Lưu trữ

10/11/14

Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất


CÂY LƯƠNG THỰC. Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất. Chương 11 trong sách: CIAT/ Reinhardt Howeler 2014 Publication No. 389; Reference manual: Sustainable Soil and Crops Management of Cassava in Asia Bản dịch tiếng Việt: Quản lý đất và cây trồng bền vững đối với sắn ở châu Á, sách hướng dẫn từ nghiên cứu đến thực hành. Tác giả Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye. Chủ biên dịch Hoàng Kim với sự cộng tác của Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai (xem bản tiếng Anh tại đây) 

TÓM TẮT CHƯƠNG 11

Ở nhiều nơi trên thế giới, sắn được trồng mà không bón phân hóa học vì thiếu phân bón hoặc quá tốn kém. Trong trường hợp đó, người nông dân thường cố gắng duy trì độ phì của đất thông qua các cách thức sinh học như  du canh, nông lâm kết hợp, luân canh, bón phân xanh, che phủ đất, trồng theo băng, trồng xen, bón phân chuồng, phân hữu cơ. Nhìn chung, những cách thức sinh học là phù hợp ở những nơi lao động có sẵn và giá rẻ, những nơi không có phân hóa học hoặc đắt tiền, hoặc trong các hệ thống nông nghiệp thâm canh. Cách thức sinh học được sử dụng không chỉ bổ sung cho việc bón phân hóa học mà còn làm tăng hàm lượng chất hữu cơ của đất, cải thiện cấu trúc đất, độ phì nhiêu của đất, sự ổn định tính chất lý hóa tính của đất, khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng và thoát nước.



Những kết luận của chương 11:  


Sắn là đối thủ cạnh tranh yếu và bị hại nghiêm trọng nếu phải cạnh tranh với cỏ dại, cây xen hoặc cây che phủ, đặc biệt ở giai đoạn mới trồng do sắn chậm tăng trưởng ban đầu.

Trồng xen: Sắn trồng xen với các cây lương thực ngắn ngày khi quản lý tốt thì đất được che phủ nhanh hơn làm giảm sự mất đất do xói mòn. Việc trả lại cho đất thân lá của các cây trồng xen có xu hướng làm tăng chất hữu cơ. Sắn nếu trồng xen với cây họ đậu thì cây đậu có thể đóng góp  đạm cố định từ không khí. Sắn và cây trồng xen muốn duy trì được năng suất cao cần bón đủ phân.


Trồng băng cây đậu (leguminous hedgerow) dường như có tác dụng mang lại lợi ích lâu dài lớn nhất về năng suất sắn và độ phì của đất trong số các giải pháp sinh học đề cập. Sau khi thành lập, các băng cây đậu ít đòi hỏi bảo dưỡng ngoài việc cắt tỉa thường xuyên và chúng có thể tồn tại ít nhất là 15-20 năm mà không cần trồng lại. Bên cạnh việc cải thiện độ phì của đất, phần cắt tỉa khi phủ lên mặt đất sẽ giúp kiểm soát cỏ dại và xói mòn, làm giảm nhiệt độ bề mặt đất, và tăng độ ẩm của đất



Bón phân thương mại kết hợp với phân chuồng hoặc phân hữu cơ.  Cách thức sinh học được khuyến khích là sử dụng phân bón thương mại kết hợp với phân chuồng hoặc phân hữu cơ và nếu sâu bệnh không phải là vấn đề quan trọng thì nên trả lại cho đất tất cả thân lá sắn và cây xen để trả lại cho đất chất hữu cơ và dinh dưỡng cây trồng.

Cây phủ đất. Hầu hết các cây che phủ lâu năm sẽ cạnh tranh mạnh với sắn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, dẫn đến năng suất sắn thấp. Hầu hết các cây phân xanh trồng xen hoặc cây trồng xen dài ngày cũng có xu hướng giảm năng suất sắn.


Cây phân xanh mang lại ích lợi nhiều nhất là khi chúng được trồng kết hợp với trồng sắn, nhưng chỉ ở những nơi có mùa mưa kéo dài đủ cung cấp độ ẩm cho đất suốt cả chu kỳ tăng trưởng của sắn.


Cây che phủ như cỏ tự nhiên, cây họ đậu,… được cắt và phủ lên đất trước khi trồng sắn để canh tác tối thiểu cũng có tác dụng tương tự.


Du canh trong quá khứ đã được thực hiện khi đất còn màu mỡ và không có cách nào khác tốt hơn để phục hồi độ phì nhiêu của đất sau nhiều năm khai thác. Tuy vậy, ở thời gian hiện tại, đất canh tác ở hầu hết các nước đã khan hiếm và không còn đủ đất cho thời gian hoang kéo dài là rất cần thiết để duy trì độ phì nhiêu của đất.
Độ phì nhiêu của đất có thể được khôi phục ít nhất một phần bởi các giải pháp sinh học được thảo luận trên đây, nếu không có sẵn phân hóa học hoặc quá tốn kém.


CHƯƠNG 11

CÁCH THỨC SINH HỌC ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT VÀ CẢI THIỆN ĐẤT



Du canh

             Tại nhiều vùng nhiệt đới, nông dân cố gắng duy trì độ phì nhiêu của đất theo cách thức du canh hay còn gọi là hệ thống "chặt đốt rừng làm rẫy".  Sau nhiều năm canh tác, với cách thức du canh, đất được trở về hoang hóa hoặc thành đất rừng khoảng 10-20 năm để đất tạm nghỉ và bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong suốt chu kỳ sản xuất. Thế nhưng do dân số tăng nhanh và sự tăng áp lực đất, gần đây, khoảng thời gian đất bỏ hóa bị rút ngắn dần trong khi chu kỳ trồng trọt và cường độ khai thác đất ngày càng tăng.



            Sự nghiên cứu được thực hiện trên đất rất nghèo và suy thoái ở miền nam Colombia đã chỉ ra rằng thời gian đất bỏ hóa đã không thể hồi phục hoàn toàn độ màu mỡ của đất, và năng suất sắn thấp hơn 8-10 tấn/ha. Ngược lại, việc bón phân hóa học  N, P, K đã đưa năng suất sắn tăng lên gấp hai đến ba lần, đạt trên 24 tấn / ha của vụ trồng thứ ba liên tiếp. Trong nhiều trường hợp tương tự, nhiều nông dân đã có thể tăng thu nhập khi sắn trồng trên cơ sở lâu bền của đất tốt, bằng phẳng sử dụng phân bón thương mại, rời bỏ trồng sắn trên đất dốc bị xói mòn thoái hóa để làm đồng cỏ, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả hoặc trồng rừng.



Ngoài ra, khi hệ thống du canh được thực hành trên các sườn dốc, chẳng hạn như ở Lào và vùng Tây Bắc Việt Nam, sau khi đốt rừng trong mùa khô, nhiều tro trôi xuống dốc sau cơn mưa đầu mùa trước khi sắn được trồng làm cho hệ thống không hiệu quả trong việc bổ sung thêm sự màu mỡ của đất. Kết quả là sự suy giảm độ phì, tăng xói mòn đất và giảm năng suất cây trồng.



Trồng theo băng

            Đây là một loại hình nông lâm kết hợp, trong đó cây trồng làm băng hàng rào và cây trồng giữa hàng được kết hợp với nhau trên cùng một thửa ruộng với mục tiêu là tăng tổng giá trị sản lượng thu hoạch và trong một số trường hợp để giảm xói mòn. Cây trồng làm băng hàng rào thường là cây thân bụi họ đậu phát triển nhanh. Khoảng cách giữa các băng có thể khác nhau, thường là 4 đến 5 m,  chiếm gần 20% tổng diện tích đất được dùng làm băng hàng rào. Các loại cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào được cắt ít nhất một năm một lần, chỉ để cao khoảng 50 cm so với đất và phần cắt tỉa được đưa vào đất hoặc phủ lên mặt đất của các băng trước khi cây được trồng để cung cấp chất dinh dưỡng, hạn chế cỏ dại và xói mòn đất. Lợi ích của cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào là chúng có thể cung cấp một lượng đáng kể chất đạm được thêm vào đất ở giữa các băng do các chất cắt tỉa phân hủy. Thêm vào đó, cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào có rễ ăn sâu nên có thể lấy chất dinh dưỡng từ các lớp đất sâu hơn và tái chế chúng để cho lớp đất bên trên được màu mỡ hơn cung cấp dinh dưỡng cho các loại cây trồng. Ngoài ra, vì cây thân bụi họ đậu làm băng hàng rào có gốc rễ sâu và phát triển nhanh khi trồng xen nên ít cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng. Nó cần được cắt tỉa thường xuyên nhưng không yêu cầu trồng lại trong nhiều năm vì thế không yêu cầu mua hạt giống hàng năm.



           Kết quả của một số thí nghiệm trồng theo băng có thể được tóm tắt như sau:
• Kết quả tốt nhất thu được với các cây họ đậu
thân bụi là các loài cây keo dậu/ bình linh (Leucaena leucocephala), cây anh đào (Gliricidia sepium)Flemingia macrophylla .
• Các lo
ài cây họ đậu thân bụi được trồng thành băng cách nhau khoảng 4-6 mét và một số hàng sắn được trồng thành các hàng giữa các băng.
• Cây họ đậu
thân bụi trồng thành băng cần được cắt giảm xuống còn khoảng 50 cm so với mặt đất ít nhất mỗi năm một lần trước khi trồng sắn và phần cắt tỉa được vùi vào đất hoặc rải thành lớp phủ trên của đất của các băng trước khi trồng sắn.
• Năng suất sắn có thể
tăng hoặc không tăng trong năm đầu tiên vì vụ đầu cây cần thời gian để thiết lập. Nhưng sau một vài năm, năng suất sắn sẽ tăng lên, sự mất đất do xói mòn sẽ giảm và độ phì nhiêu của đất sẽ được cải thiện rõ rệt.
• Lớp phủ
do cây họ đậu thân bụi được cắt tỉa sẽ làm tăng hàm lượng chất hữu cơ của đất và cải thiện các đặc tính lý, hóa học của đất
• Ba loài cây họ đậu
thân bụi nói trên sẽ không cần phải được trồng lại trong nhiều năm, nhưng cây họ đậu thân bụi Cốt khí (Tephrosia candida) sẽ cần phải được tái trồng lại sau 3-4 năm.



Cây phủ đất

           Cây phủ đất thường là cây họ đậu được trồng để bổ sung đạm và tái chế chất dinh dưỡng, cải thiện độ phì của đất và ngăn chặn sự xói mòn nghiêm trọng trên đất dốc. Cây hàng năm có thể trồng hốc hoặc theo hàng nơi cây phủ đất đã được vùi vào đất hoặc bị diệt với thuốc diệt cỏ. Một số thí nghiệm cây phủ đất tiến hành ở Colombia và Thái Lan cho thấy sắn cạnh tranh yếu và giảm năng suất đáng kể nếu sắn phải cạnh tranh với cây phủ đất là những cây họ đậu rễ sâu và cấu trúc tốt. Sự canh tranh này đặc biệt mạnh mẽ khi sắn mới trồng và trùng khớp với thời gian hạn hán. Do vậy, trồng cây phủ đất là không thực tế vì nó có xu hướng làm giảm năng suất sắn và đòi hỏi lao động bổ sung đáng kể.



Cây phân xanh  
            Điều này thường đề cập khi trồng cây họ đậu ăn hạt hoặc dùng làm thức ăn gia súc trên đất vài tháng trước khi trồng cây chính. Cây phân xanh thường được trồng khoảng hai tháng, sau đó được cày vùi vào đất hoặc phủ lên trên đất trước khi trồng cây chính. Cây phân xanh sẽ cải thiện độ phì của đất, đặc biệt là đạm, do đạm được cố định bởi các cây họ đậu. Ngoài ra, cây họ đậu cũng được trồng xen với cây chính hoặc có thể được trồng thành dải hẹp xen kẽ với các dải cây chính và thu hoạch cây họ đậu này sau 2-3 tháng trồng.

 

Nhiều loài cây phân xanh đã được đánh giá sự tác động của chúng trên cây sắn. Tại đất chua cao ở Colombia, cây phân xanh đã được đưa vào đất trước khi trồng sắn. Từ thí nghiệm có thể kết luận rằng năng suất sắn tăng nhiều nhất bởi việc áp dụng phân bón nhưng kết hợp cây phân xanh cũng giúp tăng năng suất, đặc biệt là khi sắn không được bón phân. Cây đậu phộng là một trong những loài có hiệu quả nhất, nhưng Zornia latifolia, Pueraria phaseoloidesCentrosema pubescens cũng rất hiệu quả, đặc biệt là khi sắn được bón phân.



Các thí nghiệm khác trồng cây phân xanh thử nghiệm với sắn được thực hiện trên đất cát và đất bạc màu ở bờ biển phía bắc của Colombia. Cây đậu ngự (Canavalia ensiformis) và cỏ tự nhiên hiệu quả nhất, trong khi đậu lục lạc sợi hoa vàng (Crotalaria juncea) là sinh lợi ít nhất và hiệu quả thấp nhất trong việc tăng năng suất sắn.



Ở Ấn Độ, mức phân bón chuẩn cho sắn được đề nghị là 100 N + 50 P2O5 + 100 K2O  kg/ ha +  12,5 tấn/ha phân chuồng. Vì bón phân chuồng tốn kém và vận chuyển cồng kềnh khó áp dụng nên một thí nghiệm dài hạn đã được thực hiện từ năm 1990 đến năm 2004 để xác định xem bón phân xanh với đậu cowpea có thể làm giảm nhu cầu phân chuồng và giảm mức đầu phân hóa học. Đậu cowpea được trồng đón mưa tháng Hai và sau khi thu hoạch quả xanh, tổng sinh khối cây trồng đã được đưa vào đất trước khi trồng sắn vào tháng Năm. Hiệu quả của việc vùi tàn dư sắn vào đất sau khi sắn thu hoạch cũng đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy bằng cách vùi cây phân xanh với sinh khối đậu cowpea với bón phân chuồng kết hợp đạmlân có thể giảm xuống chỉ còn 50% mức đề nghị trước đó. Ngoài ra, sự bón kết hợp hàng năm tàn dư thân và lá sắn với phân hóa học N, P, K theo mức khuyến cáo hoàn toàn có thể thay thế việc bón 12,5 tấn/ha phân chuồng và đã được áp dụng.



Nhiều thí nghiệm bón phân xanh đã được tiến hành ở Thái Lan để xác định các dạng phân xanh hiệu quả nhất và quản lý chúng đối với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Trong các vùng trồng sắn của Thái Lan, tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1.200 mm, với mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng Năm và chấm dứt vào tháng Mười.



một thí nghiệm thực hiện trong năm năm, ba loại cây phân xanh được trồng đầu mùa mưa và sinh khối của chúng được đưa vào đất sau 60 ngày tăng trưởng, sắn được trồng và thu hoạch sau 10 tháng. Kết quả cho thấy trồng đậu đen , đậu đỏ, đậu trắng (cowpea) thì  hiệu quả hơn trong việc tăng năng suất sắn so với trồng đậu lục lạc sợi hoa vàng  (Crotalaria juncea), đậu triều (pigeon pea) ít hiệu quả hơn. Đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng (cowpea) sản xuất nhiều sinh khối hơn vì vậy cung cấp khối lượng dinh dưỡng cao hơn. Ngoài ra, nó cải thiện các điều kiện vật lý của đất như dung trọng và tỷ lệ thấm nước.



Các thí nghiệm khác được tiến hành ở Pluak Daeng, Thái Lan đã kết luận rằng, trong số các cây phân xanh  được thử nghiệm, đậu lục lạc sợi hoa vàng  Crotalaria juncea sinh lợi nhất và hiệu quả nhất trong việc tăng năng suất sắn; sự kết hợp bón phân xanh cho năng suất sắn cao hơn một chút so với lớp phủ; và một số cây phân xanh có hiệu quả thậm chí còn hơn cả bón phân bón hóa học trong việc tăng năng suất sắn. Tuy vậy, do điều kiện khí hậu của Thái Lan sáu tháng mùa khô, việc trồng cây phân xanh ở những tháng này là không thực tế, tốt hơn là trồng cây phân xanh trong mùa mưa tương đối ngắn, trong khi sản xuất sắn năng suất thấp do hạn hán trong mùa khô. Vì vậy, trồng cây phân xanh khó được chấp nhận bởi nông dân trồng sắn tại Thái Lan.



Một cách khác là trồng cây phân xanh vào đầu mùa mưa, cắt chúng và phủ sinh khối sau 3-4 tháng, sau đó trồng sắn và để lưu sắn 18 đến 21 tháng mà không cần làm đất thêm. Điều này có thể tăng gấp đôi năng suất sắn và giảm chi phí sản xuất đất chỉ cần chuẩn bị một lần cho mỗi mỗi hai năm, và giảm chi phí làm cỏ và thu hoạch .



Từ những thí nghiệm phân xanh khác nhau nêu trên có thể rút ra kết luận:

• Trồng cây phân xanh có thể làm tăng năng suất sắn ở những vùng với một mùa ẩm tương đối dài hoặc với hai mùa mưa ngắn mỗi năm, đặc biệt là khi không có phân bón được áp dụng.
• Tại các
vùng có một mùa mưa duy nhất và tương đối ngắn, trồng cây phân xanh có thể làm giảm nghiêm trọng năng suất sắn. Điều này do trồng cây phân xanh vào đầu mùa mưa làm giảm thời gian mà cây sắn hưởng lợi từ những tháng mùa mưa, trừ khi sắn trồng lưu niên qua suốt các tháng sau mưa và thu hoạch sau 18 tháng.
• Trồng cây phân xanh xen với sắn tại
cùng thời điểm đầu mùa mưa và cắt cây phân xanh lúc 2 - 3 tháng sau khi trồng có thể dẫn đến năng suất sắn thấp do cạnh tranh quá mức của cây phân xanh đối với sắn.
• Trồng cây phân xanh xen với sắn trưởng thành ở 7-8
tháng sau trồng và kết hợp với các cây phân xanh trước khi trồng sắn tiếp theo có thể làm tăng năng suất sắn sau đó.

Cây phân xanh tuy có lợi ngắn hạn đến năng suất sắn nhưng ảnh hưởng lâu dài đến độ phì của đất thì chưa rõ ràng, nên khi lao động thiếu, nông dân thích bón phân thương mại để tăng năng suất hơn.



Lớp phủ

             Lớp phủ là để lại tàn dư cây trồng hoặc sinh khối trên đất, hoặc mang sinh khối từ nơi khác đến.  Lớp phủ có ưu điểm là giảm cỏ dại phát triển, duy trì độ ẩm đất và giảm biến động nhiệt độ, bảo vệ lớp đất mặt khỏi bị tác động trực tiếp của mưa làm đất ít xói mòn. Lớp phủ sinh khối cũng giúp loại bỏ sự cần thiết của việc bón kết hợp bổ sung phân xanh, nhân chuồng vào đất. Nếu đất xốp thì hom sắn có thể được trồng trực tiếp qua lớp phủ vào trong đất. Phương pháp không làm đất hoặc làm đất tối thiểu này cải thiện chất hữu cơ và cấu trúc của đất.



           Kết quả từ thử nghiệm lớp phủ ở Colombia đã chỉ ra rằng sử dụng của một số lượng lớn (12 tấn / ha) của lớp phủ khô cỏ guinea (Panicum maximum) cung cấp cho cây sắn với K, Ca, Mg, N và các chất dinh dưỡng, giúp duy trì độ ẩm và giảm nhiệt độ bề mặt của đất. Điều này dẫn đến tăng năng suất củ sắn và sinh khối cao nhất, tăng hàm lượng chất khô của củ trong khi giảm sự thay đổi hàng năm và giảm cyanogenic của củ, đặc biệt là trong trường hợp không  bón  phân. Những năm qua, áp dụng cả hai màng phủ và phân bón đã làm tăng P và K trong khi không có lớp phủ thì độ chua của đất tăng lên. Tuy nhiên, việc áp dụng số lượng lớn lớp phủ có thể cần nhiều lao động hơn, tùy thuộc vào khoảng cách giữa các cánh đồng sắn và nguồn của lớp phủ.



Luân canh cây trồng
           Ở hầu hết các nước ở châu Á, sắn được trồng độc canh trên cùng địa điểm từ năm này sang năm khác. Nông dân nên luân canh sắn với cây trồng khác như cây  ngũ cốc và các loại cỏ để giảm tác nhân chính Phytophthora spp. gây bệnh trong đất,  đặc biệt là ở những vùng đất nặng và hệ thống thoát nước kém mà bệnh thối củ thường được thấy.  Với sự xuất hiện gần đây của bệnh chồi rồng, chủ yếu ở Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, luân canh sắn với cây trồng khác nên được khuyến khích để ngăn chặn sự lây lan của bệnh này qua tàn sắn bị nhiễm bệnh còn lại từ vụ trước.



            Luân canh cây trồng cũng có thể tăng thu nhập của nông dân. Những giống sắn ngắn ngày, năng suất cao khi thu hoạch sau 7-8 tháng, đủ thời gian để trồng cây ngắn ngày khác được trồng trong cùng một năm.



           Ở bang Kerala của Ấn Độ, sắn hiện nay thường được trồng ở những vùng đất thấp, nơi giống sắn ngắn ngày được luân canh sau khi thu hoạch vụ lúa ngắn ngày. Dưới điều kiện này, năng suất sắn cao hơn đáng kể so với các nơi vùng cao truyền thống. Thậm chí thu nhập cao hơn đã thu được khi trồng sắn theo một vụ đậu cowpea hoặc đậu phộng trong điều kiện ruộng lúa vùng thấp. Tuy vậy, sắn luân canh với lúa ở vùng đồng bằng đòi hỏi công lao động làm luống trồng sắn để không ngập úng. Năng suất sắn thu được khá cao vì độ màu mỡ của đất ruộng cao hơn khả năng giữ nước cao hơn của loại đất này suốt trong mùa khô.



           Các nhà nghiên cứu ở Thái Lan đã chỉ ra rằng luân canh sắn với cây họ đậu như đậu phộng , đậu triều, … là rất thích hợp, có lợi ích lâu dài hơn trồng sắn độc canh,  tuy vậy vẫn cần thực tế phổ biến trong nông dân ở vùng đông bắc Thái Lan.



Trồng xen


            Cây trồng kết hợp có xu hướng giảm xói mòn và rửa trôi nhưng lấy đi chất dinh dưỡng nhiều hơn do sản phẩm thu hoạch. Trồng xen sắn cần sự tăng cường về nhu cầu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là khi mỗi cây liên quan được trồng với mật độ bình thường của nó. Trong trường hợp này, việc các chất dinh dưỡng lấy đi từ đất là cao hơn so với sắn trồng thuần (Bảng 1).



Bảng 1:  Chất dinh dưỡng của đất bị lấy đi do thu hoạch sản phẩm (củ và hạt) ở hệ thống sắn trồng xen đậu xanh so với sắn trồng thuần.



 Chất dinh dưỡng của đất bị lấy đi (kg/ha)
Hệ thống
N
P
K
Ca
Mg
S







Sắn trồng thuần
40
5
78
19
8
6
Sắn trồng xen đậu xanh
90
11
84
18
10
9









Một thí nghiệm trồng xen dài ngày được thực hiện tại Thái Lan, cho thấy sau 24 năm trồng xen sắn với đậu phộng hoặc đậu nành,  hàm lượng chất hữu cơ đã tăng từ 1,0% đến 1,2 hay 1,3%, trong khi ở những mảnh đất sắn trồng thuần liên tục đã giảm xuống còn 0,9%. Trong một thí nghiệm dài hạn được tiến hành ở miền Nam Việt Nam, sắn trồng xen   đậu phộng và không bón phân, các chất hữu cơ và hàm lượng lân dễ tiêu đã tăng, nhưng hàm lượng Ca và K trong đất giảm, có thể là do việc mất chất dinh dưỡng hơn bởi thu hoạch của cả sắn và đậu phộng trồng xen.



Từ những thí nghiệm trồng xen khác nhau, chúng ta có thể kết luận rằng: Sắn trồng xen với các cây lương thực ngắn ngày khi quản lý tốt thì đất được che phủ nhanh hơn làm giảm mất đất do xói mòn. Việc vùi lại thân lá của các cây trồng xen có xu hướng làm tăng chất hữu cơ. Sắn nếu trồng xen với cây họ đậu thì cây đậu có thể đóng góp đạm cố định từ không khí. Sắn và cây xen muốn duy trì được năng suất cao cần bón đủ phân.



Kết luận
              Sắn là đối thủ cạnh tranh yếu và bị hại nghiêm trọng nếu phải cạnh tranh với cỏ dại, cây xen hoặc cây che phủ, đặc biệt ở giai đoạn mới trồng do sắn chậm tăng trưởng ban đầu.
           Tóm tắt kiến ​​nghị cách thức sinh học tăng năng suất sắn và nâng cao độ phì của đất:

• Cây che phủ lâu năm hầu hết cạnh tranh mạnh với sắn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, dẫn đến năng suất sắn thấp. Các cây phân xanh trồng xen dài ngày hầu hết cũng có xu hướng làm giảm năng suất sắn.

• Cây phân xanh mang lại ích lợi nhiều nhất  khi chúng được trồng kết hợp cùng lúc với  sắn, nhưng chỉ ở những nơi có mùa mưa kéo dài đủ độ ẩm cho đất suốt cả chu kỳ tăng trưởng của sắn.

• Trồng băng cây đậu (leguminous hedgerow) dường như có tác dụng mang lại lợi ích lâu dài lớn nhất về năng suất sắn và độ phì của đất trong số các giải pháp sinh học đề cập ở trên. Sau khi thành lập, các băng cây đậu ít đòi hỏi bảo dưỡng ngoài việc cắt tỉa thường xuyên và chúng có thể tồn tại ít nhất là 15-20 năm mà không cần trồng lại. Bên cạnh việc cải thiện độ phì của đất, phần cắt tỉa khi phủ lên mặt đất sẽ giúp kiểm soát cỏ dại và xói mòn, làm giảm nhiệt độ bề mặt đất, và tăng độ ẩm của đất

• Cây che phủ như cỏ tự nhiên, cây họ đậu,… được cắt và phủ lên đất trước khi trồng sắn để canh tác tối thiểu cũng có tác dụng tương tự.

Du canh trong quá khứ đã được thực hiện khi đất còn màu mỡ và không có cách nào khác tốt hơn để phục hồi độ phì nhiêu của đất sau nhiều năm khai thác. Tuy vậy, ở thời gian hiện tại, đất canh tác ở hầu hết các nước đã khan hiếm và không còn đủ đất cho thời gian cho đất nghỉ kéo dài là rất cần thiết để duy trì độ phì nhiêu của đất.
• Cách thức sinh học chính vì vậy đã  khuyến khích  sử dụng phân bón thương mại kết hợp với phân chuồng hoặc phân hữu cơ và trả lại cho đất tất cả thân lá sắn và cây xen nếu sâu bệnh không là vấn đề quan trọng để trả lại chất hữu cơ và dinh dưỡng cây trồng.

• Độ phì nhiêu của đất có thể được khôi phục ít nhất một phần bởi các giải pháp sinh học được thảo luận trên đây, nếu không có sẵn phân hóa học hoặc quá tốn kém .

 
Bản tiếng Anh đọc tại  Sustainable Soil and Crops Management of Cassava in Asia hoặc tại Biological ways to increase yield and improve the soil 

Xem thêm
Nông nghiệp bền vững, tiếng Anh cho em.
Tham gia diễn đàn tại đây
Eric Johnston
 
The future of Agriculture: Biologicals and cover crops


Eric Johnston
 
 
http://agrienergy.net/2014/11/growing-love-cover-crops/

Video yêu thích



Tình ca muôn đời - Phương Thanh
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

Người theo dõi