Hoàng Kim1,
Trần Ngọc Ngoạn2, Nguyễn Thị Trúc Mai4, Nguyễn Bạch Mai8, Võ Văn Quang3, Nguyễn Phương1, Hoàng Long3, Nguyễn Minh Cường1, Đào Trọng Tuấn1, Nguyễn Thị Lệ Dung1, Trần Công Khanh3, Nguyễn Minh Hiếu2, Nguyễn Văn Bộ5, Nguyễn Thị Cách4, Nguyễn Trọng Hiển5, Lê Huy Hàm6, Hernan Ceballos7, Manabu Ishitani7
Trong sách: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp lần thứ 18. Chuyên đề: Một số giải pháp phát triển sắn bền vững. Tây Ninh ngày 26-8-2013, trang 58-83 (đã bổ sung thêm những kết quả mới khảo nghiệm toàn quốc và chuyển giao giống sắn mới, kỹ thuật thâm canh).
Địa chỉ liên hệ: 1) Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh (NLU); 2) Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF); 3) Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS); 4) Trường Đại học Nông Lâm Huế (HUAF); 5) Trường Đại học Tây Nguyên (TTN); 6) Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS); 7) Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam (AGI) ; 8) Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT)
Trong sách: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp lần thứ 18. Chuyên đề: Một số giải pháp phát triển sắn bền vững. Tây Ninh ngày 26-8-2013, trang 58-83 (đã bổ sung thêm những kết quả mới khảo nghiệm toàn quốc và chuyển giao giống sắn mới, kỹ thuật thâm canh).
Địa chỉ liên hệ: 1) Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh (NLU); 2) Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF); 3) Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS); 4) Trường Đại học Nông Lâm Huế (HUAF); 5) Trường Đại học Tây Nguyên (TTN); 6) Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS); 7) Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam (AGI) ; 8) Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT)
Tóm
tắt
Giống sắn
KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Đặc điểm
giống: thời gian sinh trưởng 7-10 tháng, năng suất củ tươi 34,9-54,9 tấn / ha (vượt 27,7- 29.6% so với KM94), hàm lượng tinh bột 27,8 - 30,7%, năng suất tinh bột 10,1 -15,8 tấn /ha, năng suất sắn lát khô 15,6-21,6 tấn/ha (so với KM94 hàm lượng tinh bột 25,0- 28,4 %, năng suất tinh bột 6,4-9,5
tấn/ ha, năng suất sắn lát khô 6,4-9,5 tấn/ha). Giống sắn KM419 có chiều cây cao vừa
phải, thân thẳng, tán gọn, nhặt mắt, lá xanh đậm, ngọn xanh, cọng phớt đỏ, dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng, rất thích hợp với
chế biến và thị trường, nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh cháy lá. Giống sắn KM419 đã được khảo
nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất và phát triển rộng tại
Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,… được nông dân các địa phương ưa chuộng và phát triển nhanh trong sản
xuất với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Tây
Ninh, KM419 là giống sắn chủ lực được trồng trên 50% diện tích sắn của toàn
tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Giống sắn
KM419 được Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, cùng với các Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên đề nghị đặc cách công nhận giống
chính thức, định hướng ưu tiên sử dụng cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên
hải Nam Trung Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ và vùng trung du miền núi phía Bắc.
Từ
khóa: giống sắn KM419, cao
sản siêu bột Nông Lâm, chọn tạo giống sắn
RESULT OF DEVELOPING THE CASSAVA VARIETY KM419
Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, Võ
Văn Quang, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn
Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách,
Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm, Hernan Ceballos, Manabu Ishitani
Summary
The cassava variety KM 419 was developed from
the cross combination BKA900 x KM 98-5. KM
419 has the advantage of short duration with
fresh root yield 34.9 – 54.9 ton/ ha
(higher than KM 94 about 27.7- 29.6% ), good root shape with white flesh, high
adaptability to various production conditions, starch content 27,8 - 30,7%, starch yield about 10,1 -15,8 ton/ha and root dry matter content about 15,6-21,6 ton/ha for
7-10 months after planting ( KM94 starch content 26,0-28,3 %, starch yield about 6,4- 9,5 ton/ha and
root dry matter content about 9,0- 13,2 ton/ha for 9-11
months after planting). KM419 was moderately susceptible to cassava bacterial
blight. Production area of KM419 in the Tây Ninh, Dong Nai, Dak Lak, Phu Yen in
2013 was up to more than 50,000 ha. KM419 was proposed by the Nong Lam
University in Ho Chi Minh city (NLU) and Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry to be main
production in the Southeast, Central Highland, North and South Central Coast
and Northeast &
Northwest of Vietnam.
Key words: Cassava KM419, high starch yield, cassava breeding,
Vietnam.
1. Đặt vấn đề
Cây sắn có tiềm năng to lớn là cây trồng của thế kỷ 21 để làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, nhiên liệu sinh học, chế biến tinh bột dùng làm bún miến, mì ăn liền, sirô, nước giải khát, bao bì, hồ vải, màng phủ sinh học (FAO 2013)
Thị trường sắn Việt Nam hiện có nhu cầu cao và sắn đã trở thành một trong bảy ngành hàng xuất khẩu triển vọng. Việt Nam là nước xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan với thị trường chính là Trung Quốc. Toàn quốc hiện có 13 nhà máy nhiên liệu sinh học đang đi vào hoạt động với tổng công suất trên 1.067,7 triệu lít cồn / năm cần nguyên liệu 6,5 triệu tấn sắn củ tươi và 68 nhà máy chế biến tinh bột với tổng công suất 2,4 triệu tấn tinh bột sắn cần nguyên liệu 8,8 triệu tấn sắn củ tươi.
Diện tích sắn Việt Nam năm 2013 đạt 544,30 nghìn ha, năng suất 17,90 tấn/ ha, sản lượng 9,74 triệu tấn (FAOSTAT 2014). So với năm 2000, sản lượng sắn đã tăng 4,98 lần, năng suất sắn đã tăng gấp đôi, chủ yếu do áp dụng các giống sắn mới và quy trình thâm canh. Những giống sắn phổ biến ở Việt Nam là KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26 với tỷ lệ tương ứng 75,54 %, 5,40%, 4,50%, 3,24%, 2,70% của tổng diện tích thu hoạch sắn năm 2010 (Hoang Kim, Nguyen Van Bo et al. 2011). Giống sắn tốt đã góp phần hiệu quả nâng cao năng suất thu nhập cho các nông hộ và mở rộng ngành hàng sắn Việt Nam (Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim và tập thể 2013c, Hoang Kim et al. 2014).
Giống sắn tốt đã góp phần hiệu quả trong sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim và tập thể 2013c). Sản xuất sắn cấp thiết đòi hỏi tiếp tục chọn tạo và phát triển những giống sắn mới phù hợp với chế biến nhiên liệu sinh học và tinh bột để bổ sung và thay thế cho giống sắn công nghiệp KM94 tuy năng suất cao thích ứng rộng nhưng hiện bị thoái hóa, nhiễm bệnh chồi rồng làm giảm năng suất và nhược điểm cây cao, tán không gọn, chỉ số thu hoạch thấp, khó tăng mật độ trồng. Đề tài “Đánh giá và tuyển chọn giống sắn làm nguyên liệu sản xuất tinh bột và nhiên liệu sinh học” mục tiêu nhằm xác định được giống sắn tốt có năng suất củ tươi, năng suất bột và năng suất sắn lát khô cao, thân đẹp, nhặt mắt, tán gọn để làm nguyên liệu sản xuất tinh bột và nhiên liệu sinh học. Giống sắn KM419 đã đáp ứng tốt yêu cầu trên.
2.1. Vật liệu
Giống sắn KM419 được chọn tạo theo phương pháp phả hệ từ tổ hợp lai BKA900 x KM98-5 từ năm 2005. Giống sắn BKA900 hạt đầu
dòng có nguồn gốc EMBRAPA, Brazil nhập nội từ CIAT (Colombia) (Bảng 1).
Giấy phép nhập khẩu giống
sắn của Bộ Nông nghiệp & PTNT số 991/CV-NN-TT, Phiếu nhập khẩu số No
298491 (Hình 1) số lượng nhập nội
12.034 hạt sắn (gồm nhiều giống tại phụ lục 1). Giống BKA900 chọn từ hạt nguồn CIAT có năng suất cao hơn
giống BKA900 nhập từ CATAS.
Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp Rayong 90 x KM98-1 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chọn tạo và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv. 2010). Giống sắn KM98-5 được tạo dòng và chọn dòng tự phối theo phương pháp của CIAT. Giống sắn KM98-5 có đặc điểm thời gian thu hoạch từ 7- 10 tháng sau khi trồng. Năng suất củ tươi 27,1 -34,5 tấn/ ha, hàm lượng tinh bột 26,1-28,5% (bình quân 27,5%), năng suất tinh bột 7,8- 9,8 tấn/ ha, cao hơn đối chứng KM94 khoảng 6,3- 18,3 %. Thân hơi cong ở phần gốc, phân nhánh nhẹ, nhặt mắt, thích hợp với điều kiện sinh thái các tỉnh phía Nam. Dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng, thích hợp với chế biến và thị trường.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương
pháp lai tạo và quy trình, sơ đồ chọn tạo nhân giống sắn KM419
Giống sắn KM419 được lai tạo của tổ hợp BKA900 x KM98-5 bằng phương
pháp cổ truyền và chọn lọc theo phương pháp phả hệ. Quy trình chọn tạo giống
sắn KM419 được thực hiện theo quy
trình công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai (Hoàng Kim 2003) bao gồm tám
bước (Hình 2):
1)
Quản lý
nguồn gen và lựa chọn cặp lai;
2)
Tạo dòng bố mẹ và duy trì giống gốc;
3)
Lai hữu tính và thu hạt sắn lai tổ hợp BKA900 x KM98-5 theo phương thức thụ
phấn có kiểm soát, thu được 6.389 hạt sắn lai;
4)
Gieo ươm hạt
lai và tuyển chọn dòng F1 chọn
612 dòng.
5)
Khảo sát đơn luống SYT và tuyển sơ bộ PYT1, PYT2 đối với
45 dòng sắn tốt.
6)
So sánh giống sắn NVT1, NVT2 và khảo nghiệm cơ bản RYT kiểu
khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD). Mỗi giống trồng 32 m2 ba
lần nhắc lại. Thu hoạch củ, tuyển chọn giống sắn tốt đáp ứng mục tiêu đã định
lúc 10 tháng sau trồng.
7)
Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất tại các vùng sinh thái. Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh sắn thích hợp với giống mới chọn tạo,
xác định lượng phân bón, mật độ khoảng cách trồng, thời gian thu hoạch hợp lý cho một số giống
sắn tiêu biểu trên đất đỏ và đất xám Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và Tây
Nguyên, phương thức xen canh sắn lạc và các cây họ đậu, xây dựng mô hình trình
diễn và tập huấn cho mạng lưới cộng tác viên.
8)
Sản xuất và cung ứng giống sắn gốc cho trên 360 ha cho các công ty, dự án, mạng
lưới người nông dân giỏi.
Sơ đồ lai và
hình ảnh đặc tả giống sắn BKA900, KM98-5, KM419 được thể hiện
tại Hình
3.
2.2.2 Phương pháp khảo nghiệm và phát
triển giống sắn KM 419
Quy phạm khảo
nghiệm giống sắn: Thực hiện theo Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của
giống sắn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT. Các thí nghiệm đều được bố trí chính quy theo kiểu khối hoàn toàn
ngẫu nhiên (Random Completed Block Dezign – RCBD), một hoặc hai yếu tố, ba lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 8m x 4m = 32 m2.
Công thức phân bón cho sắn là 10
tấn phân chuồng + 90 kg N + 60 kg P2O5 + 120 kg K2O (kg/ha), mật độ trồng
10.000 - 12.500 cây/ ha.
Cách chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật: 1) Thực hiện sáu yếu tố liên kết thành công 6M, mười
biện pháp chính để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp 10T và liên kết bốn
nhà; 2). Thiết lập mô hình canh tác sắn bền vững cùng nông dân đánh giá giống
và kỹ thuật canh tác trực tiếp trên đồng ruộng (Establishment of Demonstration
Fields and FPR-Farmer Participatory Research) 3) Bảo tồn và phát triển sắn theo
hướng bền vững (Hoàng Kim, Nguyễn Văn Bộ và tập thể 2013c).
Chỉ tiêu theo
dõi và xử lý phân tích thống kê: Hệ
thống chỉ tiêu đánh giá theo phương pháp chuẩn của CIAT. Xác định hàm lượng
tinh bột bằng cân chuyên dùng Reinmahn. Sử dụng các phần mềm MSTATC, SAS 9.1 để
xử lý Anova và phân hạng các số liệu thống kê theo Duncan ở mức ý nghĩa 1% hoặc
5% dựa trên kết quả để đánh giá giống sắn. Phân tích tính thích nghi và chỉ số
ổn định của các giống sắn theo mô hình của Eberhart và Russel (1966)
2.2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện.
Việc nhập nội nguồn gen và lai tạo giống do TS. Hoàng Kim chủ trì thực hiện tại IAS thuộc dự án giống
Bộ Nông nghiệp & PTNT “Phát triển giống sắn 2001-2005” (Hoang Kim 2007, 2008,
2010a, 2010b).
Công tác tạo dòng và chọn giống sắn
được thực hiện tại NLU thuộc đề tài thường xuyên Bộ Giáo dục và Đào tạo“Tuyển
chọn các dòng sắn lai đơn bội kép nhập nội từ CIAT 2007-2008” (Hoàng Kim và tập thể 2009). Từ kết quả
đánh giá 98 giống sắn triển vọng đã chọn được giống sắn KM419 (Hoang Kim et al. 2010).
Khảo
nghiệm giống sắn tác giả, xây dựng
mô hình và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh giống sắn KM419 tại vùng
sinh thái Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc các đề tài: IAS “Tuyển chọn giống và hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng sắn đạt năng suất
cao ổn định tại Tây Nguyên 2004-2006” (Trần Công Khanh, Hoàng Kim 2007); CIAT-VAAS-NLU “Khai thác cây nhiên
liệu sinh học chịu hạn sắn, jatropha, lúa miến, để nâng cao sinh kế và thu nhập
cho các nông hộ sản xuất nhỏ ở Việt Nam 2009-2010” (Hoang Kim, Nguyen Van
Bo, Rod Lefroy et al. 2011). SHT “Xây dựng mô hình
sản xuất sắn theo hướng bền vững tại tỉnh Đăk Lăk” (Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Minh Anh, Hoàng Kim và ctv.
2013). HUAF “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh, rãi vụ
nhằm phục vụ cho việc phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên” (Nguyễn Thị Trúc
Mai, Nguyễn Minh Hiếu và Hoàng Kim 2014).
Khảo nghiệm giống sắn Quốc gia thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước “Đánh giá và
tuyển chọn giống sắn làm nguyên liệu sản xuất tinh bột và nhiên liệu sinh học”.
Kết quả khảo nghiệm giống sắn KM419, xây dựng mô hình và nghiên cứu biện pháp
kỹ thuật thâm canh giống sắn KM419 với các giống sắn mới tạo tuyển được công bố
tại “Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống
sắn tại bốn vùng sinh thái 2011-2013” (Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Trọng Hiển,
Nguyễn Thị Cách, Hoàng Kim 2014) và các luận văn thạc sĩ đã hoàn thành: Đánh giá và tuyển chọn giống sắn làm nguyên liệu sản xuất tinh bột và
nhiên liệu sinh học (Nguyễn Thị Lệ
Dung 2011); “Xác định giống sắn năng suất
cao và lượng phân bón NPK thích hợp cho canh tác sắn tại vùng Đông Nam Bộ”
(Đào Trọng Tuấn 2013); “Khảo nghiệm giống
sắn và xác định lượng phân kali, khoảng cách trồng thích hợp cho giống sắn
KM419 tại Tây Ninh” (Nguyễn Minh Cường 2014) .
3. Kết qủa và thảo luận
3.1 Đánh giá nguồn gen giống sắn, đặc
điểm giống sắn KM419
Nguồn gen giống sắn tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) năm 2008
có tổng số 344 mẫu giống sắn, trong đó có 31 giống sắn địa phương, 38 giống sắn
tác giả triển vọng, 275 giống sắn tuyển chọn (từ 96.148 hạt sắn lai nhập nội của CIAT, 37.210 hạt sắn lai hữu tính
tạo dòng đơn bội kép tại Việt Nam theo
phương pháp CIAT bởi Letini, Z. and H. Ceballos. 2003, Ceballos, H. et al.
2007, và 6.240 hạt sắn chiếu xạ đột biến bằng tia Gamma nguồn Cobalt 60)
(Bảng 1).
Kết quả đánh giá nguồn gen 98 giống sắn tuyển chọn (Phụ lục 1) đã
xác định được 12 giống sắn triển vọng, trong đó có giống sắn KM419 (Bảng 2) đạt năng suất sắn lát khô, năng suất sắn củ tươi, năng suất tinh
bột vượt trội hơn hẵn so với giống sắn KM94 (Hoàng Kim và ctv. 2009, Hoang Kim et al. 2010)
3.2 Đặc điểm chọn lọc của giống sắn KM419 (ở Bảng 3 và Hình 3).
3.3. Kết quả khảo nghiệm tác giả
Kết quả khảo nghiệm cơ bản chín
giống sắn triển vọng tại đất xám Tây Ninh, đất nâu vàng Đồng Nai và đất đỏ Đồng
Nai năm 2011 (Bảng 4, Bảng 5, Bảng 6)
đã xác định được năm giống sắn tốt triển vọng cho vùng Đông Nam Bộ là KM419, KM414,
KM397, KM325, KM228. Giống sắn KM419 đạt năng
suất củ tươi 45,9 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 17,7 tấn/ha, năng
suất tinh bột 13,1 tấn/ha, dạng cây đẹp, thẳng, tán gọn, nhặt mắt, củ đồng đều
được nông dân ưa chuộng hơn cả (Nguyễn Thị Lệ Dung 2012).
Kết quả khảo nghiệm
cơ bản mười giống sắn tại hai thí nghiệm ở nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước
(Bảng 7, Bảng 8) đã xác định được
sáu giống sắn KM419, KM414, KM140, KM397, KM444, KM325, HB60 đạt năng suất củ
tươi, năng suất sắn lát khô, năng suất tinh bột vượt trội hơn hẵn giống sắn
KM94. Giống sắn KM419 dẫn đầu năng suất cả hai thí nghiệm, ít bệnh, thích hợp
trồng dày.
Kết
quả khảo nghiệm cơ bản tám giống sắn triển vọng trên đất nâu vàng Phú Yên (Bảng 9): Giống sắn KM419 đạt năng
suất củ tươi 34,90 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 13,80 tấn/ha, hàm
lượng tinh bột 27,35%, năng suất tinh bột 9,54 tấn/ha, chỉ số thu hoạch cao
63,9%, dạng cây đẹp, cây thẳng tán gọn, nhặt mắt, củ đồng đều. Giống sắn KM419
triển vọng nhất, được nông dân ưa chuộng (Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim 2014).
Kết
quả khảo nghiệm cơ bản tám giống sắn triển vọng trên đất đỏ và đất nâu vàng Eakar và Krông Bông (Đăk Lăk) (Bảng 10 và Bảng 11): Giống sắn KM419 có năng suất củ tươi, năng
suất tinh bột và năng suất sắn lát khô cao nhất, khác biệt rất có ý nghĩa, vượt trội hơn hẵn năng suất
tinh bột
so với giống đối chứng KM94, thích hợp cho chế biến tinh bột. Giống sắn KM419 đã được tuyển chọn để xây dựng mô hình thâm
canh và bổ
sung vào bộ giống sắn hiện tại.
(Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Minh Anh, Hoàng Kim 2013).
3.4. Kết quả khảo nghiệm quốc gia
Kết quả khảo nghiệm quốc gia 14 giống sắn trên đất đỏ và đất
xám Đồng Nai năm 2011 và năm 2012, Bảng
12 và Bảng 13 cho thấy:
Năm giống sắn tốt triển vọng SVN5 (KM419), SVN1 (KM414), SVN2 (KM397), SVN3 (KM325) và SVN7 (KM444=HL2004-18) được tuyển chọn qua hai vụ khảo nghiệm quốc gia tại Đồng Nai. Giống sắn KM419 dẫn đầu năng suất củ tươi 40,2 - 46,3 tấn/ ha, năng suất tinh bột 11,9 - 13,2 tấn bột/ha.
Kết quả khảo nghiệm bộ giống sắn
Quốc gia tại Trảng Bom, Cẩm Mỹ (Đồng Nai) và Bù Đăng (Bình Phước) trong đề tài Đào Trọng Tuấn 2013: “Xác định bộ
giống sắn năng suất cao và lượng phân bón NPK thích hợp cho canh tác sắn ở vùng
Đông Nam Bộ” tại Bảng 14, Bảng 15 và Bảng 16 đã cho thấy:
Hai giống sắn KM419 (SVN5) và KM444 (SVN7= HL2004-28) có năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột và tỷ lệ sắn lát
khô cao, dạng thân thẳng, tán gọn, củ đều là hai giống tốt nhất được tuyển chọn
để bổ sung vào bộ giống sắn hiện tại.
Kết quả khảo nghiệm bộ giống sắn Quốc gia tại Tây Ninh trong đề tài Nguyễn Minh Cường 2014:“Tuyển chọn giống sắn và xác định lượng phân kali, khoảng cách trồng thích hợp cho giống sắn KM419 tại Tây Ninh” cũng kết luận: KM419, KM444 và KM397 là ba giống sắn tốt nhất (Bảng 17).
“Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống sắn tại
bốn vùng sinh thái năm 2011-2013”, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Trọng Hiển,
Nguyễn Thị Cách, Hoàng Kim 2014 đã xác định:
Các giống sắn có tiềm năng đạt năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột cao
thích hợp với vùng trung du, miền núi phía Bắc: HL2004-28; HL2004-32; KM419; vùng
Bắc Trung Bộ HL2004-28; KM419; HL2004-32; vùng Nam Trung Bộ: HL2004-28;
OMR35-8, GM155-7 vùng Đông Nam Bộ: KM419; HL2004-28; KM414. Trong các giống sắn
có tiềm năng, giống sắn KM419 luôn dẫn đầu về năng suất tại vùng Đông Nam Bộ và
được nhân rộng trong sản xuất ở các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Phú Yên, Đăk Lăk,
Bình Phước, Ninh Thuận ...
3.5 Kết quả khảo nghiệm sản xuất
Tại ba tỉnh Đồng Nai, Tuyên Quang, Nghệ An năm 2013, kết quả khảo nghiệm sản xuất giống sắn KM419 được thể hiện ở Bảng 18. Trên quy mô sản xuất rộng, giống sắn KM419 đã đạt năng suất củ tươi 39,0 - 43,0 tấn/ ha, bình quân 40, 8 tấn/ ha vượt 27,8% so với giống sắn KM94 năng suất 31,9 tấn/ ha.
Tại ba tỉnh Đồng Nai, Tuyên Quang, Nghệ An năm 2013, kết quả khảo nghiệm sản xuất giống sắn KM419 được thể hiện ở Bảng 18. Trên quy mô sản xuất rộng, giống sắn KM419 đã đạt năng suất củ tươi 39,0 - 43,0 tấn/ ha, bình quân 40, 8 tấn/ ha vượt 27,8% so với giống sắn KM94 năng suất 31,9 tấn/ ha.
Tại
tỉnh Đăk Lăk,
giống sắn KM419 được khảo nghiệm sản xuất và xây dựng mô hình trên quy mô 12 ha ở các xã Cư Pui, Hòa
Phong, Cư Kty (huyện Krông Bông), Ea Tyh, Ea Sar (huyện
Ea kar) từ tháng 6/ 2012 đến tháng 6/ 2013. Kết quả Hình
4 và
Bảng 19 cho thấy:
Giống sắn KM419 của 12 nông hộ đã đạt năng suất thực tế 20,0-46,5 tấn/ ha, bình quân 38,83 tấn/ha, vượt 71,58% so với giống sắn KM94 (đạt bình quân 22,62 tấn/ha). Lãi thuần trồng sắn KM419 ở Đăk Lăk đạt bình quân 32,93 triệu đồng/ ha, tỷ suất lợi nhuận bình quân 0,89. (Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Minh Anh Hoàng Kim và tập thể 2013).
Tại ba tỉnh Tây Ninh, Phú Yên, Ninh Thuận năm 2013, kết quả khảo nghiệm sản xuất sắn giống KM419 được thể hiện ở Bảng 20 và Phụ lục 5. Trên quy mô sản xuất rộng, giống sắn KM419 đã đạt năng suất bình quân 41,6 tấn/ ha, vượt 30,4% so với giống sắn KM94 năng suất 31,9 tấn/ ha.
Tây Ninh là tỉnh điển hình chuyển đổi diện tích sắn
KM419 mang lại bội thu năng
suất và sản lượng sắn (Bảng 21). Toàn tỉnh Tây Ninh hiện trồng
giống sắn KM419 chiếm trên 50 % tổng diện tích sắn , còn lại là KM94, KM98-5.
Giống sắn KM419 được sản xuất nhân lên rất nhanh
chóng và hiện đã trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú
Yên, … với tổng diện tích thu hoạch năm 2013 trên 50.000 ha. Hình 5: Khảo
nghiệm sản xuất và xây dựng mô hình
KM419 tại các địa phương. Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh trên đã đề nghị công nhận chính thức giống sắn KM419
đặc cách (Phụ lục 6).
Tuyển chọn giống sắn năng suất bột cao và chuyển giao kỹ thuật
thâm canh sắn thích hợp tại tỉnh Phú Yên
4. Kết luận và đề nghị
4.1 Kết luận
Giống sắn KM 419 là con
lai của tổ hợp BKA900 x KM 98-5. Giống sắn KM419 có đặc điểm: thời gian sinh trưởng 7-10 tháng, năng suất củ tươi 34,9-54,9 tấn / ha, hàm lượng tinh
bột 27,6 - 30,7%,
năng suất tinh bột 10,1 -15,8 tấn /ha, (so với KM94 đạt năng suất
củ tươi 25,6- 34,0 tấn/ ha, hàm lượng tinh bột 25,0- 28,3 %, năng suất tinh bột
6,4-9,5 tấn/ ha). Giống sắn KM419 có
chiều cây cao vừa phải, thân thẳng, tán gọn, nhặt mắt, lá
xanh đậm, ngọn xanh, cọng phớt đỏ, dạng củ đồng đều,
thịt củ màu trắng, rất thích hợp với chế biến và thị trường, nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh
cháy lá. Giống sắn KM419 có
tính thích nghi rộng, được nông dân các địa phương ưa chuộng và phát triển
nhanh trong sản xuất. Nhược điểm của giống sắn KM419 là nhiễm bệnh đốm nâu lá
nhẹ đến trung bình và yêu cầu thâm canh nên đầu tư lượng phân bón 8-10 tấn phân hữu cơ + 120
N + 60 P2O5 + 120 K2O (kg/ha)/ha và trồng sắn
KM419 với khoảng cách 0,8 m x 0,8 m (mật độ 15.625 cây/ha) hoặc 1,0m x
0,7m (mật độ 14.000 cây/ha) xen thêm hai
hàng lạc để đạt hiệu quả kinh tế.
4.2. Đề nghị
5. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2011. QCVN01-61: 2011/
BNN PTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống sắn.
2. Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim, Lê Quốc Doanh, Trần Ngọc Ngoạn,
Bùi Chí Bửu, Rod Lefroy, Lê Huy Hàm, Mai Thành Phụng, Trần Viễn Thông 2013. Sắn Việt Nam thành tựu và
bài học. Trong tài liệu DIỄN
ĐÀN KHUYẾN NÔNG @ NÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 11
- 2013 Chuyên đề “Một số giải pháp pháp phát
triển sắn bền vững” do Trung tâm
Khuyến Nông Quốc Gia phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT tổ chức tại Trung
tâm học
tập sinh hoạt thanh thiếu nhi
tỉnh Tây Ninh, ngày 26/8/2013
3. Chính phủ Việt Nam 2010. Lễ
trao giải tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 19.1. 2010 Bản tin tiếng Anh và hình ảnh
liên quan đến Giống sắn KM140, giải pháp khoa học công nghệ đoạt giải Nhất, Hội
thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC.
4. Cây Lương thực 2012a. Mười kỹ
thuật thâm canh sắn (Quy trình canh tác sắn KM419) http://cayluongthuc.blogspot.com/2012/07/muoi-ky-thuat-tham-canh-san.html
5. Cây Lương thực 2012b. Địa
chỉ xanh trồng mì cao sản KM419 ở Đăk Lăk http://cayluongthuc.blogspot.com/2012/10/ia-chi-xanh-trong-mi-cao-san-km419-o-ak.html
6. Nguyễn Minh Cường 2014. Tuyển
chọn giống sắn và xác định lượng phân kali, khoảng cách trồng thích hợp cho giống sắn KM419 tại Tây Ninh. Luận văn thạc
sỹ chuyên ngành Trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, 147 trang.
7. Nguyễn Thị Lệ Dung 2012. Đánh giá và tuyển chọn giống sắn làm nguyên
liệu sản xuất tinh bột và nhiên liệu sinh học. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Trồng trọt,
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, 140 trang.
8. Hoang Kim, Le Huy Ham, Manabu Ishitani, Hernan
Ceballos, Nguyen Van Bo, Tran Ngoc Ngoan, Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Rod
Lefroy, Nguyen Phuong, Hoang Long, Nguyen Thi Le Dung, Tran Cong Khanh, Vo Van
Quang, Dao Trong Tuan, Nguyen Minh Cuong, Nguyen Van Vu and Nguyen Van Dong
2013b. Vietnam
cassava breeding overview: the broad perspective. Presentation to Kickoff
Meeting of a Cooperative Research Project under the East Asia Joint Research
Program (e-ASIA JRP) at AGI, Hanoi on Jan.8 and 9, 2013.
9. Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn
Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn
Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách,
Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm Hernan Ceballos, Manabu Ishitani 2013. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM419. Trong tài liệu: Trong tài liệu DIỄN ĐÀN KHUYẾN NÔNG @ NÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 11 - 2013 Chuyên đề “Một số giải pháp pháp phát triển sắn bền vững” do Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia phối hợp với Sở
Nông nghiệp &PTNT tổ chức tại Trung tâm học tập sinh hoạt thanh
thiếu nhi tỉnh Tây Ninh, ngày
26/8/2013;
và trong tài liệu Hội nghị Khoa học Khoa Nông học 2012, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, ngày
20.12.2012. Trang 186-195
10. Hoang Kim, Nguyen Van Bo, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Hernan
Ceballos, Nguyen Phuong, Tran Cong Khanh, Nguyen Trong Hien, Hoang Long, Vo Van
Quang, Nguyen Thi Thien Phuong, Nguyen Thi Le Dung, Bui Huy Hop, Trinh Van My,
Le Thi Yen, 2011. Cassava for biofuel in Vietnam. Paper presented at
IFAD/ICRISAT Project Final Meeting “ Harnessing
water –use efficient bio-energy crops for enhancing livelihood opportunities of
smallholder farmers in Asia, Africa and Latin America" “Linking the poor
to global markets: Pro-poor development of biofuel” supply chains Ho Chi
Minh city, 14-15 April 2011.
11. Hoang Kim, Nguyen Van Bo, Hoang Long, Nguyen Trong
Hien, Hernan Ceballos and Reinhardt R.H., 2010. Current
situation of cassava in Vietnam. In: A
New Furture for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the
Poor, 8th Asian Cassava Research Workshop October 20 – 24, 2008 in
Vientiane, Lao PDR.p. 100-112.
12. Hoang Kim, Nguyen
Phuong, Hoang Long, Tran Cong Khanh, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Tin Maung Aye and Reinhardt Howeler 2010. Recent progress in cassava breeding and the selection of improved
cultivars CIAT, 2010. In: A
new Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the
Poor. Proc. 8 th Regional Workshop, held in Vientiane, Lao PDR. Oct 20 - 24, 2008, papers 223 - 233.
13. Hoàng Kim, 2009. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ: Tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép nhập nội từ CIAT. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, 125 trang
14. Hoang Kim, Nguyen Van Bo, Reinhardt
R,H, and Hernan C., 2008. Current Situation of Cassava in Vietnam and
the selection of cassava doubled haploid (DH) lines derived from CIAT. In: Cassava
meeting the challenges of the new millennium hosted by IPBO- Ghent
University, Belgium 21-25 July 2008. SP03-16. pp. 63
15. Hoang Kim, Tran Ngoc Ngoan, Trinh Phuong Loan, Bui Trang Viet, Vo Van
Tuan, Tran Cong Khanh, Tran Ngoc Quyen and Hernan Ceballos 2007. Genetic improvement of cassava in Vietnam:
Current status and future approaches. In: CIAT
2007, Cassava research and development in Asia. Exploring New Opportunities for
an Ancient Crop. R.H. Howeler (Ed.). p. 118-124
16. Hoàng Kim, 2003. Công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai.
Trong sách: Công nghệ giống cây trồng,
giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp, tập 2. GS. Ngô Thế Dân, TS. Lê Hưng
Quốc (Chủ biên), trang 95-108
17. Kazuo Kawano 2009. Cassava and Vietnam:
Now and Then (Cassava and Vietnam: Kazuo Kawano and NHK TV Trips Report)
18. Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu,
Hoàng Kim 2014. Nghiên cứu biện pháp kỹ
thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất cây sắn tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú
Yên. Tạp chí Nông nghiệp &Phát triển
Nông thôn số 3+4/2014, trang 76-84.
19. Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Anh,
Hoàng Kim 2014. Tuyển chọn giống sắn năng suất bột cao và chuyển giao kỹ thuật thâm canh sắn thích hợp tại tỉnh Đăk Lắck. Tạp chí Nông nghiệp Phát triển
Nông thôn (đang in). Báo cáo Tổng kết Dự án:
Xây dựng mô hình sản xuất sắn theo hướng bền vững tại tỉnh Đắc Lăk . Tài liệu
kèm băng DVD và tờ bướm
Quy trình kỹ thuật canh tác sắn, Sở Nông nghiệp &PTNT Đăk Lak, 68 trang;
http://cayluongthuc.blogspot.com/2013/07/xay-dung-mo-hinh-san-xuat-san-theo.html
http://cayluongthuc.blogspot.com/2013/07/xay-dung-mo-hinh-san-xuat-san-theo.html
20. Morante and J.
Lopez. 2007b. The use of
doubled-haploids in cassava breeding. In: R.H. Howeler
(Ed.). Cassava Research and Development
in Asia. Exploring New Opportunities for an Ancient Crop. Proc. 7th
Regional Workshop, held in Bangkok.
Thailand. Oct
28-Nov 1, 2002. pp.150-160. http://www.ciat.cgiar.org/asia_cassava
21. Trần
Ngọc Ngoạn, Nguyễn Trọng Hiển, Nguyễn Thị Cách, Hoàng Kim 2014. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống sắn tại
bốn vùng sinh thái năm 2011-2013, Tạp chí Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (đang in)
22. Đào Trọng Tuấn 2013. Xác định giống sắn năng suất cao và lượng
phân bón NPK thích hợp cho canh tác sắn tại vùng Đông Nam Bộ. Luận văn thạc
sỹ chuyên ngành Trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, 135 trang.
Video yêu thích
Cassava in Vietnam: Save and Grow
Tây Ninh hướng đến thâm canh cây mì bền vững
Cassava in Vietnam: Save and Grow DakLak 1
Đăk Lăk hướng đến thâm canh sắn bền vững
Cassava in Vietnam: Save and Grow DakLak 2
Đăk Lăk hướng đến thâm canh sắn bền vững
Cassava in Vietnam: Save and Grow DakLak 3
Đăk Lăk hướng đến thâm canh sắn bền vững
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
1 nhận xét:
xin hỏi các thông số đặc điểm về giống km 419 này có thể cung cấp được không?.
em muốn biết thêm như về:
hệ số cây trồng?
thời gian phát triển từng giai đoạn?
chiều sâu rễ,chiều cao cây trồng?
hệ số đáp ứng năng suất?
em đang cần thông tin cho học tập.
xin cảm ơn ạ?
Đăng nhận xét