Trang liên kết chính

6/3/14

Từ Sắn Việt Nam đến Siêu Lúa Xanh




CÂY LƯƠNG THỰC. Sắn Việt Nam: chọn tạo giống sắn; xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững; bảo tồn và phát triển sắn; Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice - GSR): chọn tạo giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu từ nguồn gen Siêu Lúa Xanh; xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác lúa GSR thích hợp bền vững; bảo tồn và phát triển lúa GSR; xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam chất lượng cao.

Câu chuyện “Sắn Việt Nam thành tựu và bài học” đã khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ, thành tựu và bài học sắn Việt Nam qua nửa thế kỷ. Chọn tạo giống sắn; xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững; bảo tồn và phát triển sắn đã là các kinh nghiệm quý. Sắn Việt Nam hiện được ca ngợi  là điển hình của sắn thế giới khi năm 2000 năng suất sắn Việt Nam đạt 8,35 tấn/ha, gần tương đương với năng suất sắn châu Phi (8,65 tấn/ha) nhưng đến năm 2011 sắn Việt Nam đã đạt năng suất  17,73 tấn/ha, vượt xa năng suất sắn châu Phi đạt bình quân 10,77 tấn/ha và cao hơn hẵn năng suất sắn châu Mỹ đạt bình quân 12,92 tấn/ha.  Thí dụ điển hình tại Tây Ninh, năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn nhưng đến năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn. Nhiều hộ nông dân đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha lên trên 36,0 tấn / ha. (FAO,  2013b).  Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam hiện thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân cũng hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh. Sắn Việt Nam bên cạnh cơ hội cũng bộc lộ quá nhiều rủi ro, bất cập, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh và bảo vệ môi trường. Các nhà máy ethanol Việt Nam Đầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năm 2011 đứng đầu thế giới, năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ ha (thấp hơn năng suất sắn Việt Nam) đã đạt thành tựu chế biến nhiên liệu sinh học đơn giản và rất hiệu quả bằng ‘bếp cồn sắn’ cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu, đi đôi với giải pháp bảo tồn và phát triển sắn bền vững. Hai bài viết “Bài học thực tiễn từ người Thầy” và “Đêm trắng và bình minh” đã đề cập vấn đề này.


Chọn tạo giống lúa hướng đến thích ứng với biến đổi khí hậu từ nguồn gen siêu lúa xanh (GSR) và đặc sản Sóc Trăng (ST) là sự đột phá tiếp nối theo cách mà cây sắn Việt Nam đã đạt thành công cao. Sản xuất lúa ở Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với ảnh hưởng to lớn của biến đổi khí hậu, nhiễm mặn lan rộng, kéo dài và khô hạn cục bộ. Việc chọn tạo giống lúa cao sản chống chịu mặn, hạn, hướng tăng trần năng suất đạt 8-12 tấn/ha trong điều kiện sản xuất tại Việt Nam, thời gian sinh trưởng từ 95-105 ngày, kháng sâu bệnh, phẩm chất gạo tốt, thích nghi cho vùng hai vụ lúa/ năm hoặc vùng ba vụ lúa thâm canh đang được đặt ra rất cấp bách. Cách đột phá được tập trung thực hiện để tăng trần năng suất là kết hợp nhập nội nguồn gen siêu lúa xanh (Green Super Rice – GSR) với việc tạo chọn và thanh lọc mặn, hạn các giống lúa mới từ những tổ hợp lai Indica x Japonica đạt thân rạ to, cứng cây, đẻ nhánh khá, bông to chùm, tiềm năng năng suất cao. Nguồn gen siêu lúa xanh (Green Super Rice – GSR). Huang Hua Zhan (HHZ) là giống lúa ưu tú hàng đầu của Trung Quốc đã được lai tạo cùng với 46 giống lúa khác nhau để được 46 thế hệ lai F1 dùng cho sản xuất hạt lai BC2F1, BC2F2. Đây là một trong những thành tựu xuất sắc của dự án Green Super Rice trong việc phối hợp những đặc tính năng suất cao của giống HHZ với các đặc tính chịu hạn, mặn, kháng sâu bệnh. 754 dòng siêu lúa xanh (GSR) được nhập nội về Việt Nam do nghiên cứu sinh Hoàng Long mang về trực tiếp theo sự phân công của chủ nhiệm dự án Green Super Rice Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS), Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) với sự chấp nhận của Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (CLRRI) và sự phối hợp nghiên cứu phát triển của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU), Trung tâm Giống Cây trồng Sóc Trăng, Trường Đại học Nông Lâm Huế (HUF), Viện Di truyền Nông nghiệp (AGI), Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Yên, Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia cùng với Mạng lưới Khuyến nông và sản xuất cung ứng giống lúa của các tỉnh. Những mẫu giống GSR này được phối kết, khai thác, tuyển chọn cùng với nguồn vật liệu lúa đặc sản Sóc Trăng, Viện Lúa, Viện Di truyền Nông nghiệp, .... Mục tiêu chung: chọn tạo giống lúa hướng đến thích ứng với biến đổi khí hậu; Mục tiêu cụ thể: xác định năng suất và đặc tính chống chịu mặn, hạn của nguồn gen siêu lúa xanh GSR; xác định giống lúa cao sản có tính chịu mặn từ 3-4‰ muối, phẩm chất gạo tốt, gạo có mùi thơm đậm, cơm ngon và có tiềm năng năng suất cao, xác định giống lúa cao sản có tính chịu hạn khá, thích hợp sinh thái, chất lượng gạo tốt; tìm hiểu mối quan hệ giữa tính kháng mặn, hạn với năng suất lúa dựa trên nghiên cứu sự chồng chéo di truyền của các tính trạng này. Lúa đặc sản Sóc Trăng/AGI phối kết với nguồn gen siêu lúa xanh (GSR). Sóc Trăng là vùng lúa hàng hóa chất lượng cao có diện tích lúa năm 2012 đạt 365 nghìn ha, năng suất bình quân 6,15 tấn/ha, sản lượng 2,25 triệu tấn. Đây là nôi khai sinh thương hiệu lúa đặc sản Sóc Trăng và nhiều giống lúa mới của Viện Lúa. Đây cũng là nơi khởi phát con đường lúa gạo Lương Đình Của ở vùng lúa Đại Ngãi, Trường Khánh năng suất lúa cao nhất nước. Nguồn gen Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) và thơm đặc sản chịu mặn Sóc Trăng hiện có nhiều giống triển vọng (Ba giống năng suất trội hơn OM6976). Bộ giống GSR đang phục vụ hiệu quả cho các chương trình nghiên cứuphát triển lúa cao sản chất lượng cao của các địa phương: bộ giống lúa năng suất cao chịu mặn cho các tỉnh duyên hải miền Trung; bộ giống lúa năng suất cao chịu hạn cho các tỉnh Tây Nguyên; bộ giống siêu lúa xanh thử nghiệm cho các tỉnh phía Bắc, v.v…  Sự cần thiết kết nối thành tựu ban đầu của nguồn gen quý Siêu Lúa Xanh (GSR) với các chương trình nghiên cứu phát triển lúa của các tỉnh; phát triển lúa GSR trong  mô hình cánh đồng mẫu lớn; tiếp tục tạo chọn và thanh lọc mặn, hạn các giống lúa GSR mới từ những tổ hợp lai Indica x Japonica đạt thân rạ to, cứng cây, đẻ nhánh khá, bông to chùm, tiềm năng năng suất cao; xây dựng quy trình/mô hình VIETGAP lúa GSR ở các địa bàn trọng điểm; liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ xây dựng thương hiệu lúa gạo GSR cao sản chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu tại các địa phương.

Hoàng Kim

Video yêu thích 

Evaluation and selection of Green Super Rice varieties in Vietnam

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét