CÂY LƯƠNG THỰC. Báo Tia Sáng có bài viết đáng chú ý "Hai điều kiện cần" của Phạm Trần Lê, được dẫn lại bởi Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đó là 1) điều kiện khách quan và chủ quan, phương thức tổ chức thực hiện hiệu quả nhất để ra được những sản phẩm tốt, 2) cách đánh giá công bằng những sản phẩm này. (Giải thưởng Tạ Quang Bửu ra đời từ nguyện vọng và ý kiến của các nhà khoa học, ảnh báo Tia Sáng)
Trong
xây dựng và thực hiện các chính sách đổi mới trong quản lý KH&CN,
vai trò trung tâm chủ thể của các nhà khoa học là vô cùng quan trọng.
Chính họ là những người trực tiếp làm ra các sản phẩm KH&CN, hiểu
rõ nhất về thực trạng công việc này với những điều kiện khách quan và
chủ quan, phương thức tổ chức thực hiện hiệu quả nhất để ra được những
sản phẩm tốt, cách đánh giá công bằng những sản phẩm này, vì vậy hơn ai
hết họ có trải nghiệm đầy đủ, toàn diện về các mặt hạn chế và tiêu cực
trong thực tiễn cần được điều chỉnh, những vấn đề và mâu thuẫn mấu
chốt mà chính sách KH&CN của Nhà nước cần giải quyết.
Kinh
nghiệm thực tiễn cho thấy trong quản lý KH&CN, khi thiếu sự tham
gia và phát huy vai trò chủ động của các nhà khoa học, không đặt nhà
khoa học vào vị trí chủ thể trung tâm trong xây dựng và thực hiện các
nhiệm vụ KH&CN - phương thức quản lý chỉ có tính top-down mà thiếu
tính bottom-up - thì các quyết sách, chính sách điều chỉnh rất dễ sa vào
khiên cưỡng, với các mục tiêu bất khả thi, xa rời thực tiễn, không đáp
ứng nhu cầu thiết thực của các nhà khoa học, không giúp ích cho công
việc của họ.
Một ví dụ điển hình là chúng ta đặt mục tiêu trong Chiến lược KH&CN đến năm 2011-2020 rằng “đến năm 2015, hình thành 30 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với khoa học và công nghệ”, mà tính xa rời thực tế của nó thể hiện rõ khi năm 2015 đã đến nhưng chúng ta vẫn đang trong quá trình xây dựng định nghĩa về một tổ chức nghiên cứu đạt trình độ khu vực và thế giới, nghĩa là chưa thể xác định đầy đủ tính khả thi của việc hình thành 30 tổ chức như vậy, chưa biết rõ các tổ chức đó cần những chính sách hỗ trợ ra sao và nguồn lực hỗ trợ cần bao nhiêu v.v.
Một ví dụ điển hình là chúng ta đặt mục tiêu trong Chiến lược KH&CN đến năm 2011-2020 rằng “đến năm 2015, hình thành 30 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với khoa học và công nghệ”, mà tính xa rời thực tế của nó thể hiện rõ khi năm 2015 đã đến nhưng chúng ta vẫn đang trong quá trình xây dựng định nghĩa về một tổ chức nghiên cứu đạt trình độ khu vực và thế giới, nghĩa là chưa thể xác định đầy đủ tính khả thi của việc hình thành 30 tổ chức như vậy, chưa biết rõ các tổ chức đó cần những chính sách hỗ trợ ra sao và nguồn lực hỗ trợ cần bao nhiêu v.v.
Kinh
nghiệm thực tiễn cũng cho thấy khi các chính sách KH&CN được ra đời
từ nguyện vọng của bản thân các nhà khoa học, đồng thời có sự tham khảo
đích thực và trực tiếp nhất những ý kiến của họ trong quá trình xây
dựng và triển khai chính sách, thì rất dễ tạo ra hiệu quả thiết thực
trong cuộc sống. Thành công của một số chính sách như sự ra đời và hoạt
động của Quỹ Nafosted hay gần đây hơn là Giải thưởng Tạ Quang Bửu, là ví
dụ sinh động cho thực tế này.
Tuy
nhiên, việc phát huy vai trò trung tâm của các nhà khoa học trong xây
dựng và triển khai các chính sách KH&CN là chưa đủ, mà còn cần có sự
đối chiếu, tham khảo những kinh nghiệm, thông lệ, chuẩn mực tiến bộ của
quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, ít nhất là ở các quốc gia có nền
quản lý KH&CN tiên tiến, để đảm bảo những chính sách của chúng ta
không lạc hậu gây khó khăn cho khoa học Việt Nam trong quá trình tiếp
cận, hội nhập quốc tế, đồng thời tránh tình trạng đặc quyền, đặc lợi
ngay trong đội ngũ các nhà khoa học tham gia xây dựng và triển khai
chính sách. Đơn cử cũng ngay từ Quỹ Nafosted, nếu họ không mạnh dạn áp
dụng yêu cầu về công bố quốc tế cho các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học
tự nhiên, thì chắc chắn các quyết định của những hội đồng ngành ở lĩnh
vực này khó hoàn toàn đảm bảo tính khách quan, tránh được sự nể nang
những cây đa, cây đề, là tình trạng từng tồn tại rất lâu trước đây.
Năm
2015 đã đến là dấu mốc cho nửa chặng đường thực hiện Chiến lược phát
triển KH&CN 2011-2020. Đây chính là dịp thích hợp để chúng ta nhìn
lại quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược; đồng thời nhận
diện đâu là những chính sách trong quản lý KH&CN chưa phù hợp với
thực tiễn, chưa đáp ứng đòi hỏi đổi mới cơ bản, toàn diện tổ chức và
hoạt động KH&CN, từ đó tăng cường, phát huy sự tham gia ý kiến của
các nhà khoa học, đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu với các thông
lệ quốc tế để có thể tiến hành những điều chỉnh kịp thời cần thiết cho
những bất cập này.
Phạm Trần Lê
-
Con đường đưa Việt Nam đến văn minh - DẠY VÀ HỌC. Con đường đưa Việt Nam tới văn minh. Giáo sư Cao Huy Thuần trao đổi trên VietNamNet: "... một dân tộc văn minh là một dân tộc có văn hóa cao,...
-
Bà Bill Gates: một Bồ Tát của nhân loại - HỌC MỖI NGÀY. Tôi sang thăm thầy Lân Dũng đọc được bài mới: Bà Bill Gates: một Bồ Tát của nhân loại và đi từ tò mò, ngạc nhiên đến khâm phúc người phụ nữ...
-
Bùi Huy Đáp, lúa xuân Việt Nam - DẠY VÀ HỌC. Bùi Huy Đáp (1919- 2004) là giáo sư, nhà nghiên cứu nông học, Hiệu trưởng đầu tiên của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam , Viện trưởng đầu tiên c...
-
Bùi Huy Đáp, lúa xuân Việt Nam - DẠY VÀ HỌC. Bùi Huy Đáp (1919- 2004) là giáo sư, nhà nghiên cứu nông học, Hiệu trưởng đầu tiên của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam , Viện trưởng đầu tiên...
-
Giấc mơ hạnh phúc - *Hoàng Kim* nhắm mắt lại đi em để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc trời thanh thản xanh đêm nồng nàn thở ta có nhau trong cuộc đời này nghe hương tinh khôi đọng ...
-
CNM365 Chào ngày mới - Binh Minh Yen Tu CNM365. Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày mới để yêu thương. CNM365 là sự tiếp nối của trang chào ngày mới 365 ghi lại nhữn...
-
Tin Nông nghiệp Việt Nam 70 - Food Crops News, Ngọc Phương Nam, Tin Nông nghiệp Việt Nam Chào ngày mớiCây Lương thực, Học mỗi ngày, Dạy và học Tin Nông nghiệp Việt Nam từ 01.1. 2015 ...Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vn, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét