có những doanh nghiệp nước ngoài giúp sản xuất và tiêu thụ nông sản? Mình đã thấy rõ "tài năng" của phần lớn doanh nghiệp VN - họ chơi với thương lái, ăn xỗi ở thì, để nông dân mạnh ai nấy sản xuất rồi cái gì bán được thì mụa, không được thì không mua...để cho nông dân hoàn toàn gánh lấy rủi ro. Nhân đây tôi nói thêm là mình phê phán CTy CPVN, nhưng chính họ đã cung cấp cho người chăn nuôi của ta những con giống rất tốt và thức ăn gia súc rất hiệu quả. CP vào VN một thời gian ngắn đã đánh bại hết các công ty TAGS của VN. Vì sao? Người chăn nuôi VN dù có yêu nước cách mấy đi nữa cũng không thể bỏ tiền ra nuôi mấy công ty TAGS VN với những TAGS rất tồi, nuôi gia súc lâu lớn. Tôi chưa thấy công ty TAGS nào của VN mình có một chương trình nghiên cứu. Các công ty nông nghiệp khác của ta cũng chả có nghiên cứu gì, giỏi đi copy kết quả trong sách vỡ, kể cả TCT Lương thực cũng chưa bao giờ tài trợ cho chương trình nghiên cứu cây lúa. Trong khi đó thì Công ty CP tại trụ sở chính của họ ở Bangkok mà tôi có dịp đến thăm hồi năm 1986, có một tòa nhà 4 tầng làm trung tâm nghiên cứu khoa hoc của họ. CTy mướn chuyên gia nước ngoài đến nghiên cứu, trả lương cả chục ngàn đôla/tháng, mới có được kết quả để họ ứng dụng vào chế biến TAGS, lai tạo giống gà, giống tôm. Dĩ nhiên sản phẩm họ tung ra thị trường được người chăn nuôi ưa chuông là thế.vv…

CHUYỆN BẾP GAS NHIÊN LIỆU SINH HỌC

Hoàng Kim

Bếp gas nhiên liệu sinh học từ nguyên liệu sắn lát hiện đã là tiến bộ kỹ thuật rộng lớn tại Nigeria. Ý tưởng này có được sau khi đoàn chuyên gia dầu khí và nghề sắn của Nigeria đến Việt Nam. Họ thăm ruộng sắn, nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học, xem thu hoạch sắn, học trên đồng ruộng với nông dân và sinh viên Việt Nam sau đó thăm bếp cồn sinh học hộ gia đình và sau đó . Từ đó đã khai sinh dự án "Bếp cồn sinh học từ nguyên liệu sắn". Một việc tưởng nhỏ mà lớn. Mời bạn đọc bài này đầy dủ ở trang "Đêm trắng và bình minh"

(Trích...) Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”

Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn.

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời cho cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác. Nhìn lớp trẻ thân thương bạn bè quốc tế đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở.

Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.


Lessons from Vietnam (Trip report of Mr. Boma)

“Vietnam is a classic example of how cassava can contribute to rural industrialization and development. Previously, people were reluctant to grow cassava because they thought that cassava caused soil degradation and produced low profits. But in reality one hectare of cassava can produce 60-80 tones of fresh roots and leaves. The situation has changed because of the development of sustainable cultivation techniques and new high-yielding varieties with the availability of a large and growing market demand. Cassava has become a cash crop in many provinces of Vietnam. Cassava chips and starch is now being produced competitively, and cassava markets are promising. The combination of wide spread production of fresh cassava roots and the processing of cassava into chips starch and ethanol has created many jobs, has increased exports, attracted foreign investment, and contributed to industrialization and modernization of several rural areas”.






Fictures: Boga Boma and Nigerians biofuel group visit to Vietnam


HOPE RISES ON ETHANOL FROM CASSAVA



CROPS FOR BIOFUEL to follow up 234NEXT.COM. By Ayodamola Owoseye December 20, 2009. With the whole world clamouring for reduction in the burning of carbon in order to slow down the effects of global warming, Nigeria may soon be able to reduce its carbon emission by using ethanol fuel as substitute for kerosene. (Picture: Dwindling cassava cultivation inhibits the planned conversion of cassava to ethanol for energy production)

More ...



Boma Anga, the chief executive officer of Cassava Agro Industries Service Ltd (CAISL) said in a telephone interview that Nigerians will soon be able to use ethanol across the country as an option for household cooking fuel.

"Nigerians will be able to purchase ethanol fuel for cooking by March 2010," said Mr. Anga. "The cooking fuel also known as Cassakero (cassava-kerosene) will be available to the public as an alternative to kerosene in order to reduce the money spent on fuel usage by most families," Mr. Anga added.

Ethanol as substitute

The idea of looking for a substitute for the carbonised cooking fuel (kerosene) and wood came as a result of the harmful impact on the environment and climate change.

Since carbon burning has been identified as one of the reasons for climate change, the world decided to look for alternative means in terms of biofuel, which is renewable fuel derived from biological matter, for instance biodiesel, biogas, and methane which are all believed to have less hazardous impact on the ecosystem.

Mr. Anga said the Cassakero initiative was planned as substitute for kerosene and wood for Nigerians through the production of ethanol from cassava root.

"This is to promote the use of ethanol as a substitute for kerosene in the country as this will reduce the greenhouse effect caused by the use of carbon fuel. The programme is targeted toward installing about 10,000 small-scale bio ethanol refineries in the 36 states of the federation, including the FCT, over the next four years, to produce daily ethanol cooking fuel requirement for four million families," he said.

Food security

But the project is raising concerns about food security as cassava is a major staple of most Nigerians. It is used in producing flour which is made into a paste and the popular garri, eaten in most homes across the land.

Mr. Anga, however, said the project will not have any negative effect on cassava supply in the market nor will it affect food security as the companies will be using specially cultivated, industrial cassava.

"Considering the tonnes of cassava required for the project, I want to assure you that it will not endanger food security as we will be using non-edible industrial variety of cassava which will be planted on fresh land.

"We have already established a feedstock supply that will produce eight million tonnes of cassava at an average yield of 25 tonnes per hectares from 320,000 hectares to be planted nationwide. To also ensure a steady supply of cassava for the feedstock, we have signed a contract with Nigerian Cassava Growers Association (NCGA) to supply eight million tonnes of cassava tubers," he added.

He said the contract would benefit over 250,000 cassava farmers across the country with additional 400,000 hectares to be deployed for cassava cultivation as the refinery will require 40 hectares of cassava to supply 100 per cent feedstock requirement annually.

Cassava farmers welcome the initiative

Cassava farmers see this as a welcome initiative, as it will increase the market for the produce and encourage more people to embark on farming.

Jimoh Bashir, a cassava farmer, said the initiative is a good one as this will allow more farmers to cultivate the crop more, knowing that there is a market for it as compared to when farmers had to seek for buyers to buy the commodity from them.

"This is a nice initiative that we hope will last long as it will open up the market," Mr. Bashir said.

"Most of what is produced in the country is used in the food sector. Having the product used in the industries will only enhance our financial status as this means there will be more produce with a ready market. This means most of the farmers that have abandoned farming will be lured back to it," he said.

Mr. Bashir is, however, concerned about the affect of this on food production in the country as there is a tendency for farmers to change from producing edible cassava for the industrialised ones.

"This might, however, pose a threat to the production of edible cassava by farmers. Farmers will tend to concentrate more on producing the industrial cassava root with a ready market and use, than cultivating the normal ones. This might also affect the market price of the crop," he said.

Economic implications for Nigerians

With the federal government's plan to deregulate the downstream oil sector which might lead to a sharp increase in the prices of petroleum products, especially kerosene, the domestic cooking fuel for most households, the average Nigerian will have to spend more on the purchase of the product or seek alternative means such as coal or wood which will further endanger the environment.

Mr. Anga arued that ethanol will be cheaper and available for the masses as it burns slower than the normal kerosene fuel.

"The new fuel will be locally produced; and provide Nigerians with a new household fuel for use in cooking, lighting, heating, refrigeration and electricity generation. This fuel will be cleaner, safer and cheaper than kerosene without the need for government subsidy and the introductory price will be retailed at about N75 per litre," he said.

"The production and the distribution of the ethanol based appliances will create employment and wealth to investors and the nation in general. The programme will also create sustainable employment and reduce poverty and deforestation while enhancing food and energy security in the Nation.
http://www.blogger.com/img/blank.gif
"The primary goal is to make ethanol as a cooking fuel available, accessible and affordable, in a commercially profitable and sustainable manner, to low income Nigerians," he added.


xem thêm:

CASSAVA FOR BIOFUEL IN VIETNAM




Nguyen Văn Bo (1), Hoang Kim (2), Rod Lefroy (3), Keith Fahrney (3), Reinhardt Howeler (3) Hernan Ceballos (3)

ABSTRACT
Cassava in Vietnam is among the four most important food crops. But it has always been considered a secondary crop even though it has played an important role in national food security, especially during the difficulty year of the late 1970s. During the past two decades of economic renovation, Vietnam has successfully escaped lingering food deficiency. Cassava now an important source of cash income to small farmers, who either use it for animal feeding or for sale to starch factories. In 2008, cassava fresh root production in Vietnam was about 9.39 million tones, up from only 1.99 million tones in 2000. This was achieved through both area expansion, from 237,600 to 556,000 ha and marked increases in yield, from 8.36 t/ha in 2000 to 16.90 t/ha in 2008. Vietnam has developed an E10 policy requiring the production of 100 to 150 million liters per year. Petrovietnam plans to build three tapioca-based ethanol plants in the northern (Phu Tho), central (Quang Ngai) and southern Vietnam (Binh Phuoc). Each costing $80 million which will use cassava as feedstock, is expected to open in 18 months with total annual capacity of 300 million liters per year. The first and second of which is already under construction in Phu Tho and Quang Ngai. The third plant will begin in Binh Phuoc in March next year and is due to be completed at the end of 2011. The Ministry of Agriculture and Rural development (MARD) has planned to remain cassava area around 450.000 hectares from 2011 to 2015 and efforts to increase fresh root yield from 16.90 to 20.00 ton/ha in 2011 and 23.00 - 24.00 ton/ha in 2015 (MARD 7256/TB-BNN-VP 25 12 2009). Vietnam is now probably the second largest exporter of cassava products (chip and starch), after Thailand. Major markets of Vietnam’s cassava exports are China and Taiwan, Japan, Singapore, Malaysia, South Korea and countries in Eastern Europe. Besides, animal feed factories also contributed significantly to the increasing demand for cassava roots. Although in Vietnam cassava processing is a relatively new business and export volumes are still low, the cassava processing factories are new and modern. That is why Vietnam’s cassava products may have a competitive advantage in the world market. 


Key words: Cassava in Vietnam, Bio-fuel
 

1 Vietnam Academy of Agricultural Sciences (VAAS), nvbo@hn.vnn.vnn
2 Nong Lam University (NLU), Linh Trung, Thu Duc, Ho Chi Minh City, Viet Nam, hoangkim_vietnam@yahoo.com; http://cropsforbiofuel.blogspot.com

3 International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Cali, Colombia; h.ceballos@cgiar.org ; CIAT c/o FCRI, Dept. of Agriculture, Chatuchak, Bangkok, 10900 Thailand, r.howeler@cgiar.org















Lessons from CassavaViet

Six essential conditions for a successful cassava R&D program include: Materials, Markets, Management, Methods, Manpower and Money (6 Ms).

Main experiences in linking cassava R&D activities in Vietnam include:

1) Establishment of the Vietnam Cassava Program (VNCP) including advanced cassava farmers, researchers, extension worker, managers of cassava research and development projects, cassava trade and processing companies.
2) The establishment of on-farm research and demonstration fields (farmer participation research FPR)
3) Ten mutual link-up activities (10 T – in Vietnamese):



Không có nhận xét nào:

Người theo dõi