CÂY LƯƠNG THỰC. Trang Tin Nông nghiệp Việt Nam thu thập hệ thống tin nông nghiệp trên các báo tiếng Việt. Chuyên mục: Cây Lương thực , lúa, ngô, khoai, sắn. Tin nổi bật: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, Ly nông và giải pháp tam nông, Tin Nông nghiệp Việt Nam 15; 16; 17; 18; 19; 20; (tin mới nhất bấm vào đây)
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện
(TTXVN) Sáng 14.3, tại Trụ sở T.Ư Đảng, Bộ
Chính trị đã họp cho ý kiến về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết
T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng chủ trì cuộc họp.
Tại buổi làm việc, Tổng bí thư đề nghị các cấp ủy, chính quyền xác định rõ và tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nhất là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với từng vùng, miền, địa phương để phát huy tối đa lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hướng tới mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, giữ gìn, bảo đảm môi trường sinh thái. Các cấp, ngành cần khẩn trương ban hành và hướng dẫn đầy đủ, đồng bộ các cơ chế, chính sách đã được nêu trong nghị quyết và chương trình hành động của Chính phủ; tiếp tục điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với thực tiễn; đồng thời tìm mọi cách huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Về xây dựng nông thôn mới, Tổng bí thư nhấn mạnh đây là chủ trương tốt, được lòng dân và đang thành phong trào, cần tiếp tục kiên trì thực hiện.
Bộ Chính trị thống nhất sẽ ban hành Kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ly nông và giải pháp tam nông
Trần Hữu Hiệp Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ
(TBKTSG) - Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất nước, nhưng hiện có một bộ phận không nhỏ nông dân, nhiều nhất là những người trẻ bỏ ruộng đồng, di cư lên thành thị để mưu sinh.
Thực trạng này cần được nhìn nhận trên cả hai mặt, tích cực và tiêu cực
của nó. Nên xem đây là một chỉ dấu quan trọng để rà soát lại kết quả
triển khai các chủ trương lớn về tam nông, về xây dựng nông thôn mới,
giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nhằm có chủ
trương, cơ chế, chính sách và hệ thống giải pháp thích hợp cho vùng này.(TBKTSG) - Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất nước, nhưng hiện có một bộ phận không nhỏ nông dân, nhiều nhất là những người trẻ bỏ ruộng đồng, di cư lên thành thị để mưu sinh.
Chỉ dấu để rà soát chính sách tam nông
Xét trên bình diện chung, thì sự dịch chuyển lao động giữa khu vực nông
thôn và đô thị trong quá trình phát triển là một tất yếu. Nó đã, đang
và sẽ tiếp tục diễn ra trong mối quan hệ giữa các đô thị và khu vực nông
thôn trong vùng, giữa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - là một vùng
nông nghiệp lớn nhất nước - với TPHCM và một số tỉnh miền Đông Nam bộ có
tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa nhanh. Cũng phải thừa nhận
mặt tích cực của sự dịch chuyển lao động nông thôn ra thành thị. Ngoài
việc nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống gia đình nông thôn, đáp ứng
nhu cầu lao động tập trung, khan hiếm ở các đô thị, nó còn giúp nông dân
có thêm nghề mới, hình thành và phát triển thêm các loại hình dịch vụ
nông thôn.Cần những sửa đổi cực kỳ mạnh dạn để chuyển đổi nông nghiệp sang một mô hình khác, chứ cứ lắt nhắt một ít chính sách trợ giúp tạm trữ, một ít chính sách hỗ trợ vốn, một vài dự án hỗ trợ khoa học kỹ thuật... có tính đối phó, theo đuôi thiệt hại như vừa qua thì rõ ràng không ăn thua. |
Thực trạng đó đang đặt ra bài toán cần lời giải căn cơ, không chỉ đơn thuần là việc quản lý dân cư về mặt hành chính hay chỉ xem xét, giải quyết về mặt xã hội, mà cần lời giải tổng thể, phải tính đến các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế liên quan đến nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới; các giải pháp, cách thức thực thi hiệu quả, thiết thực hơn.
Người trồng lúa đang nghèo đi trên vựa lúa?
Cần phải khẳng định là vùng ĐBSCL đã đạt được những thành tựu ấn tượng
về giảm nghèo. Trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước, toàn vùng không có
địa phương nào. Sự tăng trưởng về kinh tế, đặc biệt là sự phát triển
nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL và ổn định xã hội đã mang lại sự cải
thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của số đông người dân. Số hộ nghèo
trong vùng liên tục giảm, hiện nay còn khoảng 8%, tuy còn cao hơn các
vùng miền khác, nhưng thấp hơn Tây Bắc và Tây Nguyên. Đáng chú ý là tỷ
lệ và số hộ cận nghèo của vùng này cao nhất so các vùng, miền khác.Làm sao để hạt gạo không bị cắn chia làm tám phần, con cá tra, cây mía không bị chặt làm nhiều khúc, để phần của người nông dân được nhận phải tương xứng với công sức họ bỏ ra. |
Nghịch lý vẫn đang diễn ra khi mà tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chưa giảm tương ứng với tỷ lệ tăng sản lượng lúa được cha mẹ chúng làm ra. Người nông dân không định được từ giá thành đến giá bán các sản phẩm nông nghiệp của mình. Thực tế là, thu nhập của những người tạo ra kỳ tích cho nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang bấp bênh theo giá cả thị trường. Một kết quả nghiên cứu về “Chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo” cho thấy, với bình quân đất sản xuất hiện tại, một gia đình thuần nông không thể làm giàu. Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, nên 30% lợi nhuận của nông dân (nếu có) chia cho số nhân khẩu trong hộ còn thấp hơn mức thu nhập một đô la Mỹ/người/ngày! Đó là những vấn đề gốc rễ của tình trạng “ly nông” đang diễn ra đáng lo ngại gần đây.
Định vị lại cuộc mưu sinh
Đã có nhiều phân tích, cảnh báo về tình trạng ly nông. Ở ĐBSCL, miếng
ruộng, mảnh vườn, ao cá đã bao đời gắn bó với người nông dân. Đất đai ở
đây không chỉ là tư liệu sản xuất chủ yếu, nó còn là không gian sáng
tạo, sản sinh ra nền văn minh sông nước miệt vườn, cốt cách chân chất,
thật thà của người dân; nếu tách rời với những người nông dân cần cù,
sáng tạo, chịu khó, thì nó sẽ không còn là không gian của lao động sản
xuất và không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng,
trong điều kiện kinh tế thị trường, người nông dân không chỉ là những
người cần cù, lao động giỏi, mà còn phải là những người làm ăn giỏi;
không chỉ biết làm ra nhiều lúa gạo, mà còn phải biết làm ra nhiều giá
trị lợi nhuận để làm giàu.Để làm được điều đó, cần có nhiều hơn nữa các cơ chế, chính sách hỗ trợ tam nông và được thực thi có hiệu quả. Các vấn đề đất đai, khoa học kỹ thuật cho sản xuất hàng hóa lớn ở khu vực nông nghiệp, nông thôn đang cần sự sửa đổi cực kỳ mạnh dạn để chuyển đổi nông nghiệp sang một mô hình khác, chứ cứ lắt nhắt một ít chính sách trợ giúp tạm trữ, một ít chính sách hỗ trợ vốn, một vài dự án hỗ trợ khoa học kỹ thuật... có tính đối phó, theo đuôi thiệt hại như vừa qua thì rõ ràng không ăn thua.
Người nông dân cần được giải phóng gánh nặng bằng kiến thức của người kinh doanh. Đào tạo nghề nông nghiệp, tập trung nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng lúa, đào tạo nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề và tác động tích cực trở lại cho nông nghiệp, nông thôn. “Doanh nhân hóa nông dân” ĐBSCL phải được diễn ra trong không gian của nông thôn đồng bằng, trong những đặc thù của nông nghiệp, nông dân, nông thôn ĐBSCL.
Trong phiên họp thường kỳ tháng 2-2014 vừa qua, Chính phủ đã thống nhất chủ trương triển khai chương trình tín dụng hỗ trợ tam nông cho ba lĩnh vực bức xúc nhất hiện nay là: hỗ trợ đưa nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển mô hình tốt kiểu như cánh đồng lớn trong sản xuất lúa và hỗ trợ tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Chương trình này cần được triển khai đồng bộ, thực chất và đến được với người nông dân một cách hiệu quả nhất.
Tin Nông nghiệp Việt Nam 15
Tin Nông nghiệp Việt Nam 15 điểm tin nông nghiệp trên các báo tiếng Việt từ 4/3 đến 13/3/2014.
(Baodautu.vn) Chiều 12/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát và Phó Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Đồng Tiến đã chính thức gặp gỡ để họp
bàn về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, ...
|
Tuổi Trẻ | - |
TT
- Nếu đầu tư một cách bài bản, áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa toàn
bộ và có những chính sách phát triển phù hợp, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực đem lại siêu lợi nhuận, hiệu quả vượt xa những lĩnh vực sản xuất khác. Thu hoạch mía bằng máy cắt ...
TIN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM(Tin mới nhất hôm nay bấm vào đây)
TIN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM(Tin mới nhất hôm nay bấm vào đây)
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét