Lưu trữ
18/9/11
Cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu 2011 ở Nam Bộ
CÂY LƯƠNG THỰC. Theo Nguyễn Quốc Lý, Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm Cây trồng Nam Bộ, Cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu ở Nam Bộ đã được đề xuất tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp lần thứ 5 – 2011 chuyên đề Sản xuất và cung ứng giống lúa các tỉnh phía Nam. Trên cơ sở những đề xuất này , kết hợp với thực tiễn sản xuất của mỗi địa phương để xác định cơ cấu giống gồm 4-6 giống chủ lực, 4-5 giống bổ sung và 4-5 giống triển vọng mới; cơ cấu một giống không vượt quá 20% diện tích trên địa bàn. Để từng bước xây dựng vùng lúa hàng hóa chất lượng cao, các tỉnh cần rà soát quy hoạch những vùng sản xuất lúa đặc sản hoặc cao sản chất lượng cao với quy mô rộng (hàng ngàn ha) theo quy trình VietGap trên cơ sở có sự tham gia hoặc đặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Một yếu tố quan trọng để cơ cấu giống được thực hiện và phát huy hiệu quả là tiếp tục tăng cường củng cố và đầu tư phát triển toàn diện hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa các cấp của cả hệ thống chính quy và nông hộ.
CƠ CẤU GIỐNG LÚA VỤ HÈ THU 2011 Ở NAM BỘ
Nguyễn Quốc Lý
Trung tâm KKN Giống, Sản phẩm Cây trồng Nam Bộ
1. Đánh giá giống lúa vụ Đông Xuân 2010/ 2011
Trong vụ Đông Xuân 2010/ 2011 dịch rầy nâu, vàng lùn, LXL – tác nhân gây hại lớn nhất tới sản xuất lúa trong gần 5 năm qua, đã cơ bản được quản lý trên phạm vi toàn Nam Bộ; đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: sự chỉ đạo bằng các giải pháp đồng bộ và liên tục của Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương, sự chuyển đổi tích cực về cơ cấu giống theo hướng tăng cường tỷ lệ giống kháng sâu bệnh hại, việc nâng cao tỷ lệ sử dụng giống lúa nguyên chủng và xác nhận, và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp quản lý dịch hại ... Trong vụ Đông Xuân 2010/ 2011 cơ cấu giống lúa ở Nam Bộ về cơ bản đã được áp dụng theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cơ sở đảm bảo thực hiện cơ cấu giống theo khuyến cáo là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống sản xuất giống lúa các cấp trong toàn vùng; tỷ lệ giống xác nhận (của hệ thống chính quy và hệ thống nông hộ) đạt 30-60% tùy theo địa phương. Các giống lúa chủ lực được áp dụng trong vụ ĐX 2010/ 2011 bao gồm: IR50404, OM2517, VNĐ95-20, Jasmine 85, OM576, OM2514, OM2717, OM4218, OMCS2000, ML48, VD20... Ngoài ra trong vụ ĐX2010/ 2011 một số giống lúa mới được Bộ NN&PTNT công nhận cũng có sự phát triển nhanh chóng trong sản xuất như: OM4218, OM6162, OM6161, OM4900, OM6561...
Công tác chọn tạo phát triển giống lúa mới cũng đạt kết quả đáng ghi nhận từ các đơn vị chọn tạo giống, đặc biệt từ Viện Lúa ĐBSCL. Qua khảo nghiệm và sản xuất thử đã xác định được nhiều giống lúa triển vọng trong vùng. Ở thời điểm hiện tại các giống lúa OM6377, OM5981, OMCS2009, OM6071, OM5629, OM6600, OM6877, OM5954, OM4101, OM6072, OM5451, OM5464, OM8923, OM6976 đang được Cục Trồng trọt thẩm định để công nhận chính thức; các giống OM3995, OM4488, OM5166, OM5953, OM6677, OM6877, OM7347, OM7348, OM7364, OM7398, OM7926, OM8223, OM8928 được xem xét công nhận cho sản xuất thử. Bộ giống lúa triển vọng mới cũng rất phong phú và đa dạng; đây là cơ sở quan trọng để xây dựng cơ cấu giống lúa cân bằng và chủ động trong vùng.
Ngoài những kết quả trên, trong vụ ĐX2010/ 2011 đã ghi nhận dịch bệnh đạo ôn xảy ra trên diện rộng, đây là hệ quả tất yếu do phần lớn các giống lúa chủ lực ở Nam Bộ có phản ứng hơi nhiễm – nhiễm bệnh đạo ôn; sự xâm nhập mặn cuối vụ gây hại đáng kể cho sản xuất lúa ở vùng ven biển; nhóm giống lúa chống chịu tốt với phèn mặn và hạn hán còn hạn chế; sự ”sốt giống” vẫn còn xẩy ra trong vùng.
2. Đề xuất cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu 2011
Để sử dụng tốt nhất nguồn giống lúa hiện có, cần xây dựng cơ cấu giống lúa cân bằng cả về khía cạnh chất lượng và chống chịu điều kiện khó khăn và sâu bệnh hại. Trong điều kiện thu hoạch vụ ĐX2010/ 2011 được mùa, được giá và thuận lợi về thị trường, khả năng phát triển đột biến trở lại giống IR50404 trong vụ Hè Thu 2011 là thực tế. Để đảm bảo an toàn cho sản xuất và thị trường, cần tiếp tục quản lý chặt chẽ cơ cấu giống lúa IR50404 trong vụ Hè Thu theo các khuyến cáo trước đây. Diện tích giống IR50404 không vượt quá 20-25% cơ cấu giống từng vùng. Cần mở rộng diện tích các giống lúa ngắn ngày chất lượng tốt đã được công nhận chính thức hoặc cho sản xuất thử như OM4900, OM6162, OM6677, OM6561, OM4218, OM6976... kết hợp với duy trì tỷ lệ hợp lý giống lúa OM 2514 và OM1490. Trong điều kiện vụ Hè Thu, không mở rộng qúa cao diện tích giống Jasmine 85 và VD20; ngòai ra cũng cần chú ý đến mức độ chống chịu bệnh khô vằn và điều kiện khó khăn như đổ ngã, hạn và xâm nhập mặn đầu vụ …
Căn cứ vào thực tiễn sản xuất từ các địa phương và kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử trong năm 2009-2010, các nhóm giống cho sản xuất vụ Hè Thu 2011 được tổng hợp như sau:
Nhóm giống lúa chủ lực (diện tích trên 30.000 ha/ vụ): IR50404, OM2517, OM4218, OM4900, VNĐ95-20, Jasmine 85, OM576, OM2514, OM2717, OMCS2000, OM6162, ML48.
Nhóm giống bổ sung (diện tich từ 10.000-30.000 ha/ vụ): OM3536, AS996, OM4498, OM2718, OM6561, VĐ20, ST5, OM1490, OM5199, OM5472, OM4088, OM8923, TNĐB100, OM5451, OM4488, OM7347, , MTL653, OM5976, OM6706, OM4101, B-TE1 (lúa lai), nếp OM85, Nàng Hoa 9 (lúa thơm), OM6976...
Nhóm giống lúa triển vọng (dưới 10.000 ha/ vụ): OM6677, OM9922, OM6916, MNR2, OM8108, OM8928, OM8104, OM5756, OM7262, MTL547, OM7364, OM8232, OM10041, OM6904, PHB71, OM7230, OM5886...
Các giống lúa chống chịu phèn mặn trung bình - khá: AS996, OM2517, ST5, OM6976, OM2488, OM2818, OM6379, OM6677, OM5199ĐB, OM576, OM5472, OM6561, OM1490, B-TE1, OM5464, OM5166, OM5629...
Nhóm giống lúa thơm-đặc sản: Jasmine 85, VĐ20, ST5, OM3536, Tài Nguyên, Nàng Hoa 9, nếp OM85...
Nhóm giống cao sản chất lượng cao cho xuất khẩu: OM3536, OM2517, VND95-20, OM2717, OMCS2000, OM6162, OM4900, OM4218...
Cơ cấu giống lúa cho từng tiểu vùng sinh thái ở Nam Bộ cho vụ Hè Thu 2011 được đề xuất như sau:
1. Vùng bán đảo Cà Mau: ưu tiên sử dụng các giống lúa ngắn ngày, chịu phèn mặn và điều kiện khó khăn.
Giống chủ lực: OM2517, OM576, OMCS2000, OM6162, OM4900, OM2717, OM6161, IR50404...
Giống bổ sung: OM5472, Jasmine 85, VND95-20, ST5, OM6561, OM7347, OM4488, lúa lai B-TE1...
Giống triển vọng: OM6976, OM4688, OM5451, OM6377, OM8923, lúa lai PHB71...
2. Vùng tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên: ưu tiên áp dụng các giống lúa thâm canh cao
Giống chủ lực: IR50404, OM2517, OM4498, OM4218, OM4900, OM6162, OM5472...
Giống bổ sung: OM2717, OM1490, OM576, AS996, OM3536, Jasmine 85, OM5451, OM6976...
Giống triển vọng: OM8923, OM10041, MNR2, OM6677, OM8108, OM6916, MTL547, OM7364...
3. Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu: ưu tiên sử dụng các giống lúa cao sản chất lượng cao:
Giống chủ lực: OM4900, OM6162, Jasmine 85, OM4218, OM5472, OM2517, OM2514, VNĐ95-20, IR50404...
Giống bổ sung: OM6976, OM2717, AS996, Nàng Hoa 9, TNĐB100, OM6561, OM6162, VD20, OM576, nếp OM85...
Giống triển vọng: OM8923, OM7347, OM6677, OM5451, OM10041, OM6916, OM6932, OM6904, PHB71...
4. Vùng Đồng Tháp Mười: ưu tiên áp dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu phèn mặn trung bình – khá
Giống chủ lực: IR50404, OM2517, VNĐ95-20, OM4218, OMCS2000, OM3536, OM6561, OM4900, OM6162...
Giống bổ sung: OM6976, OM576, MTL499, OM2514, OM4498, OM5472, VD20, OM7347, Jasmine 85...
Giống triển vọng: OM8928, OM5756, OM9922, OM6916, OM8923, MTL547, OM7262...
5. Vùng ven biển Nam Bộ: ưu tiên áp dụng giống ngắn ngày, thâm canh trung bình – khá, chịu điều kiện khó khăn
Giống chủ lực: IR50404, OM2517, OM576, AS996, OM6162, OM6561, OM5472, OMCS2000...
Giống bổ sung: OM3536, OM4498, ST5, OM4900, Jasmine 85, OM7347, OM1325 (Nhóm B), B-TE1, Một bụi đỏ...
Giống triển vọng: OM8923, OM6976, OM6677, OM8928, OM8108, OM8104...
6. Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ:
Giống chủ lực: VNĐ95-20, OM4900, OMCS2000, OM6162, IR59606 (OMCS94), ML48...
Giống bổ sung: OM4218, OM6976, OM3536, OM4498, OM4900, OM5451, OM6162, TH6, TH4, IR64 ...
Giống triển vọng: OM6916, OM8923, OM7262, OM8018, OM10041, MTL547, MNR2...
7. Các tỉnh Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa):
Giống chủ lực: ML48, TH6, TH41, ML202...
Giống bổ sung: ML214, OM4900, OM6162, OM59606...
Giống triển vọng: OM6976, OM 7262, MTL 547, MNR 2, OM 6677, OM 8232...
Trên cơ sở đề xuất trên, kết hợp với thực tiễn sản xuất mỗi địa phương xác định cơ cấu giống gồm 4-6 giống chủ lực, 4-5 giống bổ sung và 4-5 giống triển vọng mới; cơ cấu một giống không vượt quá 20% diện tích trên địa bàn. Để từng bước xây dựng vùng lúa hàng hóa chất lượng cao, các tỉnh cần rà soát quy hoạch những vùng sản xuất lúa đặc sản hoặc cao sản chất lượng cao với quy mô rộng (hàng ngàn ha) theo quy trình VietGap trên cơ sở có sự tham gia hoặc đặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Một yếu tố quan trọng để cơ cấu giống được thực hiện và phát huy hiệu quả là tiếp tục tăng cường củng cố và đầu tư phát triển toàn diện hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa các cấp của cả hệ thống chính quy và nông hộ.
Nguyễn Quốc Lý
Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét